Có một chế độ ăn phù hợp cho người tiểu đường tuýp 2 là một trong những cách hiệu quả giúp bạn sống khỏe cùng tiểu đường. Bài viết này sẽ gợi ý đến bạn các thực phẩm và chế độ ăn tốt cho sức khỏe người mắc tiểu đường tuýp 2 hoặc tiền tiểu đường.
Vì sao cần xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2?
Nếu bạn nhận chẩn đoán bị tiểu đường tuýp 2, điều đầu tiên các bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn là lập một kế hoạch ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn phù hợp sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim.
Nếu không có chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 đúng khoa học, lượng calo và carbohydrate được hấp thu vượt mức cơ thể cho phép. Từ đó khiến lượng đường trong máu tăng. Dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, các biến chứng lâu dài: tổn thương thần kinh, thận, tim,…
Ngược lại, nếu có chế độ ăn lành mạnh sẽ góp phần giảm gánh nặng cho cơ thể, chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn, cải thiện đường huyết giúp cơ thể khoẻ mạnh.
Tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của đái tháo đường tuýp 2 đến thần kinh: Một số biến chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 2
Bạn hoàn toàn có thể bảo vệ sức khoẻ, giữ lượng đường trong máu ở mức an toàn bằng cách chọn chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 hợp lý. Cũng đừng quên theo dõi thói quen ăn uống của bản thân bạn nhé.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xây dựng một chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2, đừng lo lắng đã có DIAB. Với thông điệp “Chậm lại để Tốt hơn”, DIAB mang đến cho người thừa cân, có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 chương trình Huấn luyện trong vòng 12 tuần.
Tham gia chương trình, người bệnh được tham dự nhiều buổi khai vấn trực tiếp cùng một huấn luyện viên sức khoẻ về các phía cạnh của lối sống. Không chỉ vậy, bạn còn được hỗ trợ xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, thói quen vận động,…
Tham gia ngay cùng Diab: https://tientieuduong.diab.com.vn/
Nguyên tắc về chế độ ăn của người bị tiểu đường tuýp 2
Ăn uống lành mạnh là nền tảng của bất kỳ kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường nào. Nhưng không riêng gì những thứ bạn ăn mới ảnh hưởng đến lượng đường trong máu mà ăn bao nhiêu và ăn khi nào cũng quan trọng.
Vậy nguyên tắc của chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 là gì?
– Duy trì thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều), không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế.
– Ăn chậm, nhai kỹ và ăn đủ với nhu cầu của cơ thể
– Nên ăn các món chế biến đơn giản như hấp, luộc
– Tránh thức ăn nhiều đường, đặc biệt là đường đơn như mật ong, mứt, đồ uống lạnh có đường, kẹo, socola,…
– Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết tăng
– Tránh thức ăn chiên, nướng vì quá nhiều dầu dẫn đến béo phì và kháng insulin
Ngoài ra, carbohydrate có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Để kiểm soát lượng đường trong máu, hãy tập trung vào kiểm soát tổng lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn.
Cơ thể chúng ta ưu tiên sử dụng năng lượng từ nguồn carbohydrate. Chúng được hệ tiêu hóa phân hủy thành glucose, đi vào máu và sau đó đến các tế bào. Việc bổ sung cho cơ thể quá nhiều lượng carbohydrate có liên quan đến tăng cân, tim mạch và cả bệnh tiểu đường.
Không chỉ vậy, chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 cũng nên áp dụng nguyên tắc vàng:
– Đừng bỏ nước nấu rau vì nó có chứa khoáng chất và vitamin.
– Bổ sung một số loại rau như món salad trong bữa ăn của bạn.
– Đừng nấu thức ăn quá chín vì quy trình này sẽ phá hủy các vitamin.
Đừng ngần ngại liên hệ với DIAB để được tư vấn chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 khoa học và chất lượng.
Email: lienhe@diab.com.vn
Hotline: 0768070727
Website: https://diab.com.vn/
Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 với đầy đủ chất dinh dưỡng
Việc lựa chọn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn của người bị tiểu đường tuýp 2, có thể giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng bệnh. Đầy đủ chất dinh dường nghĩa là cung cấp đủ cho cơ thể 4 nhóm thức ăn: bột, đạm, rau củ, trái cây.
Dưới đây là các loại thực phẩm phù hợp với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2:
Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất: Rau, trái cây
Rau là cơ sở của một chế độ ăn uống dinh dưỡng. Đây là thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời. Chất xơ và carbohydrate phức tạp có trong một số loại rau có thể giúp bạn cảm thấy no. Điều này có thể ngăn chặn việc ăn quá nhiều, dẫn đến tăng cân hoặc lượng đường trong máu.
Một số loại rau bạn có thể thêm vào chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2: bông cải xanh, cà rốt, cà chua, bắp, đậu xanh, mướp đắng, súp lơ, rau dền, rau diếp cá. Đặc biệt, trong cà rốt có chứa hàm lượng beta – carotene cao giúp kiểm soát đường huyết rất tốt.
Lưu ý, với những bệnh nhân lớn tuổi nên ăn rau mới lượng vừa phải, bởi quá nhiều chất xơ có thể gây khó tiêu hoá.
Tìm hiểu thêm: 4 SAI LẦM NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THƯỜNG GẶP KHI ĂN KIÊNG
Thực phẩm giàu đạm: Các loại đậu
Bên cạnh rau, đậu cũng là nguồn cung cấp chất xơ và protein tuyệt vời. Hàm lượng chất xơ cao trong các loại đậu giúp cơ thể hấp thụ ít carbohydrate hơn. Điều này có nghĩa, đậu là thực phẩm tuyệt vời dành cho bệnh nhân mắc đái tháo đường.
Một số loại đậu bạn có thể thêm vào chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2: đậu đỏ, đậu đen, đậu ván trắng,… Hoặc các loại đậu khác như đậu nành, đậu xanh, đậu Hà Lan,… cũng có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu.
Thực phẩm giàu tinh bột: Các loại ngũ cốc
Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt là một trong những thực phẩm giúp bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 nên hạn chế tinh bột như bánh mì thay vào đó hãy sử dụng ngũ cốc.
Một số loại ngũ cốc: lúa mì nguyên hạt hoặc mì ống làm từ đậu, bánh mì nguyên hạt, cháo bột yến mạch, kiều mạch, gạo lứt, lúa mạch, quả lúa mì,…
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể uống được sữa, dùng các thực phẩm chế biến từ sữa. Một số nghiên cứu cho rằng, sữa có tác động tích cực đến việc tiết insulin ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Tuy nhiên nên dùng những loại sữa không đường, hay các loại sữa được chế biến đặc biệt cho bệnh nhân đái tháo đường, sữa ít béo hoặc tách béo.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể ăn một hũ sữa chua không đường hoặc sữa chua Hy Lạp trước bữa ăn. Điều này giúp làm giảm sự hấp thu chất bột đường, ít làm tăng đường huyết sau ăn.
Một số câu hỏi thường gặp về chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2
Bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn trái cây không?
Câu trả lời là có. Trái cây đều tốt cho tất cả mọi người và không khác gì khi bạn bị tiểu đường. Mặc dù đường trong trái cây khác với đường được thêm vào trong những thứ như sô cô la, bánh quy và bánh ngọt hoặc loại đường tự do khác có trong nước ép trái cây và sinh tố.
Tuy nhiên chung quy vẫn là đường, vẫn dễ dàng làm tăng đường huyết. Hạn chế ăn các loại trái cây nhiều đường: mít, xoài chín, vải thiều, nhãn, sầu riêng,… Các loại trái cây ít đường tốt cho người tiểu đường tuýp 2: dâu tây, bưởi, cam, quýt, táo, lê,…
Ngoài ra, bạn cần lưu ý phải phù hợp với lượng carbohydrate trong kế hoạch thực phẩm hàng ngày, ăn vừa đủ, tránh ăn một lượng lớn trái cây ngọt cùng lúc.
Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có thể ăn nhẹ giữa các bữa ăn không?
Nếu người bệnh tiểu đường đang tiêm insulin, hoặc lượng đường trong máu thấp thì có thể ăn nhẹ giữa các bữa ăn để giúp duy trì lượng đường trong máu. Những món ăn nhẹ này nên chứa một số carbohydrate tinh bột.
Tuy nhiên, ăn vặt có thể khiến việc kiểm soát cân nặng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy muốn ăn nhẹ, hãy chọn thực phẩm lành mạnh như bánh ngũ cốc, bánh không đường,…
Kết luận
Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 rất quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh. Sử dụng thực phẩm lành mạnh, kiểm soát khẩu phần và lịch trình để quản lý lượng đường trong máu của bạn.
Hãy để Diab được đồng hành cùng bạn, giúp bạn vượt qua thử thách dễ dàng hơn: https://diab.com.vn/
thxduyen
Có thể bạn quan tâm:
ĐIỂM MẶT 5 LẦM TƯỞNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CẦN GIẢM BAO NHIÊU CÂN ĐỂ KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?
Làm chủ đường huyết giảm đến 40% nguy cơ ung thư ở người Đái tháo đường
DiaB – Hệ sinh thái toàn diện dành riêng cho người Đái tháo đường
▪️ Chương trình Hướng dẫn kiểm soát đường huyết thông qua Thay đổi lối sống
▪️ Ứng dụng thông minh: Thư viện kiến thức và quản lý sức khỏe Đái tháo đường
▪️ Cửa hàng trực tuyến sản phẩm chăm sóc sức khỏe Đái tháo đường
Liên hệ tư vấn: 0931 888 832