Về tinh thần
Có một chế độ ăn phù hợp cho người tiểu đường tuýp 2 là một trong những cách hiệu quả giúp bạn sống khỏe cùng tiểu đường. Bài viết này sẽ gợi ý đến bạn các thực phẩm và chế độ ăn tốt cho sức khỏe người mắc tiểu đường tuýp 2 hoặc tiền tiểu đường.
Vì sao cần xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2?
Nếu bạn nhận chẩn đoán bị tiểu đường tuýp 2, điều đầu tiên các bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn là lập một kế hoạch ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn phù hợp sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim.
Nếu không có chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 đúng khoa học, lượng calo và carbohydrate được hấp thu vượt mức cơ thể cho phép. Từ đó khiến lượng đường trong máu tăng. Dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, các biến chứng lâu dài: tổn thương thần kinh, thận, tim,…
Ngược lại, nếu có chế độ ăn lành mạnh sẽ góp phần giảm gánh nặng cho cơ thể, chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn, cải thiện đường huyết giúp cơ thể khoẻ mạnh.
Tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của đái tháo đường tuýp 2 đến thần kinh: Một số biến chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 2
Bạn hoàn toàn có thể bảo vệ sức khoẻ, giữ lượng đường trong máu ở mức an toàn bằng cách chọn chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 hợp lý. Cũng đừng quên theo dõi thói quen ăn uống của bản thân bạn nhé.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xây dựng một chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2, đừng lo lắng đã có DIAB. Với thông điệp “Chậm lại để Tốt hơn”, DIAB mang đến cho người thừa cân, có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 chương trình Huấn luyện trong vòng 12 tuần.
Tham gia chương trình, người bệnh được tham dự nhiều buổi khai vấn trực tiếp cùng một huấn luyện viên sức khoẻ về các phía cạnh của lối sống. Không chỉ vậy, bạn còn được hỗ trợ xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, thói quen vận động,…
Tham gia ngay cùng Diab: https://tientieuduong.diab.com.vn/
Nguyên tắc về chế độ ăn của người bị tiểu đường tuýp 2
Ăn uống lành mạnh là nền tảng của bất kỳ kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường nào. Nhưng không riêng gì những thứ bạn ăn mới ảnh hưởng đến lượng đường trong máu mà ăn bao nhiêu và ăn khi nào cũng quan trọng.
Vậy nguyên tắc của chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 là gì?
– Duy trì thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều), không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế.
– Ăn chậm, nhai kỹ và ăn đủ với nhu cầu của cơ thể
– Nên ăn các món chế biến đơn giản như hấp, luộc
– Tránh thức ăn nhiều đường, đặc biệt là đường đơn như mật ong, mứt, đồ uống lạnh có đường, kẹo, socola,…
– Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết tăng
– Tránh thức ăn chiên, nướng vì quá nhiều dầu dẫn đến béo phì và kháng insulin
Ngoài ra, carbohydrate có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Để kiểm soát lượng đường trong máu, hãy tập trung vào kiểm soát tổng lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn.
Cơ thể chúng ta ưu tiên sử dụng năng lượng từ nguồn carbohydrate. Chúng được hệ tiêu hóa phân hủy thành glucose, đi vào máu và sau đó đến các tế bào. Việc bổ sung cho cơ thể quá nhiều lượng carbohydrate có liên quan đến tăng cân, tim mạch và cả bệnh tiểu đường.
Không chỉ vậy, chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 cũng nên áp dụng nguyên tắc vàng:
– Đừng bỏ nước nấu rau vì nó có chứa khoáng chất và vitamin.
– Bổ sung một số loại rau như món salad trong bữa ăn của bạn.
– Đừng nấu thức ăn quá chín vì quy trình này sẽ phá hủy các vitamin.
Đừng ngần ngại liên hệ với DIAB để được tư vấn chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 khoa học và chất lượng.
Email: lienhe@diab.com.vn
Hotline: 0768070727
Website: https://diab.com.vn/
Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 với đầy đủ chất dinh dưỡng
Việc lựa chọn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn của người bị tiểu đường tuýp 2, có thể giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng bệnh. Đầy đủ chất dinh dường nghĩa là cung cấp đủ cho cơ thể 4 nhóm thức ăn: bột, đạm, rau củ, trái cây.
Dưới đây là các loại thực phẩm phù hợp với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2:
Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất: Rau, trái cây
Rau là cơ sở của một chế độ ăn uống dinh dưỡng. Đây là thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời. Chất xơ và carbohydrate phức tạp có trong một số loại rau có thể giúp bạn cảm thấy no. Điều này có thể ngăn chặn việc ăn quá nhiều, dẫn đến tăng cân hoặc lượng đường trong máu.
Một số loại rau bạn có thể thêm vào chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2: bông cải xanh, cà rốt, cà chua, bắp, đậu xanh, mướp đắng, súp lơ, rau dền, rau diếp cá. Đặc biệt, trong cà rốt có chứa hàm lượng beta – carotene cao giúp kiểm soát đường huyết rất tốt.
Lưu ý, với những bệnh nhân lớn tuổi nên ăn rau mới lượng vừa phải, bởi quá nhiều chất xơ có thể gây khó tiêu hoá.
Tìm hiểu thêm: 4 SAI LẦM NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THƯỜNG GẶP KHI ĂN KIÊNG
Thực phẩm giàu đạm: Các loại đậu
Bên cạnh rau, đậu cũng là nguồn cung cấp chất xơ và protein tuyệt vời. Hàm lượng chất xơ cao trong các loại đậu giúp cơ thể hấp thụ ít carbohydrate hơn. Điều này có nghĩa, đậu là thực phẩm tuyệt vời dành cho bệnh nhân mắc đái tháo đường.
Một số loại đậu bạn có thể thêm vào chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2: đậu đỏ, đậu đen, đậu ván trắng,… Hoặc các loại đậu khác như đậu nành, đậu xanh, đậu Hà Lan,… cũng có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu.
Thực phẩm giàu tinh bột: Các loại ngũ cốc
Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt là một trong những thực phẩm giúp bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 nên hạn chế tinh bột như bánh mì thay vào đó hãy sử dụng ngũ cốc.
Một số loại ngũ cốc: lúa mì nguyên hạt hoặc mì ống làm từ đậu, bánh mì nguyên hạt, cháo bột yến mạch, kiều mạch, gạo lứt, lúa mạch, quả lúa mì,…
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể uống được sữa, dùng các thực phẩm chế biến từ sữa. Một số nghiên cứu cho rằng, sữa có tác động tích cực đến việc tiết insulin ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Tuy nhiên nên dùng những loại sữa không đường, hay các loại sữa được chế biến đặc biệt cho bệnh nhân đái tháo đường, sữa ít béo hoặc tách béo.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể ăn một hũ sữa chua không đường hoặc sữa chua Hy Lạp trước bữa ăn. Điều này giúp làm giảm sự hấp thu chất bột đường, ít làm tăng đường huyết sau ăn.
Một số câu hỏi thường gặp về chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2
Bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn trái cây không?
Câu trả lời là có. Trái cây đều tốt cho tất cả mọi người và không khác gì khi bạn bị tiểu đường. Mặc dù đường trong trái cây khác với đường được thêm vào trong những thứ như sô cô la, bánh quy và bánh ngọt hoặc loại đường tự do khác có trong nước ép trái cây và sinh tố.
Tuy nhiên chung quy vẫn là đường, vẫn dễ dàng làm tăng đường huyết. Hạn chế ăn các loại trái cây nhiều đường: mít, xoài chín, vải thiều, nhãn, sầu riêng,… Các loại trái cây ít đường tốt cho người tiểu đường tuýp 2: dâu tây, bưởi, cam, quýt, táo, lê,…
Ngoài ra, bạn cần lưu ý phải phù hợp với lượng carbohydrate trong kế hoạch thực phẩm hàng ngày, ăn vừa đủ, tránh ăn một lượng lớn trái cây ngọt cùng lúc.
Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có thể ăn nhẹ giữa các bữa ăn không?
Nếu người bệnh tiểu đường đang tiêm insulin, hoặc lượng đường trong máu thấp thì có thể ăn nhẹ giữa các bữa ăn để giúp duy trì lượng đường trong máu. Những món ăn nhẹ này nên chứa một số carbohydrate tinh bột.
Tuy nhiên, ăn vặt có thể khiến việc kiểm soát cân nặng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy muốn ăn nhẹ, hãy chọn thực phẩm lành mạnh như bánh ngũ cốc, bánh không đường,…
Kết luận
Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 rất quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh. Sử dụng thực phẩm lành mạnh, kiểm soát khẩu phần và lịch trình để quản lý lượng đường trong máu của bạn.
Hãy để Diab được đồng hành cùng bạn, giúp bạn vượt qua thử thách dễ dàng hơn: https://diab.com.vn/
thxduyen
Có thể bạn quan tâm:
ĐIỂM MẶT 5 LẦM TƯỞNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CẦN GIẢM BAO NHIÊU CÂN ĐỂ KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?
Làm chủ đường huyết giảm đến 40% nguy cơ ung thư ở người Đái tháo đường
Ngày nay, chúng ta thường quên đi việc chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường. Bạn có biết khoảng 10% – 15% người bệnh tiểu đường cũng bị trầm cảm? Sức khỏe tinh thần ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh: suy nghĩ, cảm nhận và các mối quan hệ. Cùng DIAB xem đâu là cách chăm sóc sức khỏe tinh thần hiệu quả.
1. Chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường loại 2 quan trọng thế nào?
Tiểu đường tuýp 2 được cho là ảnh hưởng đến 6% đến 9% dân số thế giới và 7,3% dân số Việt Nam. Các nhà nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn nhiều ở những người mắc chứng rối loạn sức khỏe tinh thần.
Hơn nữa, tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra một số triệu chứng như mệt mỏi và mất năng lượng. Từ đó làm giảm khả năng tập trung, dễ cảm thấy chán nản và thiếu sự hứng thú trong các hoạt động hàng ngày. Điều này có thể góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 là 39,7% ở những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ và 20,7% ở những người mắc chứng rối loạn ăn uống. Các rối loạn sức khỏe tinh thần khác có tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 cao bao gồm rối loạn sử dụng chất gây nghiện (15%), rối loạn lo âu (13%), rối loạn lưỡng cực (11%) và rối loạn tâm thần (11%).
Hơn nữa, mối liên hệ giữa tiểu đường tuýp 2 và chăm sóc sức khỏe tinh thần có hai chiều. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị trầm cảm có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường và những người mắc bệnh tiểu đường dễ bị trầm cảm hơn.
– Căng thẳng có thể làm tăng hoặc giảm lượng đường trong máu, điều này có thể khiến việc quản lý insulin trở nên khó khăn hơn.
– Những người bị trầm cảm có thể có các triệu chứng như mệt mỏi, mất hứng thú với các hoạt động hay ăn uống. Điều đó có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, hoạt động thể chất, tất cả đều tác động tiêu cực đến việc quản lý bệnh tiểu đường.
– Tăng cân có thể là tác dụng phụ của thuốc điều trị, chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường. Điều này có thể khiến họ khó duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Tìm hiểu thêm: 6 thói quen tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường
2. Tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần thế nào?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, quản lý tình trạng bệnh, sự dao động của đường huyết khiến người bệnh tiểu đường gặp nhiều triệu chứng liên quan đến sức khỏe tâm thần.
Nguy cơ trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2
Chẩn đoán tiểu đường không chỉ là mối đe dọa đối với sức khỏe mà còn với lối sống của một người.
Một số biểu hiện trầm cảm ở người tiểu đường dễ nhận biết như rối loạn giấc ngủ, thay đổi cảm giác thèm ăn, khó tập trung, mất năng lượng, lo lắng, yếu đuối và buồn bã. Đôi khi người bệnh cũng trở nên cáu kỉnh, tức giận và thậm chí còn nguy hiểm hơn thế.
Nguy cơ rối loạn lo âu ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2
Ngoài trầm cảm, người bệnh còn có thể đối mặt với chứng rối loạn lo âu. Theo CDC Hoa Kỳ, 1/5 người tiểu đường loại 2 và 1/6 người tiểu đường loại 1 thường mắc các triệu chứng rối loạn lo âu từ trung bình đến nghiêm trọng.
Các triệu chứng có thể là lo lắng quá mức, hoảng sợ, cáu kỉnh, lú lẫn, thường xuyên đổ mồ hôi và bị gián đoạn giấc ngủ. Vậy nên các triệu chứng của rối loạn lo âu thường dễ bị nhầm với chứng hạ đường huyết
Có thể chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường với liệu pháp tâm lý, duy trì hoạt động thể chất, thực hành các kỹ thuật thư giãn và cải thiện giấc ngủ.
Nguy cơ rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2
Giấc ngủ là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và ngược lại cũng bị ảnh hưởng bởi lượng đường trong máu. Những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, chất lượng giấc ngủ kém.
Ngoài ra, theo CDC, ngủ không đủ giấc có liên quan đến việc tăng nguy cơ tiền tiểu đường, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.
Nếu bạn bị tiểu đường trong một thời gian dài hoặc lượng đường trong máu tăng quá cao, có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh. Điều này ảnh hưởng đến chân, cánh tay, bàn chân, bàn tay và có thể gây chuột rút, đau, tê, ngứa ran. Đặc biệt những triệu chứng này có thể tồi tệ hơn vào ban đêm dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ hay ngưng thở khi ngủ.
Có thể thấy những ảnh hưởng của tiểu đường loại 2 nghiêm trọng như thế nào nếu không biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường. Người tiểu đường nên thường xuyên chú ý đến cảm xúc, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân như theo dõi đường huyết hay cùng nhau hoạt động thể chất để giảm bớt căng thẳng.
Tham khảo tại: Người tiểu đường dễ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần
3. Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần khi bị tiểu đường loại 2
Cũng giống như chăm sóc cơ thể, chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường cũng quan trọng không kém để có một cuộc sống lành mạnh. Và tất nhiên, bạn không đơn độc trong hành trình này. Cùng DIAB tham khảo cách chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Người bệnh tiểu đường nên chú ý đến cảm xúc của bản thân
Cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, thất vọng hay tiêu cực là những cảm xúc trong cuộc sống mà ai cũng trải qua. Những cảm xúc này có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn không biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần khi bị tiểu đường.
Hãy tạo thói quen quan tâm, chú ý đến cảm xúc của bản thân hàng ngày. Đặt câu hỏi cho chính mình về cảm giác hiện tại, ví dụ: “Tôi cảm thấy như thế nào trong ngày hôm nay?”, “Có điều gì làm tôi lo lắng hay căng thẳng không?”.
Hơn nữa, đừng ngần ngại tạo ra thời gian để thực hiện những hoạt động yêu thích, như đọc sách, nghe nhạc, đi dạo, hoặc tham gia hoạt động sáng tạo. Những hoạt động này có thể giúp giảm căng thẳng và tăng cường trạng thái tâm lý tích cực.
Người bệnh tiểu đường nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Có khi nào bạn cảm thấy tệ sau khi ăn quá nhiều thức ăn nhanh và cảm thấy thoải mái hơn sau khi ăn nhiều rau xanh? Đó chính là vì thức ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Kết hợp các loại thực phẩm nguyên chất như rau, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và thịt nạc sẽ cung cấp cho bạn chất dinh dưỡng cũng như năng lượng quan trọng để cơ thể hoạt động hiệu quả.
Ngoài ra, các lựa chọn thực phẩm có chứa protein và chất xơ có thể giúp bạn cảm thấy no và giảm cảm giác thèm ăn. Một nghiên cứu còn phát hiện ra rằng những người ăn bữa sáng giàu protein có lượng đường trong máu thấp hơn và giảm cảm giác thèm ăn vào cuối ngày.
Tải ngay ứng dụng của DIAB để tham khảo thực đơn mẫu phù hợp với cân nặng cũng như tình trạng sức khoẻ của bạn. Ngoài ra, bạn có thể chụp bữa ăn gửi các chuyên gia dinh dưỡng trong ứng dụng để nhận được lời khuyên bổ ích.
Tải ứng dụng tại đây: https://diab.com.vn/giai-phap/
Thêm hoạt động thể chất vào thói quen sinh hoạt hàng ngày
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể chất cũng là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường. Tập thể dục có thể giúp giảm huyết áp, cải thiện giấc ngủ và đặc biệt giảm tình trạng kháng insulin của cơ thể.
Tập thể dục cũng đã được chứng minh là cải thiện các triệu chứng trầm cảm, lo lắng, chấn thương và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác. Đồng thời mang lại vô số lợi ích khi nó trở thành một phần trong thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Bởi vì khi bạn vận động, cơ thể tiết ra các chất hóa học tự nhiên như endorphin, serotonin và dopamin, góp phần làm giảm cảm giác căng thẳng, cải thiện tâm trạng.
Nếu hiện tại bạn chưa có thói quen này, có thể bắt đầu với việc vươn vai, đi bộ hàng ngày, chủ động đi lại nhiều hơn, hạn chế ngồi trong thời gian dài. Hãy tìm cách kết hợp các loại hoạt động thể chất khác vào cuộc sống của mình.
Khi bạn thêm vận động vào thói quen hàng ngày của mình, bạn có thể thấy mình cảm thấy tốt hơn, có động lực hơn và thậm chí hào hứng để thử các hoạt động mới.
Hãy sáng tạo và làm cho các hoạt động thể chất trở nên vui vẻ. Ngoài ra, hãy rủ thêm bạn bè hoặc người thân cùng tham gia với mình để tạo động lực và tinh thần sảng khoái khi hoạt động.
Người bệnh tiểu đường có thể tăng cường các hoạt động ngoài trời
Đi ra ngoài cũng là một liều thuốc chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường hiệu quả. Tiếp xúc với không gian xanh, ánh nắng mặt trời làm tăng hoạt động thần kinh giao cảm, đó là hệ thống giúp chúng ta thư giãn.
Hơn thế nữa, tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên kích thích cơ thể sản xuất vitamin D và serotonin, cả hai đều đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy tâm trạng. Đây là lý do chính giải thích tại sao ngay cả khi dành một lượng nhỏ thời gian bên ngoài cũng có liên quan đến việc tăng cảm giác hạnh phúc và giảm lo lắng, trầm cảm.
Bạn có thể dành 10-15 phút vào buổi sáng để thiền ngoài trời hoặc dắt chó con đi dạo quanh khu nhà. Hoặc đi bộ buổi tối sau bữa ăn 2 tiếng nếu bận rộn và không có thời gian tập luyện trong ngày.
Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên giấc ngủ của bản thân
Một cách chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường là cải thiện, nâng niu giấc ngủ. Giấc ngủ cũng là chìa khóa để có sức khỏe tốt. Bạn ngủ bao lâu và ngủ ngon như thế nào có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn theo nhiều cách.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách hạn chế tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo trước khi đi ngủ. Ví dụ như ánh sáng từ tivi, điện thoại thông minh, máy tính,… Giảm thiểu ánh sáng trong phòng ngủ và duy trì nhiệt độ phòng mát mẻ để giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ.
Đôi khi bạn có thể cảm thấy chán nản, lo lắng, thất vọng hoặc mệt mỏi với việc chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường. Giống như bệnh tiểu đường đang kiểm soát bạn thay vì điều ngược lại.
Đừng lo lắng vì DIAB có chương trình Sống khỏe cùng Đái tháo đường giúp bạn thay đổi lối sống, sống tự tin mà không ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Bạn sẽ được đồng hành cùng các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ với những kiến thức đái tháo đường hữu ích và tạo chế độ dinh dưỡng, vận động dành riêng cho bạn.
Không chỉ vậy, đây còn là cơ hội giúp bạn kết nối với cộng đồng những người có tình trạng sức khoẻ với bạn. Từ đó, có thể cùng nhau chia sẻ bí kíp tạo động lực sống khỏe mỗi ngày.
Tham gia chương trình tại đây: https://chuongtrinh.diab.com.vn/
Kết luận
Điều quan trọng là hãy luôn chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường bằng cách chú ý đến cảm xúc, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Nếu bạn nhận thấy cơ thể mệt mỏi, căng thẳng và không thể đưa ra quyết định, hãy hành động. Tâm sự với gia đình, bạn bè và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được sự hỗ trợ tốt nhất.
thxduyen
Có thể bạn quan tâm:
4 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường chính xác nhất
Tạo chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường tuýp 2 cân bằng và lành mạnh
Nhiều người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có chất lượng giấc ngủ kém hoặc rối loạn giấc ngủ. Tin tốt là việc thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục có thể cải thiện lượng đường trong máu cũng như nâng cao chất lượng giấc ngủ. Cùng tìm hiểu chi tiết 5 cách giúp bạn ngủ ngon hơn.
1. Vì sao người tiểu đường thường bị rối loạn giấc ngủ?
Mối quan hệ giữa giấc ngủ và đường huyết là không thể phủ nhận. Bệnh tiểu đường có thể gây rối loạn giấc ngủ và ngược lại, thiếu ngủ cũng khiến cho người bị tiểu đường khó kiểm soát đường huyết.
Khi lượng đường trong máu cao sẽ được đào thải qua đường tiểu. Điều này khiến thận hoạt động nhiều để loại bỏ lượng đường thừa ra khỏi cơ thể khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn.
Vào ban đêm, những lần đi vệ sinh thường xuyên này dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn. Hơn nữa, lượng đường trong máu cao cũng có thể gây đau đầu, tăng cảm giác khát nước và mệt mỏi từ đó gây rối loạn giấc ngủ ở người bệnh tiểu đường.
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ hoặc bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào khác, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và nhận lời khuyên tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Kế hoạch hoạt động thể chất giảm lượng đường trong máu hiệu quả 2023
2. Một giấc ngủ ngon quan trọng với người bệnh tiểu đường thế nào?
Mọi người đều cần một giấc ngủ ngon và điều này đặc biệt quan trọng khi bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Gregg Faiman, MD, bác sĩ tại Trung tâm Y tế Đại học Bệnh viện Cleveland ở Ohio cho biết: “Ngủ không đủ giấc có thể tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu, cả ngắn hạn và dài hạn. Trên thực tế, giấc ngủ cũng cần thiết cho sức khỏe của bạn như chế độ dinh dưỡng và tập thể dục.”
Ngủ quá ít gây căng thẳng cho cơ thể, khiến cơ thể giải phóng các hormone, bao gồm cả cortisol. Cortisol làm tăng khả năng kháng insulin và tăng lượng đường trong máu.
Mặt khác, ngủ quá nhiều cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của những người mắc bệnh tiểu đường. Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2020 trên Diabetologia, những người mắc bệnh tiểu đường ngủ nhiều hơn (hoặc ít hơn) bảy giờ có nguy cơ tử vong cao hơn so với những người ngủ đủ bảy giờ.
Tóm lại, ngủ đủ giấc là cần thiết cho sức khỏe vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự thèm ăn, điều chỉnh tâm trạng và năng lượng. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, ngủ ít hơn có thể gây buồn ngủ vào ban ngày, điều này có thể ảnh hưởng đến thói quen sống.
Tìm hiểu thêm: Các vấn đề về giấc ngủ của bệnh tiểu đường
3. 5 cách để ngủ ngon hơn khi bạn mắc bệnh tiểu đường
Dưới đây là một số cách đã được chứng minh có thể giúp bạn cải thiện giấc ngủ khi mắc bệnh tiểu đường.
3.1. Kiểm soát lượng đường trong máu
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng lượng đường trong máu vượt quá mức bình thường, thì việc kiểm soát lượng đường trong máu là quan trọng giúp bạn ngủ ngon hơn.
Những điều chỉnh đơn giản đối với chế độ dinh dưỡng có thể giúp bạn đạt được các chỉ số đường huyết trong phạm vi an toàn trước khi đi ngủ. Ví dụ, ăn nhiều rau và hạn chế tinh bột vào bữa tối. Đi bộ ngắn, tập hít thở sâu hoặc vươn vai cũng có thể tác động tích cực đến lượng đường trong máu.
3.2. Hình thành thói quen trước khi ngủ
Bên cạnh kiểm soát lượng đường huyết, việc hình thành một thói quen trước khi ngủ sẽ giúp tinh thần thoải mái và thư giãn, hạn chế rối loạn giấc ngủ. Có một thói quen trước khi ngủ phù hợp với cuộc sống của bạn và có thể thực hiện hàng ngày là tốt nhất. Ví dụ như: đi dạo, nghe nhạc thư giãn, đọc sách giấy, dưỡng da,…
Ngoài ra, sự thoải mái cũng rất quan trọng. Ưu tiên chọn mặc quần áo rộng rãi, chọn giường và gối phù hợp với sở thích của bạn. Giữ cho căn phòng với độ tối phù hợp, không quá tối cũng không quá sáng để có giấc ngủ ngon hơn.
Không chỉ vậy, bạn có thể đặt mục tiêu đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Những thói quen này có thể hạn chế sự rối loạn giấc ngủ từ đó cải thiện lượng đường trong máu.
Một điều khác cần lưu ý là không nên lạm dụng giấc ngủ ngắn. Những giấc ngủ ngắn chỉ nên trong khoảng 20 phút và giới hạn vào đầu giờ chiều. Ngủ trưa muộn hơn có khả năng làm mất ngủ vào buổi tối.
3.3. Tắt thiết bị điện tử vào ban đêm
Theo một nghiên cứu năm 2020, sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, bao gồm cả điện thoại thông minh, có thể gây mệt mỏi, tâm trạng tiêu cực và rối loạn giấc ngủ.
Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử cũng có thể làm tăng sự tỉnh táo và khiến bạn khó ngủ hơn. Nếu có thể, hãy tránh xem màn hình ít nhất một giờ trước khi đi ngủ và không nên để điện thoại cạnh giường.
3.4. Hạn chế sử dụng cafein vào buổi chiều
Cafein là một chất kích thích và có rất nhiều tác dụng phụ. Lượng cafein tăng cao nhất thường xảy ra sau 30 phút tiêu thụ, tuy nhiên, tác dụng của nó có thể kéo dài từ hai đến mười giờ.
Uống cafe vào buổi chiều hoặc buổi tối có thể làm tăng sự tỉnh táo, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và ngủ không ngon giấc. Đồng thời nó cũng làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn.
Nếu có thể, hãy cố gắng cắt giảm hoặc giảm hoàn toàn lượng cafein để cải thiện giấc ngủ và sức khoẻ tổng thể.
3.5. Luyện tập thể dục đều đặn
Cuối cùng trong các cách chữa rối loạn giấc ngủ ở người bệnh tiểu đường là luyện tập thể dục đều đặn. Tập thể dục thường xuyên có nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường. Nó giúp làm giảm tình trạng kháng insulin – hormone giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và cho phép cơ thể sử dụng đường để cung cấp năng lượng.
Đặc biệt, tập thể dục thường xuyên không chỉ cải thiện lượng đường trong máu mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, duy trì cân nặng ổn định và ngủ ngon hơn. Hãy bắt đầu từ những hoạt động nhẹ nhàng, làm điều gì đó bạn thích và phát triển dần.
Dù chỉ 10 phút mỗi ngày vẫn tốt hơn là không làm gì. Ngoài ra, trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ tập luyện nào, hãy đảm bảo nhận được lời khuyên từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.
Nếu bạn vẫn chưa biết nên bắt đầu từ đâu, chế độ ăn uống như thế nào là hợp lý hay hoạt động thể chất nào phù hợp với tình trạng sức khoẻ. Tham gia ngay chương trình Sống khỏe cùng Đái tháo đường của DiaB.
Tham gia chương trình, bạn sẽ được hỏi đáp trực tiếp cùng các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Chương trình hoàn toàn online nên bạn có thể tham gia mọi lúc, mọi nơi. Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của DiaB sẽ tạo lộ trình cá nhân hoá phù hợp và hiệu quả nhất với bạn.
Tham gia ngay tại đây: https://chuongtrinh.diab.com.vn/
Kết luận
Giấc ngủ ngon là một trong nhiều việc bạn làm hàng ngày để giữ cho mình khỏe mạnh. Rối loạn giấc ngủ có thể là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và có thể góp phần làm tăng lượng đường trong máu. Hy vọng với 5 cách trong bài viết có thể giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình.
Đừng ngần ngại liên hệ với DiaB để được tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ chuyên nghiệp.
Website: https://diab.com.vn/
Ứng dụng DIAB: https://diab.com.vn/giai-phap/
Hotline: 0768070727
thxduyen
Có thể bạn quan tâm:
Top 5 thức ăn nhẹ giàu protein tốt nhất cho bệnh tiểu đường
8 loại trái cây dành cho người tiểu đường tốt nhất
Top 6 các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 bạn cần lưu ý
DiaB hỗ trợ trả góp 0% lãi suất cho sản phẩm từ 6.000.000 VNĐ
Nhằm cung cấp giải pháp tài chính tối ưu và yên tâm mua sắm tiện lợi, DiaB hợp tác cùng EasyGop – ứng dụng mua sắm trả góp thân thiện nhất hiện nay, hỗ trợ Quý khách hàng mua trả góp các sản phẩm từ DiaB có trị giá từ 6.000.000 VNĐ với 0% lãi suất mà không cần mở thẻ hay khoản vay.
Chương trình trả góp 0% chỉ có tại DiaB:
Được áp dụng cho các sản phẩm như bộ theo dõi đường huyết liên tục và các chương trình hướng dẫn thay đổi lối sống dành cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường, đái tháo đường thai kỳ và các đối tượng nguy cơ cao mong muốn ngăn ngừa bệnh.
Mua trả góp cùng DiaB với lãi suất 0%, Quý khách cần chuẩn bị những gì?
- 1 CCCD/ CMND
- Số điện thoại đăng ký chính chủ (Soạn TTTB gửi 1414 để kiểm tra số điện thoại đã đăng ký chính chủ hay chưa)
- Ứng dụng điện thoại EasyGop (Tải tại đây: http://onelink.to/easygop)
EasyGop là ứng dụng mua sắm cho phép Khách hàng thanh toán bằng hình thức trả góp một cách dễ dàng. Cụ thể, khi mua sắm thông qua EasyGop, Quý khách điền những thông tin cần thiết và được EasyGop xét duyệt nhanh chóng chỉ trong 3 phút. Sau đó, sản phẩm mà Quý khách chọn mua sẽ được DiaB giao đến tận nhà.
Quy trình mua sắm trả góp lãi suất 0% qua ứng dụng EasyGop được thực hiện đơn giản với các bước như sau:
Bước 1: Tải ứng dụng EasyGop tại đường dẫn này: http://onelink.to/easygop
Bước 2: Chọn sản phẩm mà Quý khách yêu thích
Bước 3: Điền thông tin cá nhân
Bước 4: Thanh toán khoản trả sau tiện lợi bằng cách chuyển khoản trực tiếp cho EasyGop khi đến kỳ hạn.
Đến với DiaB, Quý khách có thể tìm thấy những sản phẩm chăm sóc sức khỏe nào?
DiaB cung cấp các giải pháp hỗ trợ người đái tháo đường kiểm soát đường huyết và quản lý bệnh hiệu quả. Các sản phẩm mà DiaB cung cấp bao gồm: các loại máy đo đường huyết mao mạch, máy đo đường huyết liên tục không cần lấy máu và các chương trình hướng dẫn thay đổi lối sống dành cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường, đái tháo đường thai kỳ và các đối tượng có nguy cơ cao mong muốn phòng tránh bệnh.
Vui lòng liên hệ hotline: 0931 888 832 để được tư vấn và hỗ trợ mua trả góp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chính hãng, chất lượng cao từ DiaB nhé!
Tìm hiểu thêm về DiaB: https://diab.com.vn/
Tìm hiểu thêm về Hình thức mua sắm trả góp qua ứng dụng EasyGop: https://beta.easygop.com/#instruction
– –
Email: lienhe@diab.com.vn
Hotline: 0931 888 832
Website: https://diab.com.vn/
Không tìm thấy nội dung cần tìm?
Bạn, hoặc người thân trong gia đình, đang sống cùng bệnh đái tháo đường và mong muốn được hỗ trợ về thông tin? Đừng ngần ngại gửi câu hỏi trực tiếp cho chúng tôi theo mẫu bên dưới. Chúng tôi sẽ tổng hợp và phản hồi trong thời gian sớm nhất.