Góc giải đáp: Mức độ nguy hiểm của bàn chân đái tháo đường 2023

Bàn chân đái tháo đường là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến 15% trong số 200 triệu bệnh nhân đái tháo đường trên toàn thế giới. Tình trạng này có thể ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường. Cùng DIAB tìm hiểu cách phòng ngừa và chăm sóc bàn chân đái tháo đường tốt nhất. 

1. Bàn chân đái tháo đường là gì?

Bàn chân đái tháo đường là một biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường. Đây là tình trạng tổn thương dây thần kinh và mạch máu trên bàn chân do đái tháo đường gây ra. 

Tình trạng này thường xuất hiện do các vấn đề liên quan đến tuần hoàn máu và dây thần kinh. Các triệu chứng của bàn chân đái tháo đường bao gồm đau, chuột rút, cảm giác tê cóng, da khô, nứt nẻ, vết thương và loét thậm chí là hoại tử da. 

Bàn chân đái tháo đường là gì?
Bàn chân đái tháo đường là gì?

Ước tính mỗi năm có khoảng từ 4 – 10% người bệnh bị biến chứng bàn chân đái tháo đường, trong đó từ 1 – 4% là bị viêm loét. Hiện tại, 2 yếu tố nguy cơ gây bàn chân đái tháo đường phổ biến nhất là:

Bệnh thần kinh đái tháo đường: 

Bệnh đái tháo đường có thể gây tổn thương cho hệ thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh ngoại vi. Tổn thương dây thần kinh khiến cho cảm giác đau bị giảm sút. Mất cảm giác đau có thể dẫn đến việc không nhận biết được sự tổn thương, chấn thương hoặc áp lực lên bàn chân, từ đó hình thành vết thương và loét.

Ngoài ra, rối loạn chức năng tự chủ dẫn đến giảm tiết mồ hôi, gây khô da có thể phát triển các vết nứt hoặc vết nứt có thể dễ bị nhiễm trùng.

Bệnh mạch máu ngoại vi (PAD):

Đây là một tình trạng mạch máu bị tắc nghẽn, thường xảy ra ở chân và tay. PAD có thể là một yếu tố góp phần vào việc tổn thương bàn chân đái tháo đường do làm suy yếu khả năng tuần hoàn máu và cung cấp dưỡng chất cho bàn chân.

Ngoài ra còn có một vài nguyên nhân khác ảnh hưởng đến bàn chân đái tháo đường: tuần hoàn máu kém, ít vận động, đường huyết tăng ngoài khả năng kiểm soát, đái tháo đường thời gian dài,…

Điều quan trọng là chủ động phòng ngừa những nguyên nhân này thông qua quản lý bệnh đái tháo đường hiệu quả và chăm sóc bàn chân đúng cách để giảm nguy cơ bị tổn thương cũng như các biến chứng.

Tìm hiểu thêm về bệnh mạch máu ngoại vi: Bệnh mạch máu ngoại vi gồm những bệnh nào? Nguyên nhân và triệu chứng cảnh báo

2. Chẩn đoán biến chứng bàn chân đái tháo đường

Chẩn đoán biến chứng bàn chân đái tháo đường rất quan trọng để tìm ra các vấn đề về sức khỏe bàn chân trước khi chúng gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

2.1. Tầm soát bàn chân đái tháo đường

– Xuất hiện các triệu chứng: thay đổi màu da, sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân, bàn chân lạnh, da khô, vết loét hở trên bàn chân chậm lành hoặc chảy dịch,…

– Các biện pháp khám giúp đánh giá cảm giác của bản chân như: cảm giác nóng lạnh, cảm giác đau, cảm giác rung âm thoa, điện cơ,..

– Đánh giá tổn thương xương dựa trên các hình ảnh X Quang, MRI, CT Scan,…

2.2. Đánh giá vết thương, vết loét trên bàn chân đái tháo đường

Bên cạnh đó, để chẩn đoán bàn chân đái tháo đường các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương, nhiễm trùng. Việc đánh giá chính xác và đầy đủ sẽ giúp xác định mức độ tổn thương, loại vết thương và vết loét, từ đó đưa ra phác đồ điều trị và chăm sóc phù hợp.

Đánh giá vết thương, vết loét trên bàn chân đái tháo đường
Đánh giá vết thương, vết loét trên bàn chân đái tháo đường

– Quan sát vết thương: kiểm tra kích thước, hình dạng, độ sâu và mức độ nhiễm trùng của vết thương. Điều này giúp đánh giá mức độ tổn thương và xác định liệu có cần điều trị phẫu thuật hay không.

– Xét nghiệm mô: đôi khi, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm mô từ vết thương hoặc vết loét để xác định loại mô bị tổn thương và phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng. 

Tìm hiểu thêm: Biến chứng hoại tử bàn chân ở người đái tháo đường

3. Cách phòng ngừa bàn chân đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra biến chứng phức tạp như bàn chân đái tháo đường, do đó việc phòng ngừa rất quan trọng. Nếu xuất hiện vết loét, việc chăm sóc sớm và đúng phương pháp là cần thiết để giúp vết thương nhanh lành và ngăn ngừa bàn chân đái tháo đường. 

3.1. Nên làm gì để phòng ngừa bàn chân đái tháo đường? 

Nên làm gì để phòng ngừa bàn chân đái tháo đường? 
Nên làm gì để phòng ngừa bàn chân đái tháo đường?

– Kiểm tra bàn chân của bạn hàng ngày, đến gặp bác sĩ ngay nếu có vết đỏ, đau, phồng rộp, vết cắt, vết trầy xước hoặc vết loét khác. 

– Mang giày thoải mái, đảm bảo kiểm tra bên trong giày và cảm nhận xem có thứ gì có thể cọ xát vào chân không. 

– Duy trì lưu lượng máu đến bàn chân. Ví dụ, kê cao chân khi ngồi và thường xuyên ngọ nguậy các ngón chân. Duy trì hoạt động, nhưng chọn các hoạt động nhẹ nhàng hơn cho đôi chân, chẳng hạn như đi bộ hoặc bơi lội.

– Hãy rửa chân thường xuyên, đặc biệt là giữa các ngón chân. 

– Dưỡng ẩm cần thiết để giữ cho làn da của bạn không bị khô hoặc nứt nẻ. Những điều này cũng ngăn ngừa vết chai hình thành. 

– Tránh nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Luôn kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi tắm 

– Hãy đến gặp bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa chân ngay lập tức nếu bạn thấy bàn chân của mình có bất kỳ vấn đề gì.

– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý và vận động phù hợp ngay từ ban đầu để hạn chế những biến chứng đái tháo đường. 

3.2. Không nên làm gì để phòng ngừa bàn chân đái tháo đường? 

– Không đi chân trần trong nhà hoặc ngoài trời

– Không mang vớ chật, vì chúng có thể làm giảm lưu lượng máu đến chân của bạn. 

Tìm hiểu thêm: Biến chứng đái tháo đường type 2: mối liên hệ đái tháo đường và tuyến tụy

4. Làm thế nào để chăm sóc bàn chân đái tháo đường tốt nhất?

Thông thường, để chăm sóc cho bệnh nhân bàn chân tiểu đường, ta cần kiểm soát sự chuyển hóa, làm rộng vết thương, kiểm soát nhiễm khuẩn tại chỗ bằng cách sử dụng băng gạc. Nếu cần thiết, ta có thể sử dụng các yếu tố phát triển và phương pháp tái tạo mạch.

Chăm sóc bàn chân đúng cách là chìa khóa để ngăn ngừa loét bàn chân do tiểu đường. Ngay từ ban đầu, bạn có thể theo dõi đường huyết, huyết áp, cân nặng, cảm xúc và cả dinh dưỡng, vận động của bản thân để phòng ngừa các biến chứng tiểu đường ở chân. 

Và không cần phải tìm kiếm đâu xa, DIAB có ứng dụng trên điện thoại cung cấp giải pháp quản lý tiểu đường toàn diện gồm: kiến thức, kĩ năng, dinh dưỡng, vận động, có chuyên gia tư vấn và huấn luyện viên sức khỏe đồng hành.

Ứng dụng của DIAB còn giúp bạn tạo thực đơn mẫu phù hợp với cân nặng, thói quen ăn uống và tình trạng sức khoẻ. Từ đó, cải thiện sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. 

Tải ứng dụng ngay để quản lý sức khỏe hiệu quả: https://diab.com.vn/giai-phap/ 

5. Kết luận

Biến chứng bàn chân đái tháo đường và các biến chứng khác được các chuyên gia gọi là đường 1 chiều. Bởi khi đã có dấu hiệu biến chứng dù là nhỏ nhất thì chỉ có để tìm mọi cách để trì hoãn và càng không thể điều trị hết hoàn toàn. 

Vậy nên tuyệt đối đừng chọn con đường 1 chiều này và hãy đổi hướng khi còn có thể bằng các cách mà DIAB gợi ý. Đặc biệt, không nên chủ quan kể cả những vết thương nhỏ ở chân vì rất dễ nhiễm trùng, gây nhiều biến chứng bàn chân đái tháo đường nguy hiểm đến sức khỏe.

thxduyen

Có thể bạn quan tâm:

Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ: chỉ số, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường – 1 kế hoạch dinh dưỡng hoàn hảo

Làm gì tốt cho thận? 5 cách giúp thận khỏe khi bạn mắc đái tháo đường

DiaB – Hệ sinh thái toàn diện dành riêng cho người Đái tháo đường

▪️ Chương trình Hướng dẫn kiểm soát đường huyết thông qua Thay đổi lối sống
▪️ Ứng dụng thông minh: Thư viện kiến thức và quản lý sức khỏe Đái tháo đường
▪️ Cửa hàng trực tuyến sản phẩm chăm sóc sức khỏe Đái tháo đường

Liên hệ tư vấn: 0931 888 832

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Call Now Button