Kiểm soát bệnh tiểu đường không phải là vấn đề khó. Điều quan trọng là áp dụng thói quen tốt cho sức khỏe. Việc đối phó với bệnh tiểu đường không thể được giải quyết chỉ sau một đêm. Nhưng nếu hình thành lối sống lành mạnh theo thời gian, tiểu đường sẽ không còn là nỗi lo của bạn.
Cùng tìm hiểu 6 thói quen tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường trong bài viết.
1. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng ở Việt Nam và trên thế giới. Theo BS.CKI Võ Trần Nguyên Duy, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết, bất kỳ ai cũng có thể bị tiểu đường. Tuy nhiên, người có một trong các yếu tố như thừa cân, béo phì, lớn tuổi… thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
1.1. Người thừa cân, béo phì
Cụ thể, béo phì, thừa cân có thể làm giảm khả năng sử dụng insulin – hormone quan trọng trong quá trình điều tiết đường huyết. Mỡ tích tụ trong mô mỡ có thể làm phá vỡ cân bằng insulin, gây ra hiện tượng kháng insulin, khiến các tế bào không thể tiếp thu đường từ máu một cách hiệu quả.
1.2. Người trung niên, lớn tuổi
Người lớn tuổi có nguy cơ cao hơn mắc bệnh tiểu đường so với nhóm tuổi trẻ hơn. Một phần do sự thay đổi về hormone và sự suy giảm của chức năng tế bào beta trong tụy.
Ngoài ra, người lớn tuổi thường dễ tăng cân và mất đi sự linh hoạt cơ thể. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
1.3. Di truyền và gia đình có tiền sử bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh có thể di truyền. Trong đó, tiểu đường loại 2 có tỉ lệ di truyền cao hơn tiểu đường loại 1. Tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố duy nhất quyết định việc bạn có mắc tiểu đường hay không. Môi trường và thói quen tốt cho sức khoẻ cũng đóng vai trò quan trọng.
Tham gia kiểm tra nhanh để biết bạn có đang thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 không nhé:
https://diab.com.vn/bai-kiem-tra/kiem-tra-nhanh-nguy-co-dai-thao-duong/
Tìm hiểu thêm: Các yếu tố làm tăng nguy cơ đái tháo đường
2. 6 thói quen tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường
Những thay đổi trong lối sống, thói quen tốt cho sức khỏe thường là những khuyến nghị chính của các bác sĩ để phòng ngừa và quản lý bệnh tiểu đường. Cùng tìm hiểu 6 thói quen tốt mà bạn có thể phải thực hiện.
2.1. Tạo chế độ ăn uống cân bằng
Kiểm soát lượng đường trong máu là chìa khóa để sống tốt với bệnh tiểu đường và chế độ ăn uống khoa học là chìa khóa để kiểm soát lượng đường trong máu. Nhưng thế nào là ăn ngon và lành mạnh?
Hãy tập trung vào việc ăn đủ lượng thực phẩm cần thiết cho cơ thể. Bao gồm rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Bạn nên chọn sữa không béo và thịt nạc để giảm thiểu lượng chất béo trong chế độ ăn uống của mình.
Ngoài ra, nên hạn chế thực phẩm có nhiều đường và chất béo, và theo dõi lượng carbohydrate trong chế độ ăn uống của mình. Vì carbs có ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Ăn nhiều carbohydrate, đường huyết có thể tăng nhanh và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Tìm hiểu thêm: Tạo chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường tuýp 2 cân bằng và lành mạnh
2.2. Thói quen vận động thường xuyên
Bên cạnh chế độ ăn uống thì vận động cũng là một thói quen tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Khi tập thể dục, cơ thể sử dụng lượng glucose dư thừa trong máu để cung cấp năng lượng cho quá trình tập luyện. Điều này giúp cân bằng lượng đường trong máu.
Ngoài việc kiểm soát bệnh tiểu đường, hoạt động thể chất có thể cải thiện hệ hô hấp và giúp bạn đối phó với căng thẳng. Hãy bắt đầu với mục tiêu ít nhất 150 phút mỗi tuần cho hoạt động thể chất với cường độ vừa phải.
Các hoạt động bạn có thể thực hiện: đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội, chơi thể thao, yoga, hay làm việc nhà cũng chính là một cách giúp bạn vận động và giảm căng thẳng hiệu quả.
2.3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Ở Việt Nam, việc khám sức khỏe định kỳ để theo dõi và bảo vệ sức khỏe của người dân chưa được phổ biến. Thay vì đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, người dân thường chỉ đến khi gặp vấn đề. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị bệnh.
Vì vậy, một trong những thói quen tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường không thể bỏ qua là kiểm tra sức khỏe định kỳ 6-12 tháng/ lần.
Đặc biệt với bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm tổn thương thận, vấn đề tim mạch, tổn thương dây thần kinh, vấn đề mắt và vết thương khó lành. Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu và triệu chứng của các biến chứng này, từ đó kiểm soát bệnh một cách hiệu quả hơn.
Tìm hiểu thêm: Tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ
2.4. Giải tỏa căng thẳng
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính làm tăng đường trong máu. Các cảm xúc tiêu cực: căng thẳng, lo lắng, áp lực,… có thể ảnh hưởng đến lối sống và quyết định ăn uống của người bệnh tiểu đường. Một số người có xu hướng ăn nhiều hoặc ăn không lành mạnh khi gặp căng thẳng, điều này có thể dẫn đến tăng đường trong máu.
Do đó, việc việc giải tỏa căng thẳng, học cách quản lý căng thẳng rất quan trọng và là một thói quen tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Có nhiều cách để giải tỏa căng thẳng: tập thể dục, yoga, thư giãn cùng âm nhạc, nến thơm hay làm bất cứ việc gì khiến bạn cảm thấy thoải mái.
2.5. Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn
Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn không chỉ là một thói quen tốt cho sức khỏe người tiểu đường mà còn đối với tất cả chúng ta. Việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn có thể dễ dàng hơn nếu không uống quá nhiều bia, rượu.
2.6. Bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khoẻ
Cuối cùng hãy hình thành thói quen tốt cho sức khỏe bằng việc bỏ thuốc lá. Không có gì tốt từ việc hút thuốc và nếu bạn bị tiểu đường, việc hút thuốc sẽ khiến bạn gặp nhiều biến chứng nguy hiểm: bệnh tim, tổn thương thận và tổn thương thần kinh.
Không chỉ vậy, hút thuốc lá có thể làm tăng mức đường huyết ngắn hạn. Thuốc lá chứa các chất gây kích thích như nicotine, có thể tăng mức đường huyết ngay sau khi hút thuốc. Điều này có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết đối với người bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 30% – 40% so với những người không hút thuốc. Vì vậy, hãy bỏ thuốc ngay từ hôm nay để bảo vệ sức khoẻ của chính bạn.
Tìm hiểu thêm: Tiền tiểu đường được chẩn đoán như thế nào? Có nguy hiểm không?
3. Cách hình thói quen tốt cho sức khỏe người tiểu đường
Những thói quen tốt cho sức khỏe giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống và sống khỏe hơn mỗi ngày. Có thể bạn đã cố gắng ăn uống điều độ hơn, tập thể dục nhiều hơn hoặc ngủ nhiều hơn, bỏ thuốc lá hoặc giảm căng thẳng.
Tuy nhiên, DIAB hiểu rằng điều đó không hề dễ dàng. Cùng tham khảo cách hình thành thói quen tốt cho sức khỏe.
– Quy tắc 21 ngày: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phải mất 21 ngày để hình thành hoặc từ bỏ một thói quen. Vậy tại sao không thử ngay bây giờ? Mỗi ngày trong 3 tuần tới, hãy cố gắng thay đổi thói quen tốt cho sức khỏe. Và sau 21 ngày, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn rất nhiều.
– Bắt đầu từ những điều nhỏ nhất: Thay đổi thói quen đột ngột có thể khiến bạn khó duy trì. Vậy nên hãy bắt đầu với những thói quen nhỏ. Ví dụ, đi bộ ngắn hàng ngày có thể là khởi đầu của thói quen tập thể dục.
– Thực hiện những thói quen tốt cho sức khỏe mỗi ngày: Các nhà nghiên cứu người Anh đã chỉ ra rằng, mất nhiều thời gian để hình thành một thói quen mới, nhưng bạn có thể rút ngắn thời gian khi chúng ta thực hiện thường xuyên hơn.
Ví dụ, mỗi ngày bạn có thể thực hiện một số bài tập nhỏ: nhảy dây, yoga, đi bộ nhanh,.., thay vì cố gắng đến phòng tập thể dục ba ngày một tuần. Khi việc tập thể dục hàng ngày trở thành thói quen, bạn có thể khám phá các hình thức tập thể dục mới, cường độ cao hơn.
Hơn nữa, hãy tìm người bạn đồng hành phù hợp để cùng bạn thay đổi những thói quen, tạo động lực và tinh thần thoải mái hơn. Nếu vẫn chưa có bạn đồng hành chất lượng, các chuyên gia của DIAB sẵn sàng giúp bạn.
Tham gia ngay chương trình Sống khỏe cùng Đái tháo đường của DIAB. Chương trình hướng dẫn thay đổi lối sống, giúp bạn tự tin sống khỏe cùng đái tháo đường chỉ sau 12 TUẦN.
– Giúp người bệnh đánh giá tình trạng sức khoẻ hiện tại.
– Tư vấn, đồng hành để người bệnh tìm thấy động lực mạnh mẽ từ chính bản thân. Từ đó bắt đầu hành trình với quyết tâm cao và có thể duy trì lâu dài.
– Được trang bị kiến thức về tiểu đường, tạo dựng thói quen, tạo động lực, thấu hiểu, đồng cảm, tận tâm.
Bên cạnh đó là 1 chương trình chuyên biệt được các nhân hoá dành riêng cho mỗi cá nhân. Áp dụng kiến thức khoa học và sự thấu cảm để tạo nên lộ trình thay đổi lối phù hợp với mục tiêu người bệnh, đáp ứng được sở thích, thể trạng, sức khoẻ của người tham gia.
Không chỉ vậy, bạn còn có thể kết nối với những người bạn có cùng tình trạng sức khỏe để chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm. Điều này giúp có thêm tinh thần, động lực cải thiện sức khỏe, cùng nhau lan tỏa năng lượng tích cực để sống chung với căn bệnh mạn tính này.
Tham gia ngay cùng DIAB: https://chuongtrinh.diab.com.vn/
4. Kết luận
Có thể thấy việc hình thành thói quen tốt cho sức khoẻ là rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường và sống một cuộc sống lành mạnh. Những thay đổi lối sống tích cực sẽ không có ý nghĩa gì nhiều nếu chúng không thể duy trì lâu dài. Vì vậy, đừng từ bỏ, DIAB sẽ luôn ở đây, là người bạn đồng hành cùng bạn kiểm soát tiểu đường hiệu quả.
thxduyen
Có thể bạn quan tâm:
Tiền tiểu đường nên ăn gì? Top 4 nhóm thực phẩm kiểm soát đường huyết tốt
Bí kíp sống khỏe cùng chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2
4 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường chính xác nhất
DiaB – Hệ sinh thái toàn diện dành riêng cho người Đái tháo đường
▪️ Chương trình Hướng dẫn kiểm soát đường huyết thông qua Thay đổi lối sống
▪️ Ứng dụng thông minh: Thư viện kiến thức và quản lý sức khỏe Đái tháo đường
▪️ Cửa hàng trực tuyến sản phẩm chăm sóc sức khỏe Đái tháo đường
Liên hệ tư vấn: 0931 888 832