Về tinh thần

Ảnh hưởng của bệnh Đái tháo đường đến sức khỏe tinh thần

Theo một nghiên cứu cho biết, 71% những người mắc bệnh Đái tháo đường típ 1 và 58% người mắc típ 2 nói rằng tình trạng này có tác động tiêu cực đến sức khỏe cảm xúc của họ. Số liệu này đã cho thấy sự liên quan mật thiết giữa các vấn đề tinh thần với bệnh Đái tháo đường.

Những ảnh hưởng của Đái tháo đường đền sức khỏe tinh thần

Sống chung với Đái tháo đường gây nên áp lực đáng kể, làm hạn chế khả năng tận hưởng cuộc sống và cảm nhận hạnh phúc với người bệnh. Khi mắc phải Đái tháo đường, bệnh nhân thường sẽ phải đối mặt với các vấn đề tinh thần sau:

  • Những người có thời gian chung sống với Đái tháo đường (gồm cả típ 1 và típ 2) đều có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu hay rối loạn ăn uống. Đặc biệt, phụ nữ mắc Đái tháo đường thai kỳ sẽ dễ trầm cảm trong khi mang thai và sau khi sinh con.
  • Tỉ lệ bị trầm cảm suốt đời với người mắc bệnh cao gấp đôi so với trung bình dân số.
  • Với chứng rối loạn ăn uống, người mắc Đái tháo đường típ 1 có nguy cơ cao gấp hai lần so với người bình thường.

Hơn nữa, trong bối cảnh COVID-19 như hiện nay, người bệnh càng có nguy cơ suy giảm sức khỏe tinh thần trầm trọng. Ít giao tiếp xã hội làm tăng nỗi lo lắng của họ về tình trạng đường huyết của bản thân. Ngoài ra, các yếu tố gia đình và xã hội cũng tác động đáng kể; ước tính từ 35-50% người bệnh gặp vấn đề tâm lý vào một vài thời điểm nhất định.

Cách cải thiện đời sống tinh thần với bệnh nhân Đái tháo đường

Người bệnh cần được phát hiện các vấn đề bất thường về tâm lý bởi các chuyên gia. Theo ước tính, chỉ khoảng ⅓ người mắc Đái tháo đường được điều trị kịp thời. Nguyên nhân có thể do các dấu hiệu tinh thần khi lượng đường huyết bất ổn bị nhầm lẫn với lo lắng thông thường.

Sau khi được phát hiện, bệnh nhân Đái tháo đường có thể cải thiện đời sống tinh thần theo các cách sau:

  • Trò chuyện cùng gia đình hay bác sĩ tâm lý.
  • Một số loại thuốc có thể cải thiện vấn đề này, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm SSRI. Một số bằng chứng cũng cho thấy SSRI có khả năng kiểm soát đường huyết với bệnh nhân típ 2.Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được cho phép và kiểm soát của bác sĩ.
  • Kiểm soát sự căng thẳng, bởi căng thẳng không chỉ làm giảm khả năng quản lý bệnh mà còn làm tăng lượng đường máu khiến bệnh càng khó kiểm soát.

Mối liên hệ giữa Đái tháo đường và sức khỏe tinh thần là không nhỏ. Vì vậy, người bệnh ngoài việc kiểm soát đường huyết và sức khỏe thể chất, hãy quan tâm đến sức khỏe tinh thần bản thân nhiều hơn để có thể tăng chất lượng cuộc sống.

Cha mẹ giải thích thế nào về bệnh Đái tháo đường với con trẻ

Cha mẹ mắc bệnh Đái tháo đường, liệu có nên nói cho con trẻ? Điều ấy thật sự là cần thiết để con hiểu và hỗ trợ cha mẹ trong việc kiểm soát và cấp cứu kịp thời.

Lợi ích của việc giải thích về bệnh Đái tháo đường với con

Con sẽ hiểu và thông cảm hơn nếu bạn có những lúc bực tức hoặc buồn bã vì đường máu lên cao hay xuống thấp, chúng sẽ không lầm tưởng rằng cha mẹ giân dữ vì chúng có lỗi lầm nào đó. Đồng thời, con bạn cũng biết chúng sẽ có nguy cơ bị Đái tháo đường cao hơn các bạn khác và nếu muốn tránh bị Đái tháo đường chúng cần ăn uống điều độ và có thói quen tập thể dục từ nhỏ.

Nếu bạn có biến chứng của Đái tháo đường hoặc biến chứng nặng lên thì sẽ dễ giải thích hơn với con bạn nếu chúng đã biết bệnh Đái tháo đường là gì. Con bạn cũng có thể hỗ trợ bạn xử lý tình trạng cấp cứu như lấy sữa, kẹo hoặc pha nước đường cho bạn khi bạn bị hạ đường máu hoặc gọi cấp cứu.

Muốn để trẻ hiểu, người lớn cần giải thích chi tiết và đầy đủ về bệnh Đái tháo đường và tình trạng bệnh của mình. Cách này đôi khi lại khiến trẻ lo lắng quá mức, tuy nhiên thường sau một thời gian ngắn thì bọn trẻ sẽ bình tĩnh trở lại và có động lực tìm hiểu bệnh Đái tháo đường.

Lứa tuổi nào là phù hợp để nói về bệnh Đái tháo đường

Thời điểm tốt nhất để nói chuyện về bệnh Đái tháo đường là khi đứa trẻ bắt đầu có những câu hỏi về bệnh như bố hoặc mẹ chích máu đầu ngón tay làm gì, tại sao bố/mẹ lại uống thuốc trước khi ăn, tại sao bố hoặc mẹ không ăn Chocolate,… Các chuyên gia thống nhất rằng bạn nên giải thích về bệnh Đái tháo đường khi trẻ bắt đầu đi học lớp 1.

Khi giải thích bạn nên cho con trẻ xem máy đo đường máu cá nhân, bơm kim tiêm insulin, thuốc đái tháo đường,… để chúng thấy rằng đó là những thứ bình thường với người bệnh Đái tháo đường cũng như hiểu được công dụng của từng loại.

LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN PHÒNG NGỪA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Theo TS. BS. Lý Đại Lương, những đối tượng được đánh giá là có nguy cơ cao mắc đái tháo đường bao gồm:
🔸 Người được chẩn đoán tiền đái tháo đường.
🔸 Người có tiền sử gia đình mắc đái tháo đường.
🔸 Người thừa cân béo phì, có vòng bụng lớn.
🔸 Người thuộc nhóm ít vận động, đi ít hơn 6000 bước/ngày.
🔸 Phụ nữ từng phát hiện đái tháo đường trong thai kỳ.
space
🤔 Vậy làm thế nào để những đối tượng nguy cơ này có thể phòng ngừa, đẩy lùi được bệnh?
space
Giải đáp những thắc mắc, trong chương trình livestream “LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG NGỪA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2?” ngày 18/2 vừa qua, bác sĩ Lương đã chia sẻ:
space
“Tiền đái tháo đường không thể chữa trị được. Vì vậy, người tiền đái tháo đường nói riêng và tất cả mọi người nói chung cần thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường vận động nhằm duy trì lượng đường huyết luôn nằm trong ngưỡng an toàn là 100 – 126 mg/dL, đủ để ngăn ngừa việc diễn tiến thành đái tháo đường và giảm các nguy cơ sức khỏe khác như tim mạch, động mạch vành…”
space
Với thông điệp “Chậm lại để tốt hơn”, chương trình “Hướng dẫn thay đổi lối sống – Phòng ngừa đái tháo đường típ 2” là chương trình Huấn luyện cá nhân trong vòng 12 tuần, giúp cung cấp kiến thức phòng ngừa đái tháo đường típ 2, hướng dẫn thay đổi lối sống, cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, hướng đến chế độ sinh hoạt lành mạnh, bền vững nhằm thoát khỏi nỗi lo đái tháo đường.
space
Cùng các bác sĩ và huấn luyện viên sức khỏe DiaB hóa giải lo âu của bạn! Tham gia ngay chương trình “Hướng dẫn thay đổi lối sống – Phòng ngừa đái tháo đường típ 2” của DiaB.
———————————
💚DiaB – Cộng đồng Đái tháo đường Việt Nam
👉 Truy cập đường dẫn để có thêm thông tin về chương trình: https://tientieuduong.diab.com.vn/
👉 Xem livestream “Làm thế nào để phòng ngừa Đái tháo đường típ 2?” tại: https://fb.watch/iRwowuR3eE/
📞 Hoặc liên hệ hotline để được tư vấn: 0768 070 727
ĐIỂM MẶT 5 LẦM TƯỞNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
🤭 Đừng ngạc nhiên về những điều bạn tưởng đúng hóa ra lại sai.
space
Lầm tưởng 1: Đường là thủ phạm duy nhất gây đái tháo đường.
Sự thật: Bên cạnh thói quen ưa ngọt, tình trạng thừa cân, lối sống lười vận động, yếu tố tuổi tác, gia đình,.. cũng là các nguyên nhân có thể gây bệnh đái tháo đường.
space
Lầm tưởng 2: Càng tránh xa thực phẩm giàu tinh bột càng tốt.
Sự thật: Tinh bột là nguồn năng lượng cần thiết của cơ thể. Do đó, không cần thiết phải cấm cửa các món ăn giàu tinh bột mà chỉ cần biết được mình cần nạp vào bao nhiêu để đảm bảo cơ thể đủ sức hoạt động mà không ảnh hưởng đến đường huyết.
space
Lầm tưởng 3: Thực phẩm đắng giúp giảm đường huyết.
Sự thật: Hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được điều này. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào trong điều trị.
space
Lầm tưởng 4: Đường huyết ổn định là có thể ngưng thuốc.
Sự thật: Đường huyết ổn định là do thuốc đang phát huy hiệu quả cùng nỗ lực duy trì lối sống lành mạnh mỗi ngày. Vì vậy, nếu có ý định này, bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán về tình trạng sức khỏe và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
space
Lầm tưởng 5: Đái tháo đường có thể điều trị dứt điểm.
Sự thật: Đái tháo đường là một bệnh mạn tính. Hiện tại, các phương pháp điều trị chỉ giúp phòng ngừa, trì hoãn diễn tiến, cũng như biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, người đái tháo đường vẫn có thể sống khỏe nếu tuân thủ tốt điều trị và duy trì lối sống lành mạnh.
space
Theo dự đoán của IDF, sẽ có đến 783 triệu người mắc đái tháo đường vào năm 2045.
space
👉 Hãy cùng DiaB đẩy lùi dự đoán này bằng cách chia sẻ những kiến thức chuẩn xác đến những người thân yêu để cùng hoá giải những lầm tưởng và biết cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn mỗi ngày.
space
– – – – – – – – – – – – – – –
💚 Để tìm hiểu thêm kiến thức về đái tháo đường, truy cập ngay kho kiến thức và được giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia DiaB tại đây: https://click.diab.com.vn/referralCode/DwNUaiu24pTLZ3oYA

Không tìm thấy nội dung cần tìm?

Bạn, hoặc người thân trong gia đình, đang sống cùng bệnh đái tháo đường và mong muốn được hỗ trợ về thông tin? Đừng ngần ngại gửi câu hỏi trực tiếp cho chúng tôi theo mẫu bên dưới. Chúng tôi sẽ tổng hợp và phản hồi trong thời gian sớm nhất.