Đái tháo đường tuýp 2 và hướng dẫn điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023

Dưới đây là một số thông tin cơ bản trong cập nhật điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023. Đái tháo đường tuýp 2 là một bệnh lý ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu. Bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. đái tháo đường bộ y tế 2023

Đái tháo đường tuýp 2 là gì?

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023, đái tháo đường tuýp 2 còn được biết đến với tên gọi đái tháo đường của người lớn tuổi hay đái tháo đường không phụ thuộc insulin, chiếm đến 90 – 95% các trường hợp bệnh đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường tuýp 2 thường xảy ra do đề kháng insulin hoặc thiếu một phần insulin. Ở giai đoạn đầu, tế bào beta tụy tăng cường bài tiết insulin để bù trừ do sự đề kháng insulin, khi tình trạng này trở nên nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt insulin do tế bào beta tụy sẽ tiết không đủ insulin và gây ra các biểu hiện lâm sàng của đái tháo đường tuýp 2.

Tham khảo thêm: Đái tháo đường type 2: Nguyên nhân và các yếu tố rủi ro

Dữ liệu cập nhật năm 2019 của IDF cho thấy có 6% người trưởng thành mắc đái tháo đường. Cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là thói quen ăn uống không lành mạnh và thiếu hoạt động thể lực ngày càng phổ biến, bệnh đái tháo đường tuýp 2 đang có xu hướng trẻ hóa và trở thành gánh nặng sức khỏe của cộng đồng.

Tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023 cũng nhấn mạnh có đến 70% trường hợp đái tháo đường tuýp 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm tiến triến của bệnh bằng việc tuân thủ thay đổi lối sống phù hợp.

Dai-thao-duong-tuyp-2-hay-dai-thao-duong-cua-nguoi-lon-tuoi

Đái tháo đường tuýp 2 hay đái tháo đường của người lớn tuổi

Đái tháo đường tuýp 2 có nguy hiểm không?

Đái tháo đường tuýp 2 có thể nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tình trạng tăng đường huyết liên tục và kéo dài có thể gây ra nhiều loại biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Tham khảo thêm: 9 biến chứng tiểu đường phổ biến và cách phòng ngừa

Tài liệu Hướng dẫn điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023 liệt kê các biến chứng phổ biến có liên quan đến bệnh bệnh đái tháo đường được phân thành nhóm biến chứng cấp và mạn:

  • Hạ đường huyết, nhiễm toan ceton, toan lactic và tăng đường huyết kèm tăng áp lực thẩm thấu là các biến chứng cấp tính phổ biến được liệt kê trong cập nhật điều trị đái tháo đường 2023 và có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân đái tháo đường.
  • Các biến chứng mạn tính có thể kể đến như bệnh võng mạc, bệnh thận, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh ngoại biên, biến chứng bàn chân đái tháo đường.

biến chứng đái tháo đường

Tuy nhiên, cập nhật điều trị đái tháo đường 2023 cũng chỉ ra rằng việc kiểm soát hợp lý bệnh đái tháo đường, bao gồm thay đổi lối sống (chẳng hạn như ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát cân nặng), đồng thời dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, có thể ngăn ngừa và chậm sự tiến triển của các biến chứng có liên quan đến bệnh đái tháo đường.

Tham khảo thêm: Đường huyết ổn định nhờ chế độ dinh dưỡng phù hợp

Phác đồ điều trị đái tháo đường bộ y tế 

Phác đồ điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023 đưa ra các phương pháp điề trị đái tháo đường tuýp 2 tổng thể bao gồm: can thiệp điều trị bằng thay đổi lối sống, điều trị bằng thuốc, kiểm soát huyết áp và chỉ số lipid huyết, điều trị và kiểm soát các biến chứng, bệnh đồng mắc.

Theo đó, nguyên tắc điều trị là ưu tiên can thiệp bằng thay đổi lối sống, hạn chế tối đa sử dụng thuốc và định kỳ kiểm tra hiệu quả của phác đồ điều trị.

Phác đồ điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023 bằng thuốc

Thuốc điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023 bao gồm thuốc sử dụng bằng đường uống hoặc đường tiêm.

  • Thuốc uống bao gồm: Metformin, Sulfonylurea, ức chế enzym alpha glucosidase, ức chế kênh SGLT2, ức chế enzym DPP- 4, TZD.
  • Thuốc tiêm bao gồm: Insulin, đồng vận thụ thể GLP-1.

chỉ số đường huyết

Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc đái tháo đường nào cũng cần được cân nhắc sử dụng ở từng đối tượng bệnh nhân khác nhau. Theo hướng dẫn điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023, bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 được xem xét lựa chọn thuốc điều trị dựa vào các yếu tố:

  • Hiệu quả giảm đường huyết
  • Tác dụng phụ hạ đường huyết
  • Ảnh hưởng đối với cân nặng
  • Ảnh hưởng đến bệnh lý tim mạch do xơ vữa, bệnh suy tim
  • Ảnh hưởng trên thận
  • Một số đối tượng đặc biệt như: người cao tuổi, bệnh nhân suy thận, suy gạn
  • Giá thành thuốc và khả năng chi trả
  • Khả năng tuân thủ điều trị của từng bệnh nhân

Tương tự như các phác đồ trước đây, metformin vẫn là thuốc đầu tay trong phác đồ điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023 cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Nếu điều trị không đáp ứng, bệnh nhân được điều trị bằng phối hợp các thuốc đường uống khác, tiêm insulin thường là chỉ định sau cùng khi các thuốc đường uống không đạt được mục tiêu HbA1c.

Ngoài ra hướng dẫn điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023 cũng nhấn mạnh cần đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị định kỳ mỗi 3 tháng và điều chỉnh nếu cần.

Điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023 bằng thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống là phương pháp được ưu tiên chỉ định ngay khi bắt đầu điều trị trong phác đồ đái tháo đường bộ y tế 2023. Thay đổi lối sống bao gồm thay đổi chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể lực, không uống thuốc và uống rượu bia.

thay đổi lối sống

Đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, khi hoạt động thể lực nên chú ý:

  • Đánh giá tình trạng bệnh nhân trước khi tập thể dục bao gồm: các biến chứng có thể ảnh hưởng bởi vận động cường độ cao, chỉ số đường huyết 14,0 hoặc < 5,5 mmol/L, cảm thấy đói, mệt thì không được tập thể dục.
  • Lựa chọn hình thức vận động phù hợp và có thể duy trì lâu dài. Đối với khuyến cáo điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023, đi bộ là một hình thức vận động phổ biến và dễ áp dụng nhất.
  • Tần suất tập thể dục: khuyến cáo mỗi tuần 5 ngày, tốt nhất là tập thể dục mỗi ngày.
  • Có thể chia nhỏ thời gian tập thể dục trong ngày
  • Tránh ngồi lâu, cứ 20-30 phút nên đứng dậy đi lại.
  • Một số hình thức thể dục khác có thể có lợi như: bơi lội, làm vườn, đi bộ lên cầu thang, lau nhà,…

Tham khảo thêm: Kế hoạch hoạt động thể chất giảm lượng đường trong máu hiệu quả 2023

Theo hướng dẫn điều trị đái tháo đường 2023, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường cần đáp ứng các yêu cầu:

  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
  • Duy trì và kiểm soát chỉ số cân nặng hợp lý
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ để duy trì hoạt động thể lực
  • Không làm chỉ số đường huyết sau ăn tăng quá nhiều và không làm hạ đường huyết xa bữa ăn
  • Đơn giản, phù hợp với điều kiện thực tế

Dieu-tri-dai-thao-thao-duong-bang-thuoc-ket-hop-voi-thay-doi-loi-song

Điều trị đái tháo tháo đường bằng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống

Theo dõi đường huyết thường xuyên trong điều trị đái tháo đường

Đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, việc theo dõi đường huyết là cần thiết để đánh giá hiệu quả điều trị và kiểm soát chỉ số đường huyết. Trong hướng dẫn điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023, bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 được khuyến cáo đo đường huyết vào thời điểm trước bữa ăn và khi đi ngủ.

Ngoài ra, bệnh nhân nên đo đường huyết khi có các dấu hiệu của hạ đường huyết hoặc khi muốn điều chỉnh lối sống để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Hướng dẫn điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023 cũng đưa ra khuyến cáo đo đường huyết liên tục (continuous glucose monitoring – CGM) cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 trong các trường hợp sau:

  • Bất kỳ bệnh nhân đái tháo đường nào có chỉ số HbA1c cao hoặc muốn quản lý tốt bệnh đái tháo đường
  • Bệnh nhân muốn hạ Hba1c (dưới 7,0%) mà không bị hạ đường huyết
  • Bệnh nhân cần theo dõi sát đường huyết
  • Hạ đường huyết nhiều lần hoặc hạ đường huyết không có triệu chứng
  •  Đường huyết cao (HbA1c ≥ 7,0%) và dao động nhiều

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thiết bị đo đường huyết liên tục có thể đáp ứng nhu cầu đo đường huyết của bệnh nhân.  Bạn có thể tham khảo mua máy đo đường huyết liên tục tại cửa hàng sản phẩm quản lý đái tháo đường chính hãng của DiaB để nhận được ưu đãi đặc biệt chỉ được áp dụng khi mua hàng tại trang web của DiaB.

Không chỉ mua thiết bị đo đường huyết chất lượng tại DiaB, khách hàng còn được trải nghiệm chương trình thay đổi lối sống cùng các chuyên gia đái tháo đường.

Chương trình đo đường huyết liên tục kết hợp với thay đổi lối sống đã được chứng minh có hiệu quả và làm giảm chỉ số HbA1c tương ứng với việc ngăn ngừa 45% nguy cơ biến chứng do đái tháo đường.

Tham khảo thêm: Phòng ngừa 45% biến chứng đái tháo đường chỉ sau 3 tháng

May-do-duong-huyet-lien-tuc-FreeStyle-Libre

Máy đo đường huyết liên tục FreeStyle Libre

Sàng lọc định kỳ các biến chứng

Việc sàng lọc thường xuyên các biến chứng do bệnh tiểu đường là rất quan trọng để phát hiện sớm và quản lý các nguy cơ tiềm ẩn, một số xét nghiệm sàng lọc phổ biến được khuyến nghị cho những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 theo hướng dẫn điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023:

  • Khám mắt
  • Xét nghiệm chức năng thận
  • Khám bàn chân
  • Theo dõi huyết áp, chỉ số lipid huýet
  • Xét nghiệm HbA1c
  • Sàng lọc bệnh mạch máu ngoại biên

Các chỉ định sàng lọc thường được khuyến cáo thực hiện định kỳ 6-12 tháng một lần và có thể khác nhau dựa vào các yếu tố như tuổi tác, thời gian mắc bệnh, các bệnh lý khác và tình trạng sức khỏe tổng thể. Vì vậy, bệnh nhân cần hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để xây dựng phác đồ điều trị tối ưu và ngăn ngừa được các biến chứng.

Tham khảo thêm: Phát hiện sớm 4 dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ

Câu hỏi thường gặp

Hướng dẫn điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023 dành cho đối tượng nào?

Các hướng dẫn điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023 đưa ra một số khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị cho các bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1, tuýp 2 và đái tháo đường thai kỳ.

Cập nhật điều trị đái tháo đường 2023 bao gồm các phương pháp nào?

Phác đồ điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023 đưa ra các phương pháp bao gồm: can thiệp điều trị bằng thay đổi lối sống, điều trị bằng thuốc, kiểm soát huyết áp và chỉ số lipid huyết, điều trị và kiểm soát các biến chứng và các bệnh đồng mắc.

Các thuốc điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023 cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2?

Thuốc điều trị đái tháo đường cho bệnh đái tháo đường tuýp 2 bao gồm các thuốc đường uống và đường tiêm. Trong đó metformin là chỉ định đầu tay và insulin đường tiêm thường là lựa chọn sau cùng.

Nếu bạn có nhu cầu mua máy đo đường huyết liên tục hoặc cần được tư vấn thêm về chương trình Sống khỏe cùng Đái tháo đường tại DiaB, hãy xem thêm và mua hàng tại https://abbott.diab.com.vn/ 

Tham khảo

DiaB – Hệ sinh thái toàn diện dành riêng cho người Đái tháo đường

▪️ Chương trình Hướng dẫn kiểm soát đường huyết thông qua Thay đổi lối sống
▪️ Ứng dụng thông minh: Thư viện kiến thức và quản lý sức khỏe Đái tháo đường
▪️ Cửa hàng trực tuyến sản phẩm chăm sóc sức khỏe Đái tháo đường

Liên hệ tư vấn: 0931 888 832

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Contact Me on Zalo