Phòng ngừa 45% biến chứng đái tháo đường chỉ sau 3 tháng

Mục tiêu trong điều trị đái tháo đường là kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa, làm giảm hoặc điều trị các biến chứng. Các biến chứng đái tháo đường xảy ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào quá trình điều trị và kiểm soát đường huyết. Việc kiểm soát đường huyết là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Kiểm soát đường huyết

Biến chứng đái tháo đường cấp tính

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là biến chứng thường gặp do dùng quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý dẫn đến giảm khả năng kiểm soát đường huyết. 

Triệu chứng của hạ đường huyết bao gồm: lời nói, cử chỉ chậm chạp, cảm giác mệt  mỏi, buồn ngủ, hoặc các biểu hiện khác như đói bụng, run, yếu cơ, cồn cào, vã mồ hôi…Cần lưu ý ở bệnh nhân cao tuổi do triệu chứng mờ nhạt và không điển hình, đa số các trường hợp hạ glucose huyết không triệu chứng rất khó phát hiện. 

Hạ đường huyết có 3 cấp độ: 

Cấp độ 1: Chỉ số đường huyết trong khoảng 54 mg/dL (3,0 mmol/L) đến 70 mg/dL (3,9 mmol/L)

Cấp độ 2: Chỉ số đường huyết dưới 54 mg/dL

Cấp độ 3: Tình trạng nghiêm trọng khi có sự thay đổi về tâm thần và thể chất đòi hỏi hỗ trợ hoặc điều trị hạ đường huyết.

Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường

Hội chứng này xảy ra khi cơ thể không có khả năng kiểm soát đường huyết, khiến đường đường huyết > 600 mg/dL.

Đối tượng thường gặp: chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 do không kiểm soát đường huyết tốt.

Triệu chứng bao gồm: khát nước, tiểu nhiều, yếu cơ, chuột rút, lú lẫn, co giật, thậm chí có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Nhiễm toan ceton là biến chứng cấp nguy hiểm với tỉ lệ tử vong dưới 5%. Biến chứng này có thể là biểu hiện ban đầu của người đái tháo đường type 1 hoặc do sự tăng nhu cầu insulin của bệnh nhân đái tháo đường type 1 trong khi bị nhiễm khuẩn, chấn thương, nhồi máu cơ tim hoặc phẫu thuật.

Triệu chứng bao gồm: Chán ăn, khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều, rát họng, đau đầu, đau bụng, đỏ da, phân lỏng, đi tiêu nhiều lần trong ngày, hơi thở mùi ceton. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

Tình trạng nhiễm toan ceton được chẩn đoán khi có các dấu hiệu sau:

  • Glucose >250mg/dL
  • pH máu <7,3
  • Nồng độ [HCO3] < 15 mEq/L
  • Ceton huyết thanh và nước tiểu dương tính

 

Biến chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường

Biến chứng đái tháo đường mạn tính

Các biến chứng mãn tính của bệnh đái tháo đường được chia thành biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ do cơ thể không có khả năng kiểm soát đường huyết kéo dài, trong đó biến chứng mạch máu nhỏ có tỷ lệ mắc cao hơn nhiều so với loại mạch máu lớn

Biến chứng mạch máu lớn

Bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là hậu quả của tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid, 75% bệnh nhân đái tháo đường mắc bệnh mạch vành với nguy cơ tử vong gấp 4 lần so với người không bị đái tháo đường. 

Trong số các trường hợp mắc bệnh tiểu đường, bệnh mạch vành được cho là là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất. Bất kỳ yếu tố nguy cơ nào liên quan đến chứng xơ vữa động mạch tăng cao đều phổ biến ở bệnh đái tháo đường, ví dụ như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hút thuốc và béo phì.

Bệnh mạch máu não

Đái tháo đường được cho là yếu tố nguy cơ của các bệnh lý mạch máu não và đột quỵ. Bệnh nhân đái tháo đường có tỉ lệ calci hóa động mạch tăng cao. Nguy cơ mất trí nhớ và tử vong có liên quan đến đột quỵ cũng tăng ở bệnh nhân đái tháo đường.

Bệnh mạch máu ngoại biên

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường là bệnh động mạch ngoại biên. Kiểm soát đường huyết kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu ngoại biên gấp 2-4 lần.

Dấu hiệu bệnh động mạch ngoại biên rất khó phát hiện, đặc biệt ở những bệnh nhân đái tháo đường có thể kèm theo bệnh lý thần kinh ngoại biên, vì trước giai đoạn tiến triển bệnh thường không được chẩn đoán. Không kiểm soát đường huyết trong thời gian dài dẫn đến tình trạng viêm động mạch và tổn thương tế bào nội mô tiến triển và gây ra thoái hóa thành mạch.

Đau cách hồi là một trong những dấu hiệu phổ biến của biến chứng mạch máu ngoại biên trên bệnh nhân đái tháo đường.

Biến chứng mạch máu nhỏ

Các mạch máu nhỏ bị tổn thương cũng là một biến chứng có liên quan đến việc không kiểm soát đường huyết tốt. Nồng độ glucose trong máu cao dẫn đến tăng áp lực thủy tĩnh, nếu  đường huyết cao hoặc thấp  kéo dài, sẽ dẫn đến tổn thương các mạch máu nhỏ. Tình trạng tổn thương ngày càng nghiêm trọng trong trường hợp bệnh nhân có kèm theo tăng huyết áp.

Các biến chứng mạch máu nhỏ bao gồm:

Bệnh thần kinh đái tháo đường

Đây là biến chứng ở khoảng 15% bệnh nhân đái tháo đường, xảy ra khi các mạch máu nuôi dây thần kinh bị tổn thương do không kiểm soát đường huyết kéo dài. Có 2 dạng tổn thương với các biểu hiện khác nhau:

  • Thần kinh ngoại biên: Bệnh nhân thường có cảm giác kiến bò, tê bì, bỏng rát,… thường ở chân và tay.
  • Thần kinh thực vật: Bệnh nhân có thể bị hạ huyết áp, ngất, đổ mồ hôi, nôn, buồn nôn, tiểu không tự chủ, táo bón hoặc tiêu chảy, rối loạn chức năng sinh dục,…

Bệnh võng mạc đái tháo đường

Tình trạng bệnh đặc trưng bởi sự thoái hóa tế bào nội mô và tế bào ngoại vi mao mạch võng mạc do thiếu máu cục bộ và chứng phình động mạch vi mô do hậu quả của việc không kiểm soát đường huyết. Ở giai đoạn tiến triển của bệnh, các chất trung gian tạo mạch, đặc biệt là yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu tăng lên, dẫn đến tăng sinh mạch máu võng mạc bệnh lý.

Những thay đổi trong hệ thống vi mạch võng mạc và sự rò rỉ mạch máu võng mạc tăng lên có thể dẫn đến dẫn đến tình trạng xuất tiết, xuất huyết võng mạc và làm giảm thị lực, thậm chí có thể gây mù lòa.

Bệnh thận đái tháo đường

Bệnh thận là một biến chứng mãn tính được đặc trưng bởi tình trạng tăng bài tiết albumin trong nước tiểu hoặc giảm mức lọc cầu thận. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tiến triển bệnh thận giai đoạn cuối.

Khi các mạch máu ở cầu thận bị tổn thương do không kiểm soát đường huyết kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng như protein niệu, suy thận, xơ cầu thận, hội chứng thận hư, viêm đài bể thận, hoại tử nhú thận,…

Biến chứng khác của bệnh đái tháo đường

Bệnh cơ tim đái tháo đường

Bệnh cơ tim do đái tháo đường là bệnh lý tim mạch có liên quan đến tình trạng suy tim và biểu hiện khi không có các bệnh tim mạch khác như bệnh động mạch vành, tăng huyết áp,… Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy mức độ suy tim ở bệnh nhân đái tháo đường dao động từ 19 đến 26%.

Tỷ lệ mắc bệnh cơ tim là do nhiều nguyên nhân, bao gồm kháng insulin, suy vi mạch, rối loạn chuyển hóa, rối loạn chức năng tim mạch tự chủ, thay đổi hệ thống renin-angiotensin, đáp ứng miễn dịch kém thích nghi

Bệnh lý bàn chân đái tháo đường

Bàn chân có đặc điểm giải phẫu và sinh lý nên chi dưới dễ bị tổn thương hơn. Bệnh lý bàn chân đái tháo đường là tình trạng vết loét xuất hiện ở lòng bàn chân bệnh nhân đái tháo đường với nguyên nhân do bệnh thần kinh ngoại biên hoặc bệnh động mạch ngoại biên.

Đây là một trong những biến chứng khá phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát đường huyết tốt. Khoảng 15% đến 25% bệnh nhân đái tháo đường bị loét bàn chân trong quá trình điều trị.

Tìm hiểu thêm: Mức độ nguy hiểm của bàn chân đái tháo đường

Dấu hiệu thường gặp là rối loạn cảm giác ngứa, tê bì, giảm cảm giác đau hay nóng do tổn thương thần kinh và các vi mạch chi dưới. Các vết thương khu trú ở bàn chân thường lâu lành, dễ bị nhiễm trùng và hoại từ, có thể dẫn đến cắt cụt chi nếu không được điều trị đúng cách.

biến chứng bàn chân đái tháo đường

Biến chứng bàn chân đái tháo đường

Các biện pháp phòng ngừa biến chứng đái tháo đường

Theo dõi đường huyết liên tục

Các biến chứng của đái tháo đường có thể được ngăn ngừa hoặc cải thiện bằng cách duy trì sự ổn định của chỉ số đường huyết, đưa về mức đường huyết an toàn.

Để kiểm soát đường huyết tốt, các chuyên gia khuyến cáo phải theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên. Máy theo dõi glucose liên tục (CGM) là một trong những bước tiến quan trọng trong công nghệ góp phần quản lý bệnh tiểu đường tốt hơn.

Máy theo dõi đường huyết liên tục cung cấp cho bệnh nhân bộ dữ liệu về sự sự dao động liên tục của chỉ số đường huyết cả ngày lẫn đên, xu hướng và tốc độ thay đổi của chỉ số đường huyết đối với các yếu tố ảnh hưởng như chế độ ăn uống, vận động và thuốc.

Nhờ việc sử dụng máy theo dõi đường huyết liên tục, việc kiểm soát đường huyết được đảm bảo, nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh CGM giúp làm giảm sự dao động của đường huyết, giảm chỉ số đường huyết HbA1c, giúp ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ tiến triển thành các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Tìm hiểu thêm: Đo đường huyết liên tục kết hợp thay đổi lối sống giúp giảm HbA1c

Điều chỉnh lối sống

Trong các khuyến cáo về Điều trị đái tháo đường, thay đổi lối sống được cho là nền tảng quan trọng trong điều trị đái tháo đường nhằm kiểm soát đường huyết cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể. Điều chỉnh lối sống trong điều trị đái tháo đường bao gồm thay đổi chế độ dinh dưỡng và vận động.

  • Ăn uống lành mạnh: Lựa chọn và tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh để có thể giúp giảm cân, giảm chỉ số đường huyết HbA1c, kiểm soát huyết áp và lipid máu.
  • Vận động thể chất: Hoạt động thể chất đều đặn và vừa sức giúp giảm nguy cơ tiến triển của một số biến chứng.  

Tìm hiểu thêm: Thay đổi lối sống, bí quyết kiểm soát Đái tháo đường hiệu quả

Để đảm bảo tính an toàn cũng như tối ưu hóa hiệu quả của việc thay đổi lối sống trong điều trị đái tháo đường, các bệnh nhân cần nhận được sự chăm sóc và hỗ từ các chuyên gia dinh dưỡng, vận động. 

may-do-duong-huyet-lien-tuc

Kiểm soát đường huyết nhờ máy theo dõi đường huyết liên tục để ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường

Chương trình thay đổi lối sống cùng DiaB

Sử dụng máy theo dõi đường huyết liên tục là một trong những biện pháp để kiểm soát đường huyết tối ưu hằng ngày cũng như ngăn ngừa tình trạng đường huyết  hoặc hạ đường huyết quá mức.

Điều chỉnh lối sống kết hợp với sử dụng máy theo dõi đường huyết liên tục cho thấy hiệu quả giảm chỉ số đường huyết HbA1c đáng kể và được chứng minh thông qua nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Việt Nam. Việc giảm chỉ số đường huyết HbA1c đồng nghĩa với việc ngăn ngừa 45% nguy cơ tiến triển của các biến chứng đái tháo đường.  

DiaB là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp Hướng dẫn Thay đổi lối sống dành cho bệnh nhân tiểu đường. Đến với DiaB, khi mua máy theo dõi đường huyết liên tục, khách hàng được nhận thêm ưu đãi đồng hành cùng chuyên gia đái tháo đường.

Hướng dẫn tự chăm sóc đường huyết từ chuyên gia của DiaB giúp cung cấp những kiến thức tiêu chuẩn về bệnh lý đái tháo đường, dinh dưỡng, vận động, tinh thần trong điều trị một cách ngắn gọn, dễ hiểu, dễ áp dụng cho bệnh nhân, đồng thời đối chiếu với dữ liệu thay đổi chỉ số đường huyết từ máy theo dõi đường huyết liên tục để đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn.

Nếu bạn có thắc mắc về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường hoặc muốn kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn, hãy tham khảo chương trình thay đổi lối sống kết hợp với máy theo dõi đường huyết liên tục tại https://abbott.diab.com.vn/

Tham khảo

DiaB – Hệ sinh thái toàn diện dành riêng cho người Đái tháo đường

▪️ Chương trình Hướng dẫn kiểm soát đường huyết thông qua Thay đổi lối sống
▪️ Ứng dụng thông minh: Thư viện kiến thức và quản lý sức khỏe Đái tháo đường
▪️ Cửa hàng trực tuyến sản phẩm chăm sóc sức khỏe Đái tháo đường

Liên hệ tư vấn: 0931 888 832

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Contact Me on Zalo