Câu hỏi thường gặp
Có một chế độ ăn phù hợp cho người tiểu đường tuýp 2 là một trong những cách hiệu quả giúp bạn sống khỏe cùng tiểu đường. Bài viết này sẽ gợi ý đến bạn các thực phẩm và chế độ ăn tốt cho sức khỏe người mắc tiểu đường tuýp 2 hoặc tiền tiểu đường.
Vì sao cần xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2?
Nếu bạn nhận chẩn đoán bị tiểu đường tuýp 2, điều đầu tiên các bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn là lập một kế hoạch ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn phù hợp sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim.
Nếu không có chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 đúng khoa học, lượng calo và carbohydrate được hấp thu vượt mức cơ thể cho phép. Từ đó khiến lượng đường trong máu tăng. Dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, các biến chứng lâu dài: tổn thương thần kinh, thận, tim,…
Ngược lại, nếu có chế độ ăn lành mạnh sẽ góp phần giảm gánh nặng cho cơ thể, chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn, cải thiện đường huyết giúp cơ thể khoẻ mạnh.
Tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của đái tháo đường tuýp 2 đến thần kinh: Một số biến chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 2
Bạn hoàn toàn có thể bảo vệ sức khoẻ, giữ lượng đường trong máu ở mức an toàn bằng cách chọn chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 hợp lý. Cũng đừng quên theo dõi thói quen ăn uống của bản thân bạn nhé.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xây dựng một chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2, đừng lo lắng đã có DIAB. Với thông điệp “Chậm lại để Tốt hơn”, DIAB mang đến cho người thừa cân, có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 chương trình Huấn luyện trong vòng 12 tuần.
Tham gia chương trình, người bệnh được tham dự nhiều buổi khai vấn trực tiếp cùng một huấn luyện viên sức khoẻ về các phía cạnh của lối sống. Không chỉ vậy, bạn còn được hỗ trợ xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, thói quen vận động,…
Tham gia ngay cùng Diab: https://tientieuduong.diab.com.vn/
Nguyên tắc về chế độ ăn của người bị tiểu đường tuýp 2
Ăn uống lành mạnh là nền tảng của bất kỳ kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường nào. Nhưng không riêng gì những thứ bạn ăn mới ảnh hưởng đến lượng đường trong máu mà ăn bao nhiêu và ăn khi nào cũng quan trọng.
Vậy nguyên tắc của chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 là gì?
– Duy trì thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều), không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế.
– Ăn chậm, nhai kỹ và ăn đủ với nhu cầu của cơ thể
– Nên ăn các món chế biến đơn giản như hấp, luộc
– Tránh thức ăn nhiều đường, đặc biệt là đường đơn như mật ong, mứt, đồ uống lạnh có đường, kẹo, socola,…
– Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết tăng
– Tránh thức ăn chiên, nướng vì quá nhiều dầu dẫn đến béo phì và kháng insulin
Ngoài ra, carbohydrate có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Để kiểm soát lượng đường trong máu, hãy tập trung vào kiểm soát tổng lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn.
Cơ thể chúng ta ưu tiên sử dụng năng lượng từ nguồn carbohydrate. Chúng được hệ tiêu hóa phân hủy thành glucose, đi vào máu và sau đó đến các tế bào. Việc bổ sung cho cơ thể quá nhiều lượng carbohydrate có liên quan đến tăng cân, tim mạch và cả bệnh tiểu đường.
Không chỉ vậy, chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 cũng nên áp dụng nguyên tắc vàng:
– Đừng bỏ nước nấu rau vì nó có chứa khoáng chất và vitamin.
– Bổ sung một số loại rau như món salad trong bữa ăn của bạn.
– Đừng nấu thức ăn quá chín vì quy trình này sẽ phá hủy các vitamin.
Đừng ngần ngại liên hệ với DIAB để được tư vấn chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 khoa học và chất lượng.
Email: lienhe@diab.com.vn
Hotline: 0768070727
Website: https://diab.com.vn/
Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 với đầy đủ chất dinh dưỡng
Việc lựa chọn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn của người bị tiểu đường tuýp 2, có thể giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng bệnh. Đầy đủ chất dinh dường nghĩa là cung cấp đủ cho cơ thể 4 nhóm thức ăn: bột, đạm, rau củ, trái cây.
Dưới đây là các loại thực phẩm phù hợp với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2:
Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất: Rau, trái cây
Rau là cơ sở của một chế độ ăn uống dinh dưỡng. Đây là thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời. Chất xơ và carbohydrate phức tạp có trong một số loại rau có thể giúp bạn cảm thấy no. Điều này có thể ngăn chặn việc ăn quá nhiều, dẫn đến tăng cân hoặc lượng đường trong máu.
Một số loại rau bạn có thể thêm vào chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2: bông cải xanh, cà rốt, cà chua, bắp, đậu xanh, mướp đắng, súp lơ, rau dền, rau diếp cá. Đặc biệt, trong cà rốt có chứa hàm lượng beta – carotene cao giúp kiểm soát đường huyết rất tốt.
Lưu ý, với những bệnh nhân lớn tuổi nên ăn rau mới lượng vừa phải, bởi quá nhiều chất xơ có thể gây khó tiêu hoá.
Tìm hiểu thêm: 4 SAI LẦM NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THƯỜNG GẶP KHI ĂN KIÊNG
Thực phẩm giàu đạm: Các loại đậu
Bên cạnh rau, đậu cũng là nguồn cung cấp chất xơ và protein tuyệt vời. Hàm lượng chất xơ cao trong các loại đậu giúp cơ thể hấp thụ ít carbohydrate hơn. Điều này có nghĩa, đậu là thực phẩm tuyệt vời dành cho bệnh nhân mắc đái tháo đường.
Một số loại đậu bạn có thể thêm vào chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2: đậu đỏ, đậu đen, đậu ván trắng,… Hoặc các loại đậu khác như đậu nành, đậu xanh, đậu Hà Lan,… cũng có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu.
Thực phẩm giàu tinh bột: Các loại ngũ cốc
Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt là một trong những thực phẩm giúp bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 nên hạn chế tinh bột như bánh mì thay vào đó hãy sử dụng ngũ cốc.
Một số loại ngũ cốc: lúa mì nguyên hạt hoặc mì ống làm từ đậu, bánh mì nguyên hạt, cháo bột yến mạch, kiều mạch, gạo lứt, lúa mạch, quả lúa mì,…
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể uống được sữa, dùng các thực phẩm chế biến từ sữa. Một số nghiên cứu cho rằng, sữa có tác động tích cực đến việc tiết insulin ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Tuy nhiên nên dùng những loại sữa không đường, hay các loại sữa được chế biến đặc biệt cho bệnh nhân đái tháo đường, sữa ít béo hoặc tách béo.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể ăn một hũ sữa chua không đường hoặc sữa chua Hy Lạp trước bữa ăn. Điều này giúp làm giảm sự hấp thu chất bột đường, ít làm tăng đường huyết sau ăn.
Một số câu hỏi thường gặp về chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2
Bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn trái cây không?
Câu trả lời là có. Trái cây đều tốt cho tất cả mọi người và không khác gì khi bạn bị tiểu đường. Mặc dù đường trong trái cây khác với đường được thêm vào trong những thứ như sô cô la, bánh quy và bánh ngọt hoặc loại đường tự do khác có trong nước ép trái cây và sinh tố.
Tuy nhiên chung quy vẫn là đường, vẫn dễ dàng làm tăng đường huyết. Hạn chế ăn các loại trái cây nhiều đường: mít, xoài chín, vải thiều, nhãn, sầu riêng,… Các loại trái cây ít đường tốt cho người tiểu đường tuýp 2: dâu tây, bưởi, cam, quýt, táo, lê,…
Ngoài ra, bạn cần lưu ý phải phù hợp với lượng carbohydrate trong kế hoạch thực phẩm hàng ngày, ăn vừa đủ, tránh ăn một lượng lớn trái cây ngọt cùng lúc.
Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có thể ăn nhẹ giữa các bữa ăn không?
Nếu người bệnh tiểu đường đang tiêm insulin, hoặc lượng đường trong máu thấp thì có thể ăn nhẹ giữa các bữa ăn để giúp duy trì lượng đường trong máu. Những món ăn nhẹ này nên chứa một số carbohydrate tinh bột.
Tuy nhiên, ăn vặt có thể khiến việc kiểm soát cân nặng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy muốn ăn nhẹ, hãy chọn thực phẩm lành mạnh như bánh ngũ cốc, bánh không đường,…
Kết luận
Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 rất quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh. Sử dụng thực phẩm lành mạnh, kiểm soát khẩu phần và lịch trình để quản lý lượng đường trong máu của bạn.
Hãy để Diab được đồng hành cùng bạn, giúp bạn vượt qua thử thách dễ dàng hơn: https://diab.com.vn/
thxduyen
Có thể bạn quan tâm:
ĐIỂM MẶT 5 LẦM TƯỞNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CẦN GIẢM BAO NHIÊU CÂN ĐỂ KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?
Làm chủ đường huyết giảm đến 40% nguy cơ ung thư ở người Đái tháo đường
“Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ là gì?” luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Biểu hiện rõ nhất của bệnh này là lượng đường trong máu tăng cao quá mức bình thường. Và đái tháo đường thai kỳ chính là đái tháo đường nhưng chỉ diễn ra trong giai đoạn thai kỳ do thay đổi nội tiết tố.
Cùng tìm hiểu chi tiết về dấu hiệu cũng như chỉ số tiểu đường thai kỳ và chế độ ăn trong bài viết này.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Khi mang thai, một số thai phụ có thể bị tăng lượng đường trong máu. Tình trạng này được gọi là tiểu đường thai kỳ, thường phát triển giữa tuần thứ 24 hoặc tuần thứ 28 của thai kỳ.
Trong thời gian mang thai, bạn có thể kiểm soát tiểu đường thai kỳ bằng cách ăn uống lành mạnh. Kiểm soát lượng đường trong máu để giữ cho bạn, em bé khỏe mạnh và ngăn ngừa sinh khó.
Tuy nhiên, lượng đường trong máu sẽ trở lại mức bình thường ngay sau khi sinh. Nhưng một khi mắc tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 cao hơn. Chính vì vậy, bệnh nhân tiểu đường thai kỳ cần được kiểm tra những thay đổi về lượng đường trong máu thường xuyên hơn.
Tìm hiểu thêm: Ảnh hưởng của bệnh Đái tháo đường đến sức khỏe tinh thần
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ là gì?
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường không rõ ràng. Các triệu chứng nhẹ và chỉ được phát hiện trong những lần thăm khám định kỳ của thai phụ. Bạn có thể tham khảo những dấu hiệu sau đây của tiểu đường thai kỳ để có thể phát hiện và kiểm soát bệnh kịp thời.
Dấu hiệu 1: thường xuyên đi vệ sinh
Dấu hiệu đầu tiên phải kể đến chính là thường xuyên đi vệ sinh.
Khi mang thai, do sự gia tăng của hormone hCG và tăng áp lực trên bàng quang, Điều này khiến mẹ bầu đi vệ sinh nhiều hơn trước kia. Đây là hiện tượng bình thường mà mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải. Cũng vì thế mà nhiều người không biết rằng đây chính là một dấu hiệu tiểu đường thai kỳ.
Vậy tại sao đi vệ sinh nhiều lại là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ?
Bệnh đái tháo đường hay tiểu đường xảy ra khi cơ thể gặp khó khăn trong việc tạo hoặc sử dụng insulin. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu cao đồng thời gây áp lực lên thận. Khiến cho việc đi vệ sinh thường xuyên hơn, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả giấc ngủ của thai phụ.
Dấu hiệu 2: cảm thấy khô miệng, khát nước
Việc đi vệ sinh nhiều khiến cho cơ thể thai phụ bị mất nước và cần phải bổ sung thêm nước. Chính vì vậy mà dấu hiệu tiểu đường thai kỳ tiếp theo chính là thường xuyên bị khô miệng và muốn uống nước nhiều hơn.
Dấu hiệu 3: Giảm thị lực trong thời gian ngắn
Một dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mà các mẹ bầu thường xuyên bỏ qua chính là giảm thị lực trong thời gian ngắn. Khi lượng đường trong máu tăng đột ngột, khiến cơ thể không kịp thích nghi dẫn đến tình trạng giảm thị lực.
Khi cơ thể đã dần thích nghi, thị lực sẽ trở lại như ban đầu. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên cẩn thận và thường xuyên kiểm tra máu nếu thuộc những trường hợp sau:
– Từng sinh bé nặng hơn 4,5 kg
– Có mức cân nặng vượt chuẩn, chỉ số khối của cơ thể (BMI) vượt quá 30. Ví dụ: Cân nặng = 68 kg, Chiều cao = 165 cm (1,65 m). Cách tính: BMI = 68 /(1,65)^2 = 24,98
– Có người thân bị tiểu đường hoặc bị tiểu đường thai kỳ
Tìm hiểu thêm về vấn đề giảm thị lực của tiểu đường thai kỳ qua bài viết: Phụ nữ mang thai và vấn đề thị lực
Dấu hiệu 4: cơ thể mệt mỏi
Khi mang thai, các tế bào có thể không sử dụng được glucose để tạo năng lượng, khiến các mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải và không muốn làm gì. Cộng với mất nước có thể khiến tình trạng cơ thể trở nên xấu hơn.
Ngoài những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trên, còn có:
– Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu,…
– Khó lành các vết trầy xước, vết thương.
– Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trên, thai phụ cần khám sức khoẻ ngay lập tức để phát hiện và có cách kiểm soát bệnh kịp thời.
Tại Diab có chương trình Sống khỏe cùng đái tháo đường, hướng dẫn thay đổi lối sống, giúp bạn tự tin sống khỏe cùng đái tháo đường chỉ sau 12 TUẦN trên cơ sở 4 YẾU TỐ: Bệnh lý, Dinh dưỡng, Vận động, Tinh thần.
Chương trình được dựa theo Chương trình Giáo dục và Hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đường (DSMES) – Hoa Kỳ và đã mang lại những kết quả tích cực cho nhiều bệnh nhân. Tham gia ngay TẠI ĐÂY.
Những câu hỏi thường gặp về tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Nồng độ glucose trong máu cao khi mang thai có thể gây ra các vấn đề cho em bé của bạn, chẳng hạn như:
– Được sinh ra quá sớm, cân nặng quá nhiều.
– Gây khó khăn cho việc sinh nở
– Gặp các vấn đề về hô hấp
– Em bé của bạn nhiều khả năng sẽ bị thừa cân và mắc bệnh tiểu đường loại 2 khi bé lớn hơn.
Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sản phụ như thế nào?
Về lâu dài, các thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ tăng nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2 và các biến chứng liên quan đặc biệt là biến chứng tim mạch và các bệnh khác:
– Cao huyết áp
– Sinh non
– Nhiễm khuẩn niệu
Tuy nhiên, bạn cũng có thể kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ và hạn chế những biến chứng cho cả mẹ và bé bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh.
Tìm hiểu thêm: 3 điều bạn cần biết về tiền đái tháo đường
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ. Các khuyến nghị về chế độ ăn uống sau đây dành cho phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ KHÔNG dùng insulin.
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để đảm bảo chất dinh dưỡng?
– Thịt nạc, cá, đậu hũ, yaourt, các loại sữa không béo và không đường.
– Bổ sung các loại thực phẩm như: đậu đỗ, gạo lứt, các loại trái cây ít ngọt, củ quả, rau xanh.
– Trong ngày nên ăn 3 bữa chính và 1 – 2 bữa ăn phụ.
– Một lượng vừa phải ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, mì ống làm từ đậu và gạo, cộng với các loại rau có tinh bột, chẳng hạn như ngô và đậu Hà Lan.
– Giữ số lượng và loại thực phẩm (carbohydrate, chất béo và protein) cân đối hàng ngày. Điều này có thể giúp bạn giữ lượng đường trong máu ổn định.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với các chuyên gia sức khoẻ của Diab để được tư vấn về thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ.
Thông tin liên hệ:
Email: lienhe@diab.com.vn
Hotline: 0768070727
Website: https://diab.com.vn/
Kết luận
Nếu không được điều trị, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các biến chứng về sức khỏe cho bạn và thai nhi. Hầu hết các cá nhân có thể kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ bằng chế độ ăn và tập thể dục.
Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rõ về căn bệnh cũng như chế độ ăn uống, hoạt động phù hợp. Hãy để các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của Diab được đồng hành cùng bạn, giảm tối đa những biến chứng mà tiểu đường thai kỳ mang lại.
thxduyen
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp về tiểu đường tuýp 1, chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1 là gì?
Bệnh đái tháo đường là gì? Phân loại và điều trị đái tháo đường hiệu quả
Chương trình Hướng dẫn Thay đổi lối sống – Phòng ngừa Đái Tháo Đường Típ 2
Chẩn đoán đái tháo đường type 2 có thể là nỗi lo lắng của nhiều người. Đây là một căn bệnh mạn tính và có thể để lại nhiều biến chứng. Do vậy, việc chẩn đoán đái tháo đường type 2 kịp thời là rất quan trọng. Cùng tìm hiểu đối tượng, cách chẩn đoán và nên làm gì sau chẩn đoán trong bài viết này.
1. Những đối tượng cần tầm soát đái tháo đường type 2
Bệnh đái tháo đường type 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Căn bệnh này có thể xảy ra do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin – một loại hormone giúp chuyển hoá đường vào tế bào. Hoặc các tế bào phản ứng kém với insulin và hấp thụ ít đường hơn.
Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Nếu không được chẩn đoán đái tháo đường type 2 kịp thời, bạn có thể mắc các biến chứng như: bệnh tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Dựa trên tầm quan trọng và lợi ích của việc chẩn đoán đái tháo đường type 2 kịp thời, các tổ chức hay hiệp hội y khoa đã đề ra những tiêu chuẩn nhằm gợi ý đối tượng có khả năng cao mắc tiền đái tháo đường hay đái tháo đường type 2 cần phải sàng lọc sớm.
1.1. Trẻ em và độ tuổi thanh thiếu niên
Mặc dù đây là độ tuổi ít có nguy cơ mắc đái tháo đường, tuy nhiên nên cân nhắc sàng lọc nếu thừa cân, béo phì và có từ 2 yếu tố sau:
– Người chủng tộc Mỹ gốc Phi, người Mỹ Latinh, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Á, người gốc đảo Thái Bình Dương.
– Có người thân thế hệ thứ nhất hoặc thứ hai mắc đái tháo đường type 2.
– Có triệu chứng rối loạn chuyển hóa insulin như: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, cân nhẹ khi sinh.
Đối với trẻ em, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiến hành xét nghiệm lúc đủ 10 tuổi hoặc khi bắt đầu dậy thì và nên tái kiểm tra lại sau mỗi 3 năm.
– Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một số chủng tộc ở Nam Á, Trung Á, gốc Phi nếu chỉ số cơ thể ở mức BMI >= 23kg/m2 thì nên thực hiện tầm soát đái tháo đường.
Tìm hiểu thêm: Chương trình Hướng dẫn Thay đổi lối sống – Phòng ngừa Đái Tháo Đường Típ 2
1.2. Đối với người trưởng thành
Hiện nay, độ tuổi mắc đái tháo đường type 2 đang dần trẻ hoá. Điều đó ngày càng khẳng định việc chẩn đoán đái tháo đường type 2 kịp thời rất quan trọng. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị sàng lọc định kỳ bằng các xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường type 2 ở tất cả người lớn từ 35 tuổi trở lên và thuộc các nhóm sau:
– Có bố mẹ hoặc anh chị em ruột mắc đái tháo đường type 2
– Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc các bệnh như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim, rối loạn lipid máu
– Ít vận động
– Là người Mỹ gốc Phi, người Mỹ Latinh, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Á, người gốc đảo Thái Bình Dương.
– Có vòng bụng to: Đối với nam >=90cm, đối với nữ >=80cm.
– Phụ nữ có tiền sử mắc đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con nặng >4kg.
Trước những nguy cơ và mức độ nguy hiểm của bệnh đái tháo đường type 2, hãy xem việc tầm soát và kiểm tra đường huyết là một bước quan trọng cần làm giúp bạn bảo vệ sức khoẻ và tránh nguy cơ mắc căn bệnh mạn tính này.
Hơn hết, việc mắc đái tháo đường type 2 không có nghĩa là bạn phải sống khác biệt với một chế độ ăn kiêng khắc khổ. Cùng Diab thay đổi lối sống ngay hôm nay với chương trình Thay đổi lối sống – Phòng ngừa Đái tháo đường type 2.
DiaB mang đến cho người thừa cân, béo phì, có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 tại Việt Nam chương trình Huấn luyện trong vòng 12 tuần. Giúp phòng ngừa hoặc trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2 và những vấn đề sức khoẻ khác.
Tham gia chương trình ngay cùng đội ngũ bác sĩ và chuyên gia của Diab: https://tientieuduong.diab.com.vn/
Tìm hiểu thêm chi tiết về tầm soát tiểu đường type 2: Type 2 Diabetes Screening
2. Các bác sĩ chẩn đoán đái tháo đường type 2 như thế nào?
“Chỉ số đường huyết bao nhiêu là mắc tiểu đường type 2?” hay “Làm thế nào để chẩn đoán đái tháo đường type 2?” Đây là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Sau đây là các chỉ số và cách chẩn đoán đái tháo đường type 2.
2.1. Xét nghiệm HbA1c
Xét nghiệm HbA1c là xét nghiệm máu để kiểm tra lượng glucose gắn với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu. Nếu lượng glucose gắn với hemoglobin nhiều hơn thì bạn mắc đái tháo đường type 2.
Mức bình thường là dưới 5,7%. Mức HbA1c 6,5% hoặc cao hơn trong hai lần xét nghiệm khác nhau cho thấy bạn mắc bệnh tiểu đường. Hoặc kết quả khoảng giữa 5,7 và 6,4% thì là tiền tiểu đường.
Ngoài ra, các xét nghiệm HbA1c còn giúp đo lường mức kiểm soát đường huyết trong thời gian dài. Vì vậy, bạn nên thực hiện kiểm tra A1c 2-3 lần mỗi năm.
Tìm hiểu thêm: 3 điều bạn cần biết về tiền đái tháo đường
2.2. Xét nghiệm đường huyết lúc đói
Bên cạnh xét nghiệm HbA1c, bạn cũng có thể thực hiện xét nghiệm đường huyết lúc đói để chẩn đoán đái tháo đường type 2.
Nồng độ đường huyết bình thường khi đói là dưới 100 mg/dl (5,6 mmol/l). Nếu chỉ số là 126 mg/dl (7 mmol/l) hoặc cao hơn qua hai lần xét nghiệm khác nhau có nghĩa là bạn bị bệnh đái tháo đường type 2.
2.3. Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên
Trong một số trường hợp, xét nghiệm HbA1c không phù hợp, đặc biệt với phụ nữ mang thai. Thay vào đó, bạn có thể thực hiện xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên (không nhịn đói).
Chỉ số đường huyết bình thường là dưới hơn 140 mg/dl (7,8 mmol/l). Nếu mức đường huyết của bạn trong khoảng 140 mg/dl đến 199 mg/dl cho thấy bạn bị tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường type 2.
3. Nên làm gì sau khi chẩn đoán đái tháo đường type 2?
Việc chẩn đoán đái tháo đường type 2 có thể khiến bạn lo lắng. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu tiên giúp bạn phát hiện bệnh. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và sống khỏe cùng đái tháo đường với lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống dinh dưỡng, đủ chất.
3.1. Có chế độ dinh dưỡng phù hợp
Kiểm soát lượng đường trong máu là điều quan trọng giúp bạn sống khỏe với đái tháo đường type 2. Nên ưu tiên:
– Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh.
– Các loại củ chứa hàm lượng tinh bột thấp như khoai lang, gạo lứt, yến mạch, đậu nguyên vỏ, đạm thực vật.
– Trái cây thuộc có múi và ít ngọt như cam, quýt, bưởi,…
Hạn chế ăn quá nhiều tinh bột, sử dụng chất kích thích: bia rượu, cà phê, thuốc lá,… Không sử dụng nước uống có ga hay các loại trái cây ngọt như vải, nhãn, sầu riêng, mít,…
3.2. Thường xuyên tập thể dục
Với người được chẩn đoán đái tháo đường type 2, tập thể dục giúp kiểm soát lượng đường trong máu, tăng khả năng hoạt động của insulin.
3.3. Tạo thói quen ngủ đúng giờ
Bạn đừng bỏ qua tầm quan trọng của giấc ngủ. Ngủ đủ giấc giúp cơ thể khoẻ mạnh, tích cực hơn. Từ đó, hỗ trợ kiểm soát chỉ số tiểu đường type 2 rất tốt. Nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và hạn chế thức khuya.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể hay quản lý thói quen tập thể dục. Hãy để Diab được đồng hành cùng bạn với chương trình Hướng dẫn Thay đổi lối sống – Phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2.
Với thông điệp “Chậm lại để Tốt hơn”, Diab mong muốn cùng bạn làm chủ đường huyết để có thể tự do ăn những gì mình thích và làm những điều mình muốn. Tham gia NGAY cùng chúng tôi.
Tìm hiểu thêm về cách tạo thói quen ngủ đúng giờ: How to Make Good Sleep a Strong Habit
4. Kết luận
Chẩn đoán đái tháo đường type 2 không phải là một nỗi sợ nếu bạn hiểu về nó và có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý. Các chuyên gia, bác sĩ, huấn luyện viên sức khoẻ của Diab luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Tham khảo chương trình tại đây: https://tientieuduong.diab.com.vn/
thxduyen
Bổ sung thêm những thông tin bổ ích về đái tháo đường:
Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ: chỉ số, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
Giải đáp về tiểu đường tuýp 1, chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1 là gì?
3 điều bạn cần biết về tiền đái tháo đường
Biết được chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn hay nguy hiểm là điều quan trọng giúp mẹ bầu kiểm soát bệnh kịp thời. Đây là căn bệnh mà khá nhiều mẹ bầu đang mắc phải có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và hệ luỵ sau này nếu không được kiểm soát kịp thời. Vậy đâu là chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn và bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1. Chỉ số tiểu đường thai kỳ là gì?
Chỉ số đường thai kỳ chính là mức đường huyết của phụ nữ mang thai. Có thể hiểu, đây là chỉ số đo lượng glucose trong máu khi mang thai. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.
Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), tỉ lệ đái tháo đường thai kỳ năm 2021 tại Việt Nam tăng lên 21,8%. Đây là một con số đáng lo ngại. Không chỉ vậy, căn bệnh này còn để lại nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.
Kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho thai phụ và thai nhi.
Tìm hiểu thêm: Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ: chỉ số, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
2. Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là an toàn và nguy hiểm?
Thai phụ cần biết được chỉ số tiểu đường thai kỳ là bao nhiêu để phát hiện sớm nếu mắc bệnh và có chế độ ăn uống, sinh hoạt để kiểm soát kịp thời.
2.1. Chỉ số tiểu đường thai kỳ trong lần khám thai đầu tiên
Các thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ được chỉ định xét nghiệm đường huyết khi đói, HbA1C hoặc xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy nguy cơ đái tháo đường thai kỳ ở từng loại xét nghiệm như sau:
– Nếu đường huyết lúc đói lớn hơn 7,0 mmol/L, HbA1C > 6,5%, chỉ số đường huyết ngẫu nhiên lớn hơn 11,1 mmol/L thì được chẩn đoán là tiểu đường lâm sàng.
– Nếu đường huyết lúc đói nằm trong khoảng từ 5,1 đến 7,0mmol/L thì thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.
– Còn chỉ số đường huyết lúc đói nhỏ hơn 5,1 mmol/L, sẽ đợi đến tuần 24-28 của thai kỳ để làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, từ đó chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.
Trò chuyện ngay cùng đội ngũ bác sĩ, chuyên gia và huấn luyện viên giàu kinh nghiệm của Diab. Bạn sẽ được tư vấn lộ trình phù hợp, thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng giúp bạn tự tin và sống khoẻ hơn, bảo vệ sức khoẻ của mẹ và bé.
Tham gia chương trình của Diab, bạn sẽ nhận được hiệu quả tích cực:
– Giảm HbA1c, ổn định đường huyết.
– Phòng ngừa biến chứng của tiểu đường.
– Hiểu về tiểu đường toàn diện.
– Tạo dựng và duy trì thói quen lành mạnh.
– Cải thiện sức khỏe tinh thần.
2.2. Chỉ số tiểu đường thai kỳ trong tuần 24-28 của thai kỳ
Ở thời gian này, các thai phụ có chỉ số đường huyết lúc đói nhỏ hơn 5,1 mmol/L sẽ thực hiện tiếp nghiệm pháp dung nạp glucose.
Ngoài ra, nghiệm pháp dung nạp glucose có thể được thực hiện ở tất cả các mẹ bầu hoặc được chỉ định thực hiện khi mẹ bầu có một trong những đặc điểm sau:
– Bị béo phì, thừa cân trước và trong khi mang thai
– Mang thai khi trên 30 tuổi
– Tiền sử có người thân trong gia đình mắc tiểu đường tuýp 2
– Bản thân đã bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
– Sinh con lần trước có cân nặng trên 4,1kg hoặc đã bị thai lưu không rõ nguyên nhân
Cách thực hiện như sau: Đầu tiên, thai phụ sẽ được xét nghiệm đường huyết lúc đói. Sau đó uống 75g đường glucose trong 5 phút để theo dõi. Bác sĩ sẽ lấy máu để định lượng chỉ số đường huyết sau 1-2 giờ uống đường glucose.
– Nếu chỉ số đường huyết lúc đói > 7,0mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.
Thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi có một trong những điều sau:
– Chỉ số đường huyết lúc đói ≥ 5,1 mmol/L
– Thời điểm 1 giờ sau khi uống glucose, chỉ số đường huyết ≥ 10,0 mmol/L
– Thời điểm 2 giờ sau khi uống glucose, chỉ số đường huyết ≥ 8,5 mmol/L
Theo Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA) cho biết chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là khi cả 3 thông số đều nhỏ hơn các giá trị nêu trên. Thì thai phụ hoàn toàn bình thường và có thể an tâm mình không mắc đái tháo đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Vì vậy, trong thời gian này các thai phụ cần tầm soát tiểu đường thai kỳ và thường xuyên kiểm tra sức khoẻ, theo dõi tình trạng cơ thể.
Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, DIAB có chương trình Thay đổi lối sống – Phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2. Với thông điệp “Chậm lại để Tốt hơn” chương trình hướng dẫn thay đổi lối sống, giúp bạn tự tin sống khỏe cùng đái tháo đường chỉ sau 12 TUẦN.
Chương trình tuân thủ tiêu chuẩn & khuyến nghị của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ và có lộ trình cá nhân hoá, phù hợp và hiệu quả nhất với từng cá nhân. Không chỉ vậy, đội ngũ bác sĩ, chuyên gia và huấn luyện viên giàu kinh nghiệm của DIAB sẽ đồng hành cùng bạn.
Tham gia ngay tại đây: https://chuongtrinh.diab.com.vn/
3. Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp kiểm soát chỉ số tiểu đường thai kỳ
Lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng và vận động là một phần quan trọng trong việc giữ cho chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn. Không chỉ chăm sóc tốt cho cơ thể mà bạn còn đang chăm sóc cho đứa bé đang lớn dần trong bụng.
3.1. Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị nên sử dụng phương pháp đĩa thức ăn – Plate Method. Phương pháp này giúp thai phụ cân bằng các loại thực phẩm bổ dưỡng.
Phương pháp này được chia theo hướng dẫn sau:
– Dùng đĩa chứa thức ăn có đường kính 20cm – loại đĩa mà chúng ta thường ăn cơm ở tiệm.
– Chia đĩa làm đôi: 1/2 đĩa chứa rau củ: rau luộc hay chế biến kiểu salad, rau củ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, ít tinh bột
– 1/2 đĩa còn lại được chia thành đôi: 1/4 đĩa chứa tinh bột: cơm gạo lứt, mì, bánh mì, khoai,… 1/4 đĩa còn lại chứa thịt, cá, trứng,…
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xác định khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng. Hãy để DIAB được đồng hành, giúp bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng dành riêng cho bạn.
Tìm hiểu thêm về cách cân bằng dinh dưỡng qua video của BSCKI. Trần Vũ Lan Hương – Bác sĩ Nội tiết – Dinh dưỡng của DiaB.
3.2. Giữ gìn sức khoẻ, lối sống lành mạnh khi mang thai
NIDDK khuyến nghị phụ nữ mang thai nên giữ gìn sức khoẻ như sau:
– Tập thể dục đều đặn với mức độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần.
– Sau khi sinh, hãy từ từ tập lại các bài tập aerobic thường xuyên, cường độ vừa phải để dần lấy lại cân nặng khỏe mạnh.
– Tăng cân khi mang thai là bình thường, nhưng tăng quá nhiều hoặc quá ít có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
Ngoài ra, các Chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể đưa ra lời khuyên về cân nặng lý tưởng qua các giai đoạn mang thai. Liên hệ với Diab ngay để được tư vấn chi tiết.
Tìm hiểu thêm: CẦN GIẢM BAO NHIÊU CÂN ĐỂ KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?
4. Kết luận
Để điều chỉnh chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn, bạn có thể chọn kết hợp các loại rau không chứa tinh bột, protein nạc và ngũ cốc. Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Vì thế, DIAB luôn sẵn sàng là người bạn đồng hành chăm sóc sức khoẻ mẹ bầu và em bé ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ.
Liên hệ với chúng tôi ngay:
Hotline: 0768 07 07 27
Website: https://diab.com.vn
thxduyen
Có thể bạn quan tâm:
Bí kíp sống khỏe cùng chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2
Không tìm thấy nội dung cần tìm?
Bạn, hoặc người thân trong gia đình, đang sống cùng bệnh đái tháo đường và mong muốn được hỗ trợ về thông tin? Đừng ngần ngại gửi câu hỏi trực tiếp cho chúng tôi theo mẫu bên dưới. Chúng tôi sẽ tổng hợp và phản hồi trong thời gian sớm nhất.