Mẹ bầu đã biết chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm?

Biết được chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn hay nguy hiểm là điều quan trọng giúp mẹ bầu kiểm soát bệnh kịp thời. Đây là căn bệnh mà khá nhiều mẹ bầu đang mắc phải có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và hệ luỵ sau này nếu không được kiểm soát kịp thời. Vậy đâu là chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn và bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Chỉ số tiểu đường thai kỳ là gì?

Chỉ số đường thai kỳ chính là mức đường huyết của phụ nữ mang thai. Có thể hiểu, đây là chỉ số đo lượng glucose trong máu khi mang thai. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. 

Chỉ số tiểu đường thai kỳ là gì?
Chỉ số tiểu đường thai kỳ là gì?

Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), tỉ lệ đái tháo đường thai kỳ năm 2021 tại Việt Nam tăng lên 21,8%. Đây là một con số đáng lo ngại. Không chỉ vậy, căn bệnh này còn để lại nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.

Kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho thai phụ và thai nhi. 

Tìm hiểu thêm: Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ: chỉ số, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

2. Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là an toàn và nguy hiểm?

Thai phụ cần biết được chỉ số tiểu đường thai kỳ là bao nhiêu để phát hiện sớm nếu mắc bệnh và có chế độ ăn uống, sinh hoạt để kiểm soát kịp thời. 

2.1. Chỉ số tiểu đường thai kỳ trong lần khám thai đầu tiên

Các thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ được chỉ định xét nghiệm đường huyết khi đói, HbA1C hoặc xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy nguy cơ đái tháo đường thai kỳ ở từng loại xét nghiệm như sau:

– Nếu đường huyết lúc đói lớn hơn 7,0 mmol/L, HbA1C > 6,5%, chỉ số đường huyết ngẫu nhiên lớn hơn 11,1 mmol/L thì được chẩn đoán là tiểu đường lâm sàng.

– Nếu đường huyết lúc đói nằm trong khoảng từ 5,1 đến 7,0mmol/L thì thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.

– Còn chỉ số đường huyết lúc đói nhỏ hơn 5,1 mmol/L, sẽ đợi đến tuần 24-28 của thai kỳ để làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, từ đó chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

Trò chuyện ngay cùng đội ngũ bác sĩ, chuyên gia và huấn luyện viên giàu kinh nghiệm của Diab. Bạn sẽ được tư vấn lộ trình phù hợp, thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng giúp bạn tự tin và sống khoẻ hơn, bảo vệ sức khoẻ của mẹ và bé. 

Tham gia chương trình của Diab, bạn sẽ nhận được hiệu quả tích cực:

– Giảm HbA1c, ổn định đường huyết. 

– Phòng ngừa biến chứng của tiểu đường. 

– Hiểu về tiểu đường toàn diện. 

– Tạo dựng và duy trì thói quen lành mạnh. 

– Cải thiện sức khỏe tinh thần.

2.2. Chỉ số tiểu đường thai kỳ trong tuần 24-28 của thai kỳ

Ở thời gian này, các thai phụ có chỉ số đường huyết lúc đói nhỏ hơn 5,1 mmol/L sẽ thực hiện tiếp nghiệm pháp dung nạp glucose. 

Ngoài ra, nghiệm pháp dung nạp glucose có thể được thực hiện ở tất cả các mẹ bầu hoặc được chỉ định thực hiện khi mẹ bầu có một trong những đặc điểm sau: 

– Bị béo phì, thừa cân trước và trong khi mang thai 

– Mang thai khi trên 30 tuổi

– Tiền sử có người thân trong gia đình mắc tiểu đường tuýp 2

– Bản thân đã bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước 

– Sinh con lần trước có cân nặng trên 4,1kg hoặc đã bị thai lưu không rõ nguyên nhân

Thai phụ có chỉ số đường huyết lúc đói nhỏ hơn 5,1 mmol/L sẽ thực hiện tiếp nghiệm pháp dung nạp glucose
Thai phụ có chỉ số đường huyết lúc đói nhỏ hơn 5,1 mmol/L sẽ thực hiện tiếp nghiệm pháp dung nạp glucose

Cách thực hiện như sau: Đầu tiên, thai phụ sẽ được xét nghiệm đường huyết lúc đói. Sau đó uống 75g đường glucose trong 5 phút để theo dõi. Bác sĩ sẽ lấy máu để định lượng chỉ số đường huyết sau 1-2 giờ uống đường glucose. 

– Nếu chỉ số đường huyết lúc đói > 7,0mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.

Thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi có một trong những điều sau:

– Chỉ số đường huyết lúc đói ≥ 5,1 mmol/L

– Thời điểm 1 giờ sau khi uống glucose, chỉ số đường huyết  ≥ 10,0 mmol/L

– Thời điểm 2 giờ sau khi uống glucose, chỉ số đường huyết ≥ 8,5 mmol/L

Theo Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA) cho biết chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là khi cả 3 thông số đều nhỏ hơn các giá trị nêu trên. Thì thai phụ hoàn toàn bình thường và có thể an tâm mình không mắc đái tháo đường thai kỳ.  

Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Vì vậy, trong thời gian này các thai phụ cần tầm soát tiểu đường thai kỳ và thường xuyên kiểm tra sức khoẻ, theo dõi tình trạng cơ thể. 

Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, DIAB có chương trình Thay đổi lối sống – Phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2. Với thông điệp “Chậm lại để Tốt hơn” chương trình hướng dẫn thay đổi lối sống, giúp bạn tự tin sống khỏe cùng đái tháo đường chỉ sau 12 TUẦN.

Chương trình tuân thủ tiêu chuẩn & khuyến nghị của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ và có lộ trình cá nhân hoá, phù hợp và hiệu quả nhất với từng cá nhân. Không chỉ vậy, đội ngũ bác sĩ, chuyên gia và huấn luyện viên giàu kinh nghiệm của DIAB sẽ đồng hành cùng bạn.

Tham gia ngay tại đây: https://chuongtrinh.diab.com.vn/ 

3. Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp kiểm soát chỉ số tiểu đường thai kỳ

Lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng và vận động là một phần quan trọng trong việc giữ cho chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn. Không chỉ chăm sóc tốt cho cơ thể mà bạn còn đang chăm sóc cho đứa bé đang lớn dần trong bụng. 

3.1. Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị nên sử dụng phương pháp đĩa thức ăn – Plate Method. Phương pháp này giúp thai phụ cân bằng các loại thực phẩm bổ dưỡng. 

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị nên sử dụng phương pháp đĩa thức ăn - Plate Method
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị nên sử dụng phương pháp đĩa thức ăn – Plate Method

Phương pháp này được chia theo hướng dẫn sau: 

– Dùng đĩa chứa thức ăn có đường kính 20cm – loại đĩa mà chúng ta thường ăn cơm ở tiệm. 

– Chia đĩa làm đôi: 1/2 đĩa chứa rau củ: rau luộc hay chế biến kiểu salad, rau củ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, ít tinh bột

– 1/2 đĩa còn lại được chia thành đôi: 1/4 đĩa chứa tinh bột: cơm gạo lứt, mì, bánh mì, khoai,… 1/4 đĩa còn lại chứa thịt, cá, trứng,…

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xác định khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng. Hãy để DIAB được đồng hành, giúp bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng dành riêng cho bạn. 

Tìm hiểu thêm về cách cân bằng dinh dưỡng qua video của BSCKI. Trần Vũ Lan Hương – Bác sĩ Nội tiết – Dinh dưỡng của DiaB.

3.2. Giữ gìn sức khoẻ, lối sống lành mạnh khi mang thai

NIDDK khuyến nghị phụ nữ mang thai nên giữ gìn sức khoẻ như sau:

– Tập thể dục đều đặn với mức độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần. 

– Sau khi sinh, hãy từ từ tập lại các bài tập aerobic thường xuyên, cường độ vừa phải để dần lấy lại cân nặng khỏe mạnh.

– Tăng cân khi mang thai là bình thường, nhưng tăng quá nhiều hoặc quá ít có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi. 

Ngoài ra, các Chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể đưa ra lời khuyên về cân nặng lý tưởng qua các giai đoạn mang thai. Liên hệ với Diab ngay để được tư vấn chi tiết. 

Tìm hiểu thêm: CẦN GIẢM BAO NHIÊU CÂN ĐỂ KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

4. Kết luận

Để điều chỉnh chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn, bạn có thể chọn kết hợp các loại rau không chứa tinh bột, protein nạc và ngũ cốc. Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và có chế độ dinh dưỡng phù hợp. 

Vì thế, DIAB luôn sẵn sàng là người bạn đồng hành chăm sóc sức khoẻ mẹ bầu và em bé ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ. 

Liên hệ với chúng tôi ngay:

Hotline: 0768 07 07 27

Website: https://diab.com.vn

thxduyen

Có thể bạn quan tâm:

Bí kíp sống khỏe cùng chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2

ĐIỂM MẶT 5 LẦM TƯỞNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

NHỮNG CON SỐ “BIẾT NÓI” TỪ VIỆC THAY ĐỔI LỐI SỐNG

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Contact Me on Zalo