Về dinh dưỡng

Bí kíp sống khỏe cùng chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2

Có một chế độ ăn phù hợp cho người tiểu đường tuýp 2 là một trong những cách hiệu quả giúp bạn sống khỏe cùng tiểu đường. Bài viết này sẽ gợi ý đến bạn các thực phẩm và chế độ ăn tốt cho sức khỏe người mắc tiểu đường tuýp 2 hoặc tiền tiểu đường.

Vì sao cần xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2?

Nếu bạn nhận chẩn đoán bị tiểu đường tuýp 2, điều đầu tiên các bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn là lập một kế hoạch ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn phù hợp sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim. 

Nếu không có chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 đúng khoa học, lượng calo và carbohydrate được hấp thu vượt mức cơ thể cho phép. Từ đó khiến lượng đường trong máu tăng. Dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, các biến chứng lâu dài: tổn thương thần kinh, thận, tim,…

Ngược lại, nếu có chế độ ăn lành mạnh sẽ góp phần giảm gánh nặng cho cơ thể, chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn, cải thiện đường huyết giúp cơ thể khoẻ mạnh.

Tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của đái tháo đường tuýp 2 đến thần kinh: Một số biến chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 2

Bạn hoàn toàn có thể bảo vệ sức khoẻ, giữ lượng đường trong máu ở mức an toàn bằng cách chọn chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 hợp lý. Cũng đừng quên theo dõi thói quen ăn uống của bản thân bạn nhé.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xây dựng một chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2, đừng lo lắng đã có DIAB. Với thông điệp “Chậm lại để Tốt hơn”, DIAB mang đến cho người thừa cân, có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 chương trình Huấn luyện trong vòng 12 tuần.  

Vì sao cần xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2?
Vì sao cần xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2?

Tham gia chương trình, người bệnh được tham dự nhiều buổi khai vấn trực tiếp cùng một huấn luyện viên sức khoẻ về các phía cạnh của lối sống. Không chỉ vậy, bạn còn được hỗ trợ xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, thói quen vận động,… 

Tham gia ngay cùng Diab: https://tientieuduong.diab.com.vn/ 

Nguyên tắc về chế độ ăn của người bị tiểu đường tuýp 2

Ăn uống lành mạnh là nền tảng của bất kỳ kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường nào. Nhưng không riêng gì những thứ bạn ăn mới ảnh hưởng đến lượng đường trong máu mà ăn bao nhiêu và ăn khi nào cũng quan trọng.

Vậy nguyên tắc của chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 là gì?

– Duy trì thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều), không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế.

– Ăn chậm, nhai kỹ và ăn đủ với nhu cầu của cơ thể

– Nên ăn các món chế biến đơn giản như hấp, luộc

– Tránh thức ăn nhiều đường, đặc biệt là đường đơn như mật ong, mứt, đồ uống lạnh có đường, kẹo, socola,…

– Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết tăng

– Tránh thức ăn chiên, nướng vì quá nhiều dầu dẫn đến béo phì và kháng insulin

Vậy nguyên tắc về chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 là gì?
Vậy nguyên tắc về chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 là gì?

Ngoài ra, carbohydrate có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Để kiểm soát lượng đường trong máu, hãy tập trung vào kiểm soát tổng lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn. 

Cơ thể chúng ta ưu tiên sử dụng năng lượng từ nguồn carbohydrate. Chúng được hệ tiêu hóa phân hủy thành glucose, đi vào máu và sau đó đến các tế bào. Việc bổ sung cho cơ thể quá nhiều lượng carbohydrate có liên quan đến tăng cân, tim mạch và cả bệnh tiểu đường.

Không chỉ vậy, chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 cũng nên áp dụng nguyên tắc vàng: 

– Đừng bỏ nước nấu rau vì nó có chứa khoáng chất và vitamin. 

– Bổ sung một số loại rau như món salad trong bữa ăn của bạn. 

– Đừng nấu thức ăn quá chín vì quy trình này sẽ phá hủy các vitamin.

Đừng ngần ngại liên hệ với DIAB để được tư vấn chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 khoa học và chất lượng. 

Email: lienhe@diab.com.vn

Hotline: 0768070727

Website: https://diab.com.vn/ 

Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 với đầy đủ chất dinh dưỡng

Việc lựa chọn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn của người bị tiểu đường tuýp 2, có thể giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng bệnh. Đầy đủ chất dinh dường nghĩa là cung cấp đủ cho cơ thể 4 nhóm thức ăn: bột, đạm, rau củ, trái cây.

Dưới đây là các loại thực phẩm phù hợp với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2:

Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất: Rau, trái cây

Rau là cơ sở của một chế độ ăn uống dinh dưỡng. Đây là thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời. Chất xơ và carbohydrate phức tạp có trong một số loại rau có thể giúp bạn cảm thấy no. Điều này có thể ngăn chặn việc ăn quá nhiều, dẫn đến tăng cân hoặc lượng đường trong máu. 

Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 với đầy đủ chất dinh dưỡng: rau
Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 với đầy đủ chất dinh dưỡng: rau

Một số loại rau bạn có thể thêm vào chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2: bông cải xanh, cà rốt, cà chua, bắp, đậu xanh, mướp đắng, súp lơ, rau dền, rau diếp cá. Đặc biệt, trong cà rốt có chứa hàm lượng beta – carotene cao giúp kiểm soát đường huyết rất tốt. 

Lưu ý, với những bệnh nhân lớn tuổi nên ăn rau mới lượng vừa phải, bởi quá nhiều chất xơ có thể gây khó tiêu hoá. 

Tìm hiểu thêm: 4 SAI LẦM NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THƯỜNG GẶP KHI ĂN KIÊNG

Thực phẩm giàu đạm: Các loại đậu 

Bên cạnh rau, đậu cũng là nguồn cung cấp chất xơ và protein tuyệt vời. Hàm lượng chất xơ cao trong các loại đậu giúp cơ thể hấp thụ ít carbohydrate hơn. Điều này có nghĩa, đậu là thực phẩm tuyệt vời dành cho bệnh nhân mắc đái tháo đường.

Một số loại đậu bạn có thể thêm vào chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2: đậu đỏ, đậu đen, đậu ván trắng,… Hoặc các loại đậu khác như đậu nành, đậu xanh, đậu Hà Lan,… cũng có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu. 

Thực phẩm giàu tinh bột: Các loại ngũ cốc

Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt là một trong những thực phẩm giúp bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 nên hạn chế tinh bột như bánh mì thay vào đó hãy sử dụng ngũ cốc.

Bổ sung ngũ cốc trong chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2
Bổ sung ngũ cốc trong chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2

Một số loại ngũ cốc: lúa mì nguyên hạt hoặc mì ống làm từ đậu, bánh mì nguyên hạt, cháo bột yến mạch, kiều mạch, gạo lứt, lúa mạch, quả lúa mì,…

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể uống được sữa, dùng các thực phẩm chế biến từ sữa. Một số nghiên cứu cho rằng, sữa có tác động tích cực đến việc tiết insulin ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. 

Tuy nhiên nên dùng những loại sữa không đường, hay các loại sữa được chế biến đặc biệt cho bệnh nhân đái tháo đường, sữa ít béo hoặc tách béo. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể ăn một hũ sữa chua không đường hoặc sữa chua Hy Lạp trước bữa ăn. Điều này giúp làm giảm sự hấp thu chất bột đường, ít làm tăng đường huyết sau ăn.

Một số câu hỏi thường gặp về chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2

Bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn trái cây không?

Câu trả lời là có. Trái cây đều tốt cho tất cả mọi người và không khác gì khi bạn bị tiểu đường. Mặc dù đường trong trái cây khác với đường được thêm vào trong những thứ như sô cô la, bánh quy và bánh ngọt hoặc loại đường tự do khác có trong nước ép trái cây và sinh tố.

Tuy nhiên chung quy vẫn là đường, vẫn dễ dàng làm tăng đường huyết. Hạn chế ăn các loại trái cây nhiều đường: mít, xoài chín, vải thiều, nhãn, sầu riêng,… Các loại trái cây ít đường tốt cho người tiểu đường tuýp 2: dâu tây, bưởi, cam, quýt, táo, lê,…

Ngoài ra, bạn cần lưu ý phải phù hợp với lượng carbohydrate trong kế hoạch thực phẩm hàng ngày, ăn vừa đủ, tránh ăn một lượng lớn trái cây ngọt cùng lúc.

Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có thể ăn nhẹ giữa các bữa ăn không?

Nếu người bệnh tiểu đường đang tiêm insulin, hoặc lượng đường trong máu thấp thì có thể ăn nhẹ giữa các bữa ăn để giúp duy trì lượng đường trong máu. Những món ăn nhẹ này nên chứa một số carbohydrate tinh bột. 

Tuy nhiên, ăn vặt có thể khiến việc kiểm soát cân nặng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy muốn ăn nhẹ, hãy chọn thực phẩm lành mạnh như bánh ngũ cốc, bánh không đường,…

Kết luận

Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 rất quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh. Sử dụng thực phẩm lành mạnh, kiểm soát khẩu phần và lịch trình để quản lý lượng đường trong máu của bạn. 

Hãy để Diab được đồng hành cùng bạn, giúp bạn vượt qua thử thách dễ dàng hơn: https://diab.com.vn/

thxduyen

Có thể bạn quan tâm:

ĐIỂM MẶT 5 LẦM TƯỞNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

CẦN GIẢM BAO NHIÊU CÂN ĐỂ KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

Làm chủ đường huyết giảm đến 40% nguy cơ ung thư ở người Đái tháo đường 

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường – 1 kế hoạch dinh dưỡng hoàn hảo

Một khái niệm đáng chú ý trong chế độ ăn là tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường. Việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong quản lý đường huyết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường, tác dụng của nó, cách xây dựng tháp dinh dưỡng, các thực phẩm nên tránh, và tính phù hợp của tháp dinh dưỡng với các loại tiểu đường khác nhau.

1. Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường là gì?

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường là một khái niệm được áp dụng trong chế độ ăn cho người tiểu đường. Nó tập trung vào việc xây dựng một bữa ăn cân đối, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà không gây tăng đường huyết đột ngột. 

Tháp dinh dưỡng là phương pháp xây dựng bữa ăn bằng cách chia các nhóm thức ăn thành các tầng, mỗi tầng cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn. Từ đó, hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết ổn định và tăng cường sức khỏe tổng thể của người tiểu đường.

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường là gì?
Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường là gì?

Tháp dinh dưỡng thường bao gồm các nhóm thực phẩm sau đây:

– Nhóm tinh bột: gạo lứt, lúa mạch, bột yến mạch, khoai tây, bắp, ngũ cốc nguyên hạt. Đây là nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng và chất xơ. 

– Nhóm rau và hoa quả: bao gồm các loại rau xanh như rau cải, bông cải xanh, cải thảo, rau xà lách, cà chua, cà rốt, và các loại hoa quả không ngọt như táo, lê, quả lựu, quả kiwi. Đây là nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, và khoáng chất. 

– Nhóm protein: gồm các nguồn protein chất lượng như thịt gia cầm không da, cá tươi, trứng, đậu, hạt và hạt chia. Protein là thành phần cần thiết để tăng cường sức khỏe tổng thể. 

– Nhóm chất béo: Nhóm này bao gồm các nguồn chất béo lành mạnh như dầu olive, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu mè,… Chất béo cung cấp năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vitamin quan trọng. Tuy nhiên, cần hạn chế lượng chất béo trong chế độ dinh dưỡng. 

Trong tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường, cần ưu tiên cho nhóm tinh bột, rau, hoa quả và protein. Nhóm chất béo cũng cần có mặt trong chế độ ăn, nhưng lượng nên được hạn chế và chọn các nguồn lành mạnh.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu chi tiết tháp dinh dưỡng dành cho người tiểu đường

2. Tác dụng của tháp dinh dưỡng đối với người tiểu đường

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:

2.1. Kiểm soát đường huyết ổn định

Điều quan trọng trong tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường là kiểm soát đường huyết. Điều này đảm bảo rằng mức đường trong máu được duy trì ổn định và không tăng cao quá mức sau khi ăn.

Bữa ăn được xây dựng theo tháp dinh dưỡng cung cấp đủ chất xơ, carbohydrate phức hợp và chất béo lành mạnh, giúp hạn chế sự tăng đột biến đường huyết sau khi ăn.

2.2. Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường giúp quản lý cân nặng

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường chỉ rõ cần ăn bao nhiêu là đủ với từng loại thực phẩm. Bên cạnh đó còn tập trung vào thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và ít calo, giúp duy trì cân nặng ổn định như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, quả tươi và chất béo lành mạnh như dầu olive. 

Ví dụ: Tháp dinh dưỡng chỉ ra rằng người tiểu đường không nên tiêu thụ chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo trans, trong chế độ ăn hàng ngày. Thay vào đó, nên chọn những nguồn chất béo lành mạnh như dầu olive, dầu đậu nành,… Từ đó, giúp bảo vệ sức khoẻ và kiểm soát cân nặng tốt.

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường chỉ ra chỉ nên ăn 15gm chất béo trong ngày
Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường chỉ ra chỉ nên ăn 15gm chất béo trong ngày

Đồng thời, việc duy trì cân nặng ổn định có thể giảm nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì và biến chứng tiểu đường.

2.3. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết 

Cuối cùng, tháp dinh dưỡng đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho người tiểu đường. Bữa ăn xây dựng theo tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường thường bao gồm các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất béo lành mạnh. Điều này giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường quá trình chuyển hóa.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp về tiểu đường tuýp 1, chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1 là gì?

3. Xây dựng tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường 

Để xây dựng một tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường, bạn có thể tuân theo các nguyên tắc sau đây: 

3.1. Chọn thực phẩm phù hợp 

Trước tiên, bạn cần tập trung vào việc chọn các thực phẩm giàu chất xơ, có chỉ số glycemic thấp và giàu chất dinh dưỡng. Bao gồm rau xanh, các loại quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu protein như thịt gà, cá, đậu, hạt và các loại chất béo lành mạnh như dầu oliu và hạt chia. 

Xây dựng tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường với thực phẩm phù hợp
Xây dựng tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường với thực phẩm phù hợp

Có thể bạn thắc mắc về chỉ số glycemic. Đây là một thang đo độ ảnh hưởng của thực phẩm đến nồng độ đường trong máu sau khi ăn. Thang đo này được đánh giá từ 0 đến 100, với các thực phẩm có chỉ số glycemic cao (trên 70) được coi là gây tăng đường trong máu nhanh hơn so với các thực phẩm có chỉ số glycemic thấp hơn.

Có nhiều loại thực phẩm có chỉ số glycemic thấp như lạc, hạt chia, lúa mạch, quinoa, các loại rau xanh lá và quả tươi. Bằng cách kết hợp những thực phẩm này vào cho người bị tiểu đường, bạn có thể kiểm soát đường huyết và tăng cường sức khỏe tốt.

3.2. Điều chỉnh kích thước khẩu phần ăn

Cân nhắc kích thước khẩu phần rất quan trọng để điều chỉnh lượng calo tiêu thụ. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng đĩa nhỏ hơn, chia khẩu phần ăn ra nhiều bữa nhỏ trong ngày và chú ý đến cảm giác no để tránh ăn quá mức. 

3.3. Đồng hành với chuyên gia dinh dưỡng

Ngoài ra, để xây dựng tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường phù hợp, hãy đồng hành cùng một chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa. Họ sẽ có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm để tư vấn và chỉnh sửa chế độ ăn của bạn theo từng giai đoạn. 

Tham gia ngay chương trình Sống khỏe cùng đái tháo đường, hướng dẫn thay đổi lối sống, giúp bạn tự tin sống khỏe chỉ sau 12 TUẦN trên cơ sở 4 YẾU TỐ: Bệnh lý, Dinh dưỡng, Vận động, Tinh thần. 

Bạn sẽ được xây dựng một chế độ ăn cho người tiểu đường, vận động và thư giãn phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bạn. Không chỉ vậy, bạn còn có thể dễ dàng trò chuyện, nhận tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng thông qua ứng dụng tiện ích khi tham gia chương trình.

Đăng ký ngay: https://chuongtrinh.diab.com.vn/

4. Chi tiết về tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường 

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường bao gồm các thành phần chính sau: 

4.1. Chất xơ 

Chất xơ có vai trò quan trọng trong chế độ ăn cho người tiểu đường. Chúng giúp kiểm soát đường huyết, hỗ trợ tiêu hóa và cung cấp năng lượng tốt. Các nguồn chất xơ tốt bao gồm rau xanh, quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và hạt. 

4.2. Carbohydrate phức hợp 

Lựa chọn các nguồn carbohydrate phức hợp như ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch, lạc, hạt chia và đậu giúp duy trì mức đường huyết ổn định. Tránh các nguồn carbohydrate đơn đường và thức ăn có chỉ số glycemic cao, như đường, bánh ngọt và đồ ngọt. 

Ví dụ, thay vì ăn bánh mì trắng, bạn có thể lựa chọn bánh mì ngũ cốc nguyên hạt. Bằng cách này, bạn có thể giảm các tác động lên đường huyết và duy trì mức đường huyết ổn định sau khi ăn. Điều này có lợi cho người tiểu đường và giúp kiểm soát tình trạng đường huyết của họ.

4.3. Protein 

Protein là một phần quan trọng trong chế độ ăn của người tiểu đường, giúp duy trì cảm giác no lâu hơn và hỗ trợ sự phục hồi cơ bắp. Chọn các nguồn protein như thịt gà, cá, đậu, hạt và các sản phẩm từ sữa ít chất béo. 

4.4. Chất béo lành mạnh 

Chất béo lành mạnh như dầu oliu, dầu hạnh nhân và hạt chia, cung cấp các axit béo không bão hòa có lợi và hỗ trợ sự hấp thụ các vitamin liposoluble. Vitamin liposoluble là những loại vitamin hòa tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K. 

Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa và chất béo trans có trong thực phẩm chế biến, bơ, kem và thực phẩm nhanh.

5. Các thực phẩm nên tránh trong tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường 

Trong quá trình xây dựng tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường, cần hạn chế hoặc tránh những thực phẩm sau: 

5.1. Đường và các sản phẩm chứa đường 

Đường tinh luyện, đường trắng, đường nâu, mật ong và các loại đồ ngọt khác là nguồn carbohydrate đơn làm tăng đường huyết nhanh chóng. Hãy thay thế bằng các loại thực phẩm có hàm lượng đường thấp hoặc không đường. 

5.2. Thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến 

Thức ăn nhanh, đồ ăn chiên, đồ ăn có nhiều dầu mỡ và thực phẩm chế biến gồm các chất bảo quản và phẩm màu nhân tạo có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe. Ngoài ra, bạn cần hạn chế tiêu thụ các loại bột mì trắng, bánh mì trắng vì chúng có chỉ số glycemic cao. 

Hạn chế tối đa thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến 
Hạn chế tối đa thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn

5.3. Thức ăn giàu chất béo bão hòa và chất béo trans 

Chất béo bão hòa có trong bơ, kem, phô mai và các loại mỡ động vật có thể gây tăng cholesterol và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Chất béo trans có trong các sản phẩm làm bằng dầu thực vật đã qua xử lý và các loại bánh quy, snack có thể làm tăng đường huyết. 

Thay vào đó, hãy lựa chọn chất béo lành mạnh như dầu oliu, dầu hạnh nhân, dầu cây lưỡi bò và hạt chia.

Tìm hiểu thêm: 3 LOẠI GẠO KHUYÊN DÙNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

6. Tháp dinh dưỡng có phù hợp với tất cả các loại tiểu đường không? 

Tháp dinh dưỡng có thể được áp dụng cho hầu hết các loại tiểu đường, bao gồm tiểu đường loại 1, loại 2 và tiểu đường trong thai kỳ. Tuy nhiên, mỗi người tiểu đường có nhu cầu và yêu cầu dinh dưỡng riêng. 

Vì vậy, quan trọng là cần tham khảo ý kiến ​​của một chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa để xây dựng một tháp dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.

Liên hệ ngay với DIAB để được tư vấn chi tiết: 

Email: lienhe@diab.com.vn

Hotline: 0768070727 

Website: https://diab.com.vn/ 

7. Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường, tác dụng của nó, cách xây dựng một tháp dinh dưỡng, các thực phẩm nên tránh và tính phù hợp của tháp dinh dưỡng với các loại tiểu đường khác nhau. 

Tuy nhiên, lưu ý rằng bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Để có thông tin chính xác và chi tiết hơn, hãy liên hệ với DIAB để được vấn từ chuyên gia y tế, dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn của bạn.

Có thể bạn quan tâm:

Bảng theo dõi đường huyết tại nhà: Giải pháp thông minh cho người tiểu đường

Biến chứng đái tháo đường type 2: mối liên hệ đái tháo đường và tuyến tụy

Giải đáp về tiểu đường tuýp 1, chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1 là gì?

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không? Nên và không nên ăn loại thịt nào?

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường mong muốn có chế độ ăn lành mạnh hơn. Vậy bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không? Thịt gà chứa nhiều protein và ít chất béo, đây được xem là thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này. 

1. Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?

Thịt gà là một trong những loại thực phẩm được tiêu thụ nhiều nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhiều người hoang mang không biết bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không? Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, muốn giảm thiểu lượng carbohydrate và đường nạp vào cơ thể, thì gà là món ăn tuyệt vời.

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?
Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không?

Theo một nghiên cứu, không có mối liên hệ nào giữa việc tiêu thụ thịt gà và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Không giống như thịt đỏ, hàm lượng chất béo trong thịt gà đặc biệt thấp. Do đó, thịt gà là một lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. 

Tuy nhiên, cách thức chuẩn bị và khẩu phần đóng một vai trò quan trọng khi thêm thịt gà vào chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường. Trong khi gà nướng, gà luộc, súp gà là lựa chọn tốt với bệnh nhân tiểu đường, thì gà rán lại là một ngoại lệ.

Tìm hiểu thêm: 3 LOẠI GẠO KHUYÊN DÙNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1.1. Các chất dinh dưỡng có trong thịt gà

Vì thịt gà không chứa lượng carbohydrate đáng kể nên chỉ số đường huyết của nó được coi là 0. Cùng DIAB tìm hiểu các chất dinh dưỡng có trong thịt gà: 

Các chất dinh dưỡng có trong thịt gà
Các chất dinh dưỡng có trong thịt gà

– Vitamin B3: Loại vitamin này giữ cho quá trình trao đổi chất của chúng ta diễn ra suôn sẻ, hỗ trợ chức năng hệ thần kinh. Tại sao không thử món gà luộc thơm ngon hoặc cơm gà thơm béo để tăng lượng vitamin B3 của bạn?

– Vitamin B6: Giống như B3, vitamin B6 là một trong những vitamin chính trong thịt gà và cũng giúp giữ cho quá trình trao đổi chất, hệ thần kinh và hệ miễn dịch của chúng ta khỏe mạnh.

– Photpho: Khoáng chất này giúp chăm sóc xương và răng của chúng ta, cũng như tham gia vào quá trình trao đổi chất. Đồng thời, dưỡng chất này còn có nhiệm vụ bảo vệ các hoạt động của thận, gan, thần kinh trung ương.

– Chất chống oxy hóa: Nhờ những chất chống oxy hóa như alpha, beta-carotene, lycopene,… có trong thịt gà. Mà món ăn này đem lại hiệu quả lớn trong việc nâng cao thị lực, giúp mắt sáng, khỏe, phòng ngừa biến chứng về mắt ở người tiểu đường.

Tìm hiểu thêm về những lợi ích của thịt gà: The Benefits of Chicken: Is Chicken Good For You?

1.2. Thịt gà có tốt cho bệnh nhân tiểu đường?

Thịt gà an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường. 

– Lợi ích dinh dưỡng: Thịt gà được hàng triệu người yêu thích vì hương vị thơm ngon và những lợi ích cho sức khỏe. Nó hỗ trợ giảm cân và điều chỉnh cholesterol bằng cách cung cấp một lượng lớn protein, khoáng chất và vitamin.  

– Hàm lượng chất béo thấp: Do hàm lượng chất béo thấp nên thịt gà có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường. Hàm lượng chất béo trong thịt đỏ đặc biệt cao, tạo ra mức cholesterol cao hơn, dẫn đến tắc nghẽn động mạch và bệnh tim mạch vành. 

Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường nên thay thế thịt đỏ trong chế độ ăn của họ bằng thịt gà. Thịt gà cũng có tác động tích cực đến tim và thận của những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. 

Thịt gà cũng có tác động tích cực đến tim và thận của những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
Thịt gà cũng có tác động tích cực đến tim và thận của những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường

– Giúp kiểm soát lượng đường: Nước luộc gà rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. 

– Giúp giảm cân: Thịt gà chứa ít chất béo, giúp người bệnh tiểu đường dễ dàng giảm cân hơn, điều này rất cần thiết cho việc chăm sóc bệnh nhân tiểu đường.

Với những thành phần dinh dưỡng và lợi ích trên. Hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không. Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc bổ sung quá nhiều thịt gà là điều không nên. Vì ăn quá nhiều có thể gây tích tụ đạm và tăng cân. 

Tìm hiểu thêm: 5 kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường hiệu quả

2. Gợi ý một số công thức nấu thịt gà ngon dành cho người bệnh tiểu đường

Sau đây là những món ăn hấp dẫn và đủ chất từ thịt gà. Đặc biệt là rất tốt cho người bệnh tiểu đường cũng là minh chứng cho câu hỏi bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không.

2.1. Mì gà rau củ

Món đầu tiên DIAB muốn giới thiệu đến bạn là mì gà. Đây là công thức mì gà ít calo, chất béo và đường. Đây là một món ăn lý tưởng cho bữa trưa hoặc bữa tối và rất dễ chế biến. 

Mì gà rau củ
Mì gà rau củ

Bạn có thể chọn cà rốt để nấu chung với thịt gà. Cà rốt giàu chất xơ, có chỉ số đường huyết GI là 30, tốt cho người bệnh đái tháo đường. 

Cách chế biến: Thịt gà nướng/luộc rồi xé thành miếng nhỏ vừa ăn. Xào cà rốt, hành tây trong 3-4 phút. Sau đó cho nước dùng gà vào, khuấy đều, nấu đến khi sôi và nêm nếm vừa ăn. 

Bây giờ bạn có thể trụng mì và chan phần nước dùng thơm béo vào rồi thưởng thức ngay thôi. 

2.2. Gà sốt chanh

Đây là một món ăn hấp dẫn và không sợ bị “ngán”, đặc biệt mang hương vị Châu Á. Thịt gà giàu protein kết hợp với chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe.

Gà sốt chanh
Gà sốt chanh

Cách chế biến: Sử dụng phần ức gà, thái thành miếng nhỏ vừa ăn. Ướp gà với một chút muối rồi lăn gà trong trứng, bột mì. Sau đó, cho gà này vào chảo để rán vàng (bạn có thể sử dụng dầu PAM không không chứa Cholesterol). 

Chuẩn bị thêm nước sốt chanh gồm: chanh tươi, 1 chút đường, bột ngô. Khi gà đã chín thì cho hỗn hợp nước sốt chanh và đun tới khi sền sệt là đã có thể thưởng thức ngay.

2.3. Gà nướng hành tây

Món ăn tiếp theo giúp bạn quên đi thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không chính là gà nướng hành tây. Theo nhiều nghiên cứu, hành tây không chứa tinh bột, thậm chí có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu.

Cách chế biến: Thái hành thành lát nhỏ. Dùng phần ức hoặc đùi gà, bỏ da, thái miếng to, rồi ướp cùng gia vị: hạt tiêu, ớt và bột quế. Sau đó, ướp gà với hành tây, tỏi trong khoảng 2 – 4 tiếng. Sau khi ướp, cho vào lò nướng và đợi đến khi gà chín.

Gà nướng hành tây
Gà nướng hành tây

Nếu bạn muốn chế biến những món ăn ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng dành cho người bệnh tiểu đường. Hãy tham gia ngay chương trình Sống khỏe cùng Đái tháo đường của DIAB. 

Đái tháo đường không có nghĩa là phải sống khác biệt và có chế độ ăn kiêng khắc khổ. Đội ngũ chuyên gia cố vấn của Diab sẽ giúp bạn làm chủ đường huyết, thành công xây dựng lối sống lành mạnh. 

Ứng dụng của Diab giúp người bệnh có thể theo dõi được những chỉ số quan trọng như đường huyết, huyết áp, cân nặng, HbA1c,… Và dễ dàng chia sẻ cho bác sĩ, tối ưu hóa việc điều trị.

Đăng ký ngay tại đây: Chương trình thay đổi lối sống

3. Cần có lưu ý gì khi ăn thịt gà

– Ưu tiên gà có nguồn gốc hữu cơ, không xương và không da, tốt nhất là ức. 

– Tránh sử dụng các chất phụ gia đóng hộp, nước sốt có đường,… 

– Chọn các công thức nấu gà áp chảo, nướng, hấp, luộc, luộc hoặc nấu chậm. 

– Tránh chiên ngập dầu hoặc nấu gà ở nhiệt độ cao. 

– Ướp thịt gà trước giúp dễ tiêu hóa hơn.

4. Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không. Thịt gà rất giàu protein, khoáng chất như sắt, phốt pho và canxi, cũng như các vitamin như B, A và D. Đáng chú ý nhất, thịt gà có chỉ số đường huyết thấp, phù hợp cho người bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng thịt gà. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sĩ, các chuyên gia tư vấn để được tư vấn lượng đạm phù hợp. Các chuyên gia của Diab luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Liên hệ ngay DiaB tại ĐÂY

 

Có thể bạn sẽ quan tâm:

5 kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường hiệu quả

Bảng theo dõi đường huyết tại nhà: Giải pháp thông minh cho người tiểu đường

Làm gì tốt cho thận? 5 cách giúp thận khỏe khi bạn mắc đái tháo đường

Giải đáp 5 thắc mắc về thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2

Thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2 là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ duy trì chỉ số đường huyết ổn định và quản lý căn bệnh một cách hiệu quả. Bài viết này sẽ giới thiệu những nguyên tắc cơ bản và cung cấp một thực đơn mẫu để giúp bạn xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với nhu cầu của bản thân.

1. Nguyên tắc chính của thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2

Nguyên tắc cơ bản của thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2 là duy trì mức đường huyết ổn định và lựa chọn các nhóm thực phẩm dinh dưỡng. 

Trong chế độ dinh dưỡng nên có: 50% là rau củ không chứa tinh bột, 50% còn lại bao gồm những thực phẩm tốt cho sức khỏe như: ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, các loại hạt, đậu, trái cây tươi cũng như các chất béo lành mạnh.

1.1. Kiểm soát lượng carbohydrate

Nguyên tắc đầu tiên trong thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2 là cần kiểm soát lượng carbohydrate. Điều này giúp duy trì mức đường huyết ổn định. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, lượng carbohydrate cần thiết nên chiếm từ 45 – 50% tổng số năng lượng hàng ngày.

Nguyên tắc chính của thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2 - Kiểm soát lượng carbs
Nguyên tắc chính của thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2 – Kiểm soát lượng carbs

Ví dụ: Nếu chế độ ăn uống mỗi ngày là 1600 calo, thì lượng carbohydrate cung cấp sẽ tương đương với 135-180 g.

Người bị tiểu đường tuýp 2 nên tìm hiểu về các loại carbohydrate tốt và chọn lựa nguồn carbohydrate phức tạp, giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch, quả hạch và rau củ. 

Tìm hiểu thêm: Kiểm soát tăng đường huyết với chế độ ăn carbs phù hợp 

1.2.  Đảm bảo cung cấp đủ protein

Nguyên tắc thứ hai là đảm bảo cung cấp đủ protein chất lượng cao. Thực phẩm giàu protein giúp cung cấp năng lượng và có thể làm chậm quá trình xâm nhập glucose vào máu. 

Trung bình lượng protein nên đạt 0,8g một ngày cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Trong chế độ dinh dưỡng của tiểu đường, tỷ lệ năng lượng do protein nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần. 

Đảm bảo cung cấp đủ protein
Đảm bảo cung cấp đủ protein

Ví dụ, một người có cân nặng 70kg nên tiêu thụ khoảng 56 gram protein mỗi ngày.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) thì không có một lượng protein cụ thể dành cho người tiểu đường tuýp 2. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cho từng trường hợp cụ thể tùy theo độ tuổi, cân nặng, mức độ hoạt động thể lực, đường huyết. 

Liên hệ ngay với DIAB để được tư vấn chi tiết nhất. Hotline: 0768070727

Tìm hiểu thêm: Vai trò quan trọng của protein trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường

1.3. Cân bằng vitamin và khoáng chất

Vitamin là yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, nhất là với những người bị tiểu đường. Thiếu hụt khoáng chất và vitamin cần thiết, người bị tiểu đường sẽ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng như mắc các bệnh lý về thần kinh, tim mạch, mắt, thận và suy giảm hệ miễn dịch.

Các vitamin cần thiết trong thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2: vitamin A trong cá, trứng, rau xanh, trái cây có màu cam, vitamin D, B, vitamin C có trong các loại trái cây và rau quả tươi hay vitamin B3 có trong ngũ cốc nguyên hạt, đậu, thịt, cá. 

1.4. Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày

Cuối cùng, nguyên tắc cơ bản trong thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2 là chia nhỏ thành các bữa ăn nhỏ và ăn đều trong ngày. Thay vì ăn 3 bữa lớn, việc ăn ít và thường xuyên giúp kiểm soát mức đường huyết và tránh tăng đột ngột sau khi ăn.

Ngoài ra, việc chia nhỏ thực đơn giúp tối ưu hóa quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ hiệu quả hơn khi được phân phối đều trong ngày. Từ đó giúp hấp thụ của các chất dinh dưỡng tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón.

Bạn gặp khó khăn trong việc xây dựng thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2 làm sao để đầy đủ chất dinh dưỡng và phù hợp với tình trạng sức khoẻ? Đừng lo lắng đã có DIAB. 

Chỉ cần tải ứng dụng của DIAB về điện thoại, bạn sẽ được trải nghiệm tính năng thực đơn mẫu theo lượng calo mỗi ngày và xây dựng thực đơn cá nhân phù hợp. Không chỉ vậy, bạn còn có thể trò chuyện, hỏi đáp cùng bác sĩ. Tải ứng dụng tại đây: https://diab.com.vn/ 

Tìm hiểu thêm: Tạo chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường tuýp 2 cân bằng và lành mạnh

2. Có nên ăn thực phẩm chay khi bị tiểu đường tuýp 2 không?

Việc ăn thực phẩm chay khi bị tiểu đường tuýp 2 là một quyết định cá nhân và nên được cân nhắc kỹ lưỡng. Chế độ ăn chay đã được chứng minh là có lợi cho người tiểu đường tuýp 2. 

Thực phẩm chay bao gồm tăng cường tiêu thụ rau củ, quả, hạt và ngũ cốc nguyên hạt, từ đó cung cấp nhiều chất xơ và dinh dưỡng cho cơ thể. Các thực phẩm chay thường có ít chất béo bão hòa và cholesterol, điều này rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Có nên ăn thực phẩm chay khi bị tiểu đường tuýp 2 không
Có nên ăn thực phẩm chay khi bị tiểu đường tuýp 2 không?

Tuy nhiên, khi bạn bị tiểu đường tuýp 2, việc ăn chay cần được kết hợp với kiểm soát cẩn thận lượng carbohydrate và đồng thời theo dõi chỉ số đường huyết. Lưu ý phải đảm bảo chế độ ăn chay vẫn cung cấp đủ lượng protein và chất béo cần thiết, và hạn chế lượng carbohydrate đơn đường và tinh bột. 

Carbohydrate là một nguồn dinh dưỡng quan trọng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều carbohydrate có thể dẫn đến tăng cân và các vấn đề liên quan đến sức khỏe như tiểu đường và bệnh tim mạch. 

Đặc biệt, bạn sẽ nạp vào cơ thể nhiều lượng carbohydrate xấu khi ăn chay không khoa học. Thực phẩm chay chế biến sẵn như sườn chay, chả chay, các sản phẩm chay giả thịt,… chứa nhiều đường, muối, tinh bột có thể gây hại cho sức khỏe người tiểu đường. 

Theo thông tin từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, các loại thực phẩm chay giả thịt thường có nhiều muối và có thể chứa nấm mốc, gây ra các vấn đề về huyết áp, tim mạch và cân nặng, gây hại cho sức khỏe.

Chính vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để được tư vấn cụ thể và cá nhân hóa thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2.

Tìm hiểu thêm: Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường – 1 kế hoạch dinh dưỡng hoàn hảo

3. Có nên uống nước ép trái cây khi bị tiểu đường tuýp 2 không?

Mặc dù nước ép trái cây tự nhiên có thể cung cấp nhiều vitamin và chất dinh dưỡng, nhưng nó cũng chứa một lượng lớn đường tự nhiên từ trái cây. Vì vậy, những người mắc tiểu đường được khuyến cáo tốt nhất nên hạn chế uống nước ép trái cây.

Theo nguyên tắc chung, ăn trái cây tự nhiên sẽ tốt cho sức khỏe hơn là uống nước trái cây hoặc sinh tố. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng việc uống nước ép trái cây thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.

Có nên uống nước ép trái cây khi bị tiểu đường tuýp 2 không?
Có nên uống nước ép trái cây khi bị tiểu đường tuýp 2 không?

Có gì trong nước ép trái cây?

Ngoài vitamin C và canxi, nước ép trái cây còn chứa: 

– Calo: 250ml ly nước cam không đường thường chứa khoảng 100 calo, so với 60 calo trong một quả cam tươi. 

– Fructose (một dạng đường): nửa lít nước ép trái cây chứa nhiều đường hơn mức lý tưởng mà Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị nên dùng trong một ngày (30g đường đối với nam, 24g đối với nữ) 

– Thiếu chất xơ: nước trái cây luôn chứa ít chất xơ hơn trái cây nguyên quả và nước trái cây chế biến kỹ có thể không chứa bất kỳ chất xơ nào. 

Mặc dù nước ép trái cây là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng tốt như vitamin C. Tuy nhiên, tốt hơn là bạn nên bổ sung vitamin C từ việc ăn trái cây nguyên quả hoặc ăn các loại rau lá xanh.

4. Nên ăn bao nhiêu bữa mỗi ngày khi bị tiểu đường tuýp 2?

Số lượng bữa ăn mỗi ngày cho người bị tiểu đường tuýp 2 thường được khuyến nghị là 5-6 bữa. Tuy nhiên, không có một quy tắc, chế độ ăn cụ thể nào có thể áp dụng cho tất cả mọi người, và số lượng bữa ăn nên được điều chỉnh dựa trên tình trạng sức khỏe và lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Đối với một số người, ăn 3 bữa chính (sáng, trưa và tối) kết hợp với 1-3 bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính có thể phù hợp. Điều này giúp duy trì mức đường huyết ổn định và tránh cảm giác đói hoặc quá no. Bữa ăn nhẹ có thể là một khẩu phần trái cây có chỉ số GI thấp, một chút hạt, hay một ít sữa chua không đường.

Để biết chính xác số lượng bữa ăn và chế độ ăn phù hợp với bạn, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Tìm hiểu thêm: Tạo chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường tuýp 2 cân bằng và lành mạnh

5. Tiểu đường tuýp 2 không nên ăn gì?

Trong thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2, có một số thực phẩm nên hạn chế hoặc tránh để duy trì mức đường huyết ổn định và quản lý bệnh. Vậy người tiểu đường tuýp 2 không nên ăn gì? 

Tiểu đường tuýp 2 không nên ăn gì?
Tiểu đường tuýp 2 không nên ăn gì?

– Đường và thức uống có đường: Đường trắng, đường nâu, mật ong, syrups ngọt, đồ uống có gas ngọt, nước ngọt, và các đồ uống có đường cao. Chú ý đến thức uống có chứa nhiều đường ẩn như nước trái cây ngọt tự nhiên. 

– Thực phẩm tinh bột: Bánh mì trắng, bánh ngọt, bánh quy, bánh mỳ xốp, bánh mì sữa, bánh mì mì, mì ống, gạo trắng, khoai tây trắng, bột mì, ngũ cốc đã chế biến, và các loại bánh mì, bánh quy, bánh ngọt có đường. 

– Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Thực phẩm có chứa chất béo bão hòa cao như thịt đỏ mỡ, thịt gia cầm có da, da gà, chả lụa, xúc xích, thịt xông khói, mỡ động vật, kem và các sản phẩm có chứa chất béo bão hòa cao. 

– Thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn: Bữa ăn nhanh, thức ăn chiên và rán, bánh mì sandwich, khoai tây chiên, snack bỏ túi, và các loại thực phẩm chế biến có chứa chất bảo quản và chất tạo màu. 

– Đồ uống có cồn: Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn cao nên được hạn chế hoặc tránh hoàn toàn. 

Tuy nhiên, việc hạn chế những thực phẩm trên không có nghĩa là bạn không thể thưởng thức chúng. Quan trọng là kiểm soát lượng và tần suất tiêu thụ để duy trì sự cân bằng và quản lý đường huyết. 

Một chế độ ăn cân bằng, kết hợp với lối sống lành mạnh và việc tập thể dục, là quan trọng trong quản lý tiểu đường tuýp 2. Tham gia ngay chương trình Hướng dẫn thay đổi lối sống – Phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2 cùng DIAB

Với thông điệp “Chậm lại để Tốt hơn” chương trình huấn luyện trong vòng 12 tuần giúp phòng ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường tuýp 2 và những vấn đề sức khoẻ khác. Cùng mục tiêu giúp người tham gia:  

– Cung cấp kiến thức tiểu đường cần thiết

– Giảm 5% cân nặng hiện tại 

– Hình thành thói quen vận động ít nhất 150 phút/tuần 

– Phòng ngừa tiểu đường tuýp 2 

– Cải thiện sức khỏe tinh thần 

6. Kết luận

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc về thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2. Một chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như rau và trái cây, cùng với với protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh từ thực vật là điều cần thiết. 

Để được tư vấn thêm về chế độ ăn uống để quản lý tiểu đường loại 2, liên hệ ngay với DIAB qua hotline: 0768070727

thxduyen

Có thể bạn quan tâm:

5 kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường hiệu quả

Bảng theo dõi đường huyết tại nhà: Giải pháp thông minh cho người tiểu đường

Biến chứng đái tháo đường type 2: mối liên hệ đái tháo đường và tuyến tụy

Không tìm thấy nội dung cần tìm?

Bạn, hoặc người thân trong gia đình, đang sống cùng bệnh đái tháo đường và mong muốn được hỗ trợ về thông tin? Đừng ngần ngại gửi câu hỏi trực tiếp cho chúng tôi theo mẫu bên dưới. Chúng tôi sẽ tổng hợp và phản hồi trong thời gian sớm nhất.