Câu hỏi thường gặp

4 loại đường dành cho người tiểu đường tốt nhất

Đường dành cho người tiểu đường là lựa chọn của nhiều người đang tìm kiếm chất làm ngọt không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc, điều quan trọng là phải hiểu các loại chất thay thế đường và cách chúng ảnh hưởng đến cơ thể. Cùng tìm hiểu trong bài viết này.

1. Đường dành cho người tiểu đường là gì? 

Đường dành cho người tiểu đường (chất tạo ngọt nhân tạo) thường được gọi là “đường không calo” hoặc “đường thay thế”. Đây là các loại đường được thiết kế đặc biệt để có ít hoặc không gây tăng đường huyết sau khi ăn. 

Đường dành cho người tiểu đường là gì? 
Đường dành cho người tiểu đường là gì?

Loại đường này thường không hoàn toàn được chuyển hóa thành glucose trong cơ thể, do đó không tác động lớn đến chỉ số đường trong máu. Đường dành cho người tiểu đường được chia thành hai loại chính: chất tạo ngọt có giá trị dinh dưỡng và chất tạo ngọt không có giá trị dinh dưỡng hoặc “ít calo”.

Chất tạo ngọt có giá trị dinh dưỡng

Đây là các chất tạo ngọt có năng lượng calo và có khả năng cung cấp đường cho cơ thể. Ví dụ điển hình là đường mì, đường mía và mật ong. Chất tạo ngọt có giá trị dinh dưỡng thường được tìm thấy trong các nguồn tự nhiên như các loại đường, trái cây hoặc một số loại mật ong. 

Chất tạo ngọt không có giá trị dinh dưỡng hoặc “ít calo” 

Đây là các chất tạo ngọt được sử dụng để thay thế đường mà không gây tăng đường huyết hoặc gây ít tác động đến lượng calo. Ví dụ điển hình là cỏ ngọt stevia, sucralose, đường dừa, đường chà là,… 

Các chất tạo ngọt này thường không hoàn toàn được chuyển hóa thành glucose trong cơ thể, do đó không gây tăng đường huyết như đường thông thường và có ít hoặc không có năng lượng calo.

Đường dành cho người tiểu đường có thể sử dụng để thay thế đường thông thường trong chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, như với mọi thứ, việc sử dụng loại đường này cần được kiểm soát và kết hợp với một chế độ ăn lành mạnh cùng lối sống tích cực.

Tìm hiểu thêm: Tiền tiểu đường nên ăn gì? Top 4 nhóm thực phẩm kiểm soát đường huyết tốt

2. Có nên sử dụng đường dành cho người tiểu đường 

Mặc dù các loại đường dành cho người tiểu đường trên thị trường đều được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quản lý và được coi là an toàn. Tuy nhiên, việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo sẽ khiến cho cơ thể thèm ngọt thường xuyên hơn và lạm dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin nghiêm trọng. 

Do đó, để duy trì sức khỏe, người bệnh tiểu đường cần tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh và có thể thay thế đường bằng vị ngọt có sẵn trong các thực phẩm  với lượng vừa đủ.

Có nên sử dụng đường dành cho người tiểu đường 
Có nên sử dụng đường dành cho người tiểu đường

Tóm lại, bạn có thể sử dụng đường dành cho người tiểu đường giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ các biến chứng do tiểu đường gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng đường này cũng cần được kết hợp với liều lượng, chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Tìm hiểu thêm: Người tiểu đường nên lưu ý gì khi dùng đường ăn kiêng?

3. 4 loại đường dành cho người tiểu đường tốt nhất 

Một câu hỏi lớn thường được đặt ra là mức độ an toàn của đường dành cho người tiểu đường. Người bệnh tiểu đường có thể yên tâm vì tất cả các chất thay thế đường phải trải qua quá trình kiểm tra an toàn, nghiêm ngặt. 

Không chỉ vậy, các nhà sản xuất nguyên liệu thực phẩm phải cung cấp thông tin từ các nghiên cứu an toàn cho thấy rằng đường dành cho người tiểu đường: 

– Không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. 

– Không ảnh hưởng đến sinh sản 

– Không gây phản ứng dị ứng 

– Không được phép tích tụ trong cơ thể hoặc biến đổi thành các chất gây hại khác.

Dưới đây là 4 loại đường dành cho người tiểu đường tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.

Đường Stevia 

Đầu tiên là stevia hay còn gọi là cỏ ngọt, được chiết xuất từ lá cây stevia rebaudiana. Nó đã được sử dụng trong hàng ngàn năm ở Nam Mỹ và Trung Mỹ để làm ngọt trong các món ăn và đồ uống.

Theo Tiêu chuẩn chăm sóc y tế cho bệnh tiểu đường năm 2019, chất làm ngọt không dinh dưỡng, bao gồm cả stevia, ít hoặc không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, đường stevia đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt là an toàn. 

Đường Stevia dành cho người tiểu đường
Đường Stevia dành cho người tiểu đường

Theo FDA, lượng đường stevia ăn vào hàng ngày có thể chấp nhận được là 4 miligam trên mỗi kilôgam (mg/kg) trọng lượng cơ thể của một người. Ví dụ, một người nặng 60 kg, có thể tiêu thụ 9 gói nhỏ stevia một cách an toàn mỗi ngày.

Đường dừa

Tiếp theo trong top các loại đường dành cho người tiểu đường tốt nhất là đường dừa. Đây là một loại đường tự nhiên được chế biến từ dừa. Nó được sản xuất bằng cách lấy nước cốt dừa và chưng cất để tách riêng phần nước và phần đường tự nhiên từ dừa. Đường dừa có một số đặc điểm quan trọng sau:

– Tự nhiên và không tinh chế: Đường dừa là một sản phẩm tự nhiên và không chứa chất phụ gia hoặc chất bảo quản nhân tạo. 

– Hương vị và màu sắc tự nhiên: Đường dừa có một hương vị ngọt tự nhiên với một chút hương dừa nhẹ. Nó cũng có màu sắc tương ứng với màu của nước cốt dừa, thường là một sắc trắng nhạt hoặc vàng nhạt. 

– Thành phần dinh dưỡng: Đường dừa chứa một số lượng nhỏ các khoáng chất và vitamin tự nhiên có trong dừa như kali, magiê và vitamin C. Tuy nhiên, nồng độ này thường thấp và không đáng kể đối với việc cung cấp dinh dưỡng.

Đường dừa
Đường dừa

Đối với người tiểu đường, việc sử dụng đường dừa cần được kiểm soát và hợp lý. Mặc dù đường dừa có một chỉ số glycemic thấp hơn so với đường trắng thông thường, nó vẫn chứa đường tự nhiên và có khả năng tăng đường huyết. 

Người tiểu đường nên tiêu thụ một lượng hợp lý và theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để kiểm soát mức đường huyết.

Tìm hiểu thêm: Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường – 1 kế hoạch dinh dưỡng hoàn hảo

Tagatose

Đường tagatose là một loại đường tự nhiên. Nó tồn tại với số lượng nhỏ trong một số loại trái cây, chẳng hạn như táo, cam và dứa. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thường chiết xuất nó từ sữa và có thể sử dụng trong thực phẩm như một chất làm ngọt, có hàm lượng calo thấp.

Đặc biệt, đường tagatose có hương vị ngọt tự nhiên tương tự như đường thông thường, tuy nhiên có lượng calo thấp hơn.

Tagatose
Tagatose

Đường Tagatose có glycemic (IG) thấp, tức là nó không gây tăng đường huyết một cách nhanh chóng. Điều này khiến tagatose trở thành một lựa chọn phổ biến cho người tiểu đường hoặc những người muốn kiểm soát mức đường huyết. 

Tuy nhiên, loại đường dành cho người tiểu đường này có giá thành cao hơn các chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp khác và có thể khó tìm thấy ở các cửa hàng.

Rượu đường

Rượu đường (tên tiếng Anh là sugar alcohols) còn được gọi là polyol. Rượu đường có thể kích thích cảm giác ngọt trên đầu lưỡi và có tác dụng làm mát. Rượu đường có thể được tìm thấy trong một số loại trái cây và rau quả như mận, dâu tây và bơ.

FDA chỉ ra rằng mặc dù rượu đường tương đối ít calo và thân thiện với lượng đường trong máu, nhưng chúng có thể gây khó tiêu và đầy hơi ở một số người. Do đó, việc sử dụng đường rượu nên được điều chỉnh và tuân thủ liều lượng hợp lý, khoảng 10 – 15 gram/ngày.

Tìm hiểu thêm: BỮA ĂN TIỂU ĐƯỜNG CÓ “ĐÁNG SỢ” NHƯ BẠN NGHĨ?

4. Những lưu ý khi dùng đường dành cho người tiểu đường

Khi sử dụng đường dành cho người tiểu đường cần lưu ý:

– Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng: Trước khi thay đổi chế độ ăn uống hoặc sử dụng đường dành cho người tiểu đường, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. 

– Kiểm soát lượng đường tiêu thụ: Dù là đường dành cho người tiểu đường, nó vẫn chứa calo và có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Hãy đảm bảo bạn tiêu thụ đường trong mức độ hợp lý và theo hướng dẫn của chuyên gia. 

– Chú ý chỉ số glycemic (IG): Chỉ số glycemic đo mức độ tác động của một loại thực phẩm lên mức đường huyết sau hai giờ tiêu thụ. Nên ưu tiên chọn đường có chỉ số IG thấp để tránh tăng đột ngột mức đường huyết. Thường thì đường dành cho người tiểu đường có IG thấp hơn so với đường trắng thông thường. 

– Theo dõi mức đường huyết: Theo dõi mức đường huyết của bạn sau khi sử dụng đường dành cho người tiểu đường để đảm bảo rằng nó không gây tăng đường huyết đáng kể. Nếu bạn thấy có bất thường hoặc tăng đường huyết, hãy thảo luận với bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn uống. 

Những lưu ý khi dùng đường dành cho người tiểu đường
Những lưu ý khi dùng đường dành cho người tiểu đường

Cuối cùng, đường dành cho người tiểu đường chỉ là một phần của chế độ ăn uống tổng thể. Hãy đảm bảo rằng bạn tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và cân nhắc đủ chất dinh dưỡng cần thiết từ các nguồn thực phẩm khác.

Tải ngay ứng dụng của DIAB để theo dõi sức khoẻ và được đồng hành cùng các huấn luyện viên, chuyên gia dinh dưỡng bác sĩ.

Ngoài các video ngắn trình bày theo những hình thức dễ xem, dễ nhớ, ứng dụng còn gợi ý các thực đơn mẫu, lịch nhắc nhở, quy đổi chỉ số dinh dưỡng, vận động mà bạn tiêu thụ hàng ngày. 

Đây là một công cụ rất tốt để có thể theo dõi được sức khỏe của người bệnh ngay cả khi bạn ở nhà mà không đến phòng khám hay bệnh viện. 

Tải ứng dụng tại đây: https://diab.com.vn/giai-phap/ 

5. Kết luận

Đường dành cho người tiểu đường có hàm lượng calo thấp có thể cho phép bạn thỉnh thoảng thưởng thức một món ngọt mà không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy việc chuyển sang sử dụng chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường trong thời gian dài. 

Tốt nhất những người mắc bệnh tiểu đường nên tiêu thụ chất ngọt ở mức độ vừa phải như một phần của chế độ ăn uống cân bằng. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn tốt nhất cho mình.

thxduyen

Có thể bạn quan tâm:

Tiền tiểu đường nên ăn gì? Top 4 nhóm thực phẩm kiểm soát đường huyết tốt

Giải đáp 5 thắc mắc về thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2

3 LOẠI GẠO KHUYÊN DÙNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ??

Phát hiện sớm 4 dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ khác với nam giới như thế nào? Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim (biến chứng tiểu đường phổ biến nhất) ở phụ nữ cao gấp 2 lần so với nam giới. Phụ nữ cũng có nguy cơ cao mắc các biến chứng khác liên quan đến bệnh tiểu đường như bệnh thận và trầm cảm. 

Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ là bước quan trọng, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết.  

1. 4 dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ

Nhiều dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở phụ nữ cũng giống như nam giới. Tuy nhiên, có một số triệu chứng và biến chứng của bệnh tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ. Biết được những triệu chứng này có thể giúp bạn chẩn đoán tiểu đường và có kế hoạch  điều trị kịp thời, ngăn chặn diễn tiến bệnh và phòng ngừa các biến chứng. 

Cảm giác khát nước thường xuyên

Bạn có cảm giác khát nước hơn bình thường? Nó có vẻ không phải là bất thường, nhưng có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở cả nam giới và nữ giới.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ: cảm giác khát nước thường xuyên
Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ: cảm giác khát nước thường xuyên

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không thể sử dụng đường hợp lý trong máu để cung cấp năng lượng cho các tế bào. Điều này dẫn đến việc tiểu nhiều hơn để loại bỏ glucose dư thừa, và trong quá trình này, cơ thể mất nước gây ra cảm giác khát liên tục. 

Nếu bạn có cảm giác khát nước nhiều hay bất kỳ dấu hiệu khác về sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Bệnh nấm candida âm đạo

Bệnh nhiễm nấm Candida, hay còn được biết đến như nhiễm trùng nấm men, là do một loại nấm gọi là Candida gây ra. Loại nấm này có thể gây hại cho da, miệng, máu và các bộ phận sinh dục.

Bệnh tiểu đường được đặc trưng bởi mức đường huyết cao. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và nhân lên của nấm Candida trong cơ thể. Người bệnh bị nhiễm nấm âm đạo thường xuất hiện các triệu chứng: cảm thấy ngứa, đau rát vùng kín, nhiều khí hư, đi tiểu khó,…

Để điều trị nhiễm nấm Candida, điều quan trọng là kiểm soát mức đường huyết và duy trì môi trường âm đạo ổn định. Điều này bao gồm việc tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với vận động hoặc kem dùng ngoài da để điều trị viêm nhiễm.

Tìm hiểu thêm từ thông tin của Bộ Y tế: Bệnh do nấm Can-di-đa An-bi-căng

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Một dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ khác chính là nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). UTI là một loại nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, gây ra các triệu chứng như đau buốt khi đi tiểu, tiểu ra máu và cảm giác buồn nôn. 

Tiểu đường là một bệnh lý liên quan đến lượng đường trong máu cao và tuần hoàn kém, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Đây chính là điều kiện môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn phát triển.

Hơn 50% phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) trong đời và nguy cơ cao hơn nếu bạn mắc bệnh tiểu đường.

 Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) 

Cuối cùng, dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), một rối loạn liên quan đến mất cân bằng hormon và kháng insulin. 

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) Ảnh: internet
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) Ảnh: internet

Nó có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng như kinh nguyệt không đều, mụn trứng cá, rụng tóc, tăng cân,… Nồng độ insulin cao do hội chứng buồng trứng đa nang cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và khoảng một nửa số phụ nữ mắc PCOS đều mắc bệnh tiểu đường.

Tìm hiểu thêm: 11 câu hỏi – đáp đầy đủ về buồng trứng đa nang

2. Phụ nữ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn so với nam giới không? 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ phụ nữ mắc tiểu đường là cao hơn so với nam giới trên toàn cầu. Một số lý do giải thích cho sự khác biệt này bao gồm:

– Yếu tố hormone: 

Hormone estrogen có thể góp phần vào sự tác động của insulin, hormone có trách nhiệm điều chỉnh mức đường trong máu. Sự thay đổi mức hormone trong các giai đoạn cuộc sống của phụ nữ, như thai kỳ và mãn kinh, có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. 

– Tiếp xúc hormone trong thai kỳ: 

Phụ nữ mang thai thường trải qua sự tăng hormone estrogen và progesterone. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng insulin, từ đó tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ và sau khi sinh. 

– Tuổi mãn kinh: 

Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh có nguy cơ cao hơn mắc tiểu đường. Sự giảm hormone estrogen trong thời kỳ này có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể.

Ngoài những yếu tố trên, còn có nhiều yếu tố khác như di truyền, lối sống và tác động môi trường có thể ảnh hưởng đến dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ. Tuy nhiên, mọi người đều có thể mắc tiểu đường, bất kể giới tính.

Chính vì vậy, hãy chăm sóc sức khỏe toàn diện với chế độ ăn uống lành mạnh, vận động, tập thể dục thường xuyên ngay hôm nay.

Tìm hiểu thêm: 6 thói quen tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường

3. Cách ngăn ngừa, kiểm soát các dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ

Nếu phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ, bạn có thể ngăn ngừa hoặc quản lý bệnh hiệu quả. Hầu hết những điều bạn cần làm là có một lối sống lành mạnh hơn. Vì vậy, nếu bạn thực hiện những thay đổi này không chỉ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh khác, mà có thể bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn và có nhiều năng lượng hơn.

Theo một kế hoạch ăn uống lành mạnh 

Chế độ ăn uống lành mạnh là một bước tiến quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường và không bao giờ là quá muộn để bắt đầu. Hãy bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm rau xanh, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu protein.

Theo một kế hoạch ăn uống lành mạnh 
Theo một kế hoạch ăn uống lành mạnh

Bên cạnh đó, hạn chế tiêu thụ đường và thực phẩm chứa đường cao, bao gồm đồ ngọt, đồ uống có gas, bánh kẹo, và thực phẩm chế biến có nhiều đường. Điều chỉnh cân nặng thông qua việc duy trì hoặc giảm cân nếu cần thiết. Vì béo phì là một yếu tố nguy cơ lớn cho bệnh tiểu đường. 

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe: giúp bạn giảm cân và giảm lượng đường trong máu. Cả hai đều làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Cố gắng vận động thể chất ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày một tuần. 

Bên cạnh đó, bạn có thể trò chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe để tìm ra loại bài tập nào là tốt nhất cho bản thân. Bạn có thể bắt đầu từ từ và đạt được mục tiêu của mình đặt ra.

Nếu bạn gặp khó khăn không đâu là những thực phẩm dinh dưỡng tốt cho bệnh tiểu đường hay làm sao để hình thành thói quen vận động. Tham gia ngay chương trình Sống khỏe cùng Đái tháo đường của DIAB. 

Chương trình giúp tạo một chế độ dinh dưỡng, vận động và thư giãn dành riêng cho bạn để có thể dễ dàng thực hiện và duy trì lâu dài. Ngoài ra, bạn cũng có thể tương tác trực tiếp cùng bác sĩ, chuyên gia nội tiết, dinh dưỡng, vận động để giải đáp những thắc mắc.

4. Kết luận

Cuối cùng, quan trọng là bạn nhận ra được những dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ, bao gồm cả các triệu chứng đặc biệt chỉ xuất hiện ở phụ nữ và những triệu chứng chung. Việc hiểu biết và kiểm soát triệu chứng và biến chứng có thể giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh.

 

Có thể bạn quan tâm:

4 loại đường dành cho người tiểu đường tốt nhất

Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ: chỉ số, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

4 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường chính xác nhất

8 loại trái cây dành cho người tiểu đường tốt nhất

Trái cây dành cho người tiểu đường rất tốt cho sức khỏe và thỏa mãn cơn thèm ngọt của bạn. Ngoài ra nó cũng cung cấp các khoáng chất và vitamin cần thiết. Cùng DIAB tìm hiểu 8 một loại trái cây tốt cho người tiểu đường trong bài viết này.

Tìm hiểu thêm về 4 nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiền tiểu đường

1. Trái cây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào? 

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Nội tiết lâm sàng & Chuyển hóa vào tháng 10 năm 2021, những người ăn nhiều trái cây tươi có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ngay từ đầu. 

Bên cạnh đó, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) cho biết nhiều loại trái cây chứa vitamin và khoáng chất, cũng như chất xơ – một chất dinh dưỡng có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. 

Trái cây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào? 
Trái cây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào?

Chất xơ cũng có thể được tìm thấy trong một số loại rau tốt cho bệnh tiểu đường và trong ngũ cốc nguyên hạt. Nó mang lại lợi ích cho sức khỏe, mang lại cảm giác no và kiềm chế cảm giác thèm ăn cũng như ăn quá nhiều ở người bệnh tiểu đường. 

Hầu hết các loại hoa quả tươi đều có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nước ép trái cây hay một số trái cây chứa nhiều đường có thể làm tăng huyết áp và có tác dụng tiêu cực đối với bệnh tiểu đường.

Vậy, làm thế nào để chọn những loại trái cây dành cho người tiểu đường tốt nhất? Cùng DIAB tìm hiểu trong phần tiếp theo. 

2. 8 loại trái cây dành cho người tiểu đường 

Những loại trái cây tốt nhất là những loại ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu ngay cả khi bạn không bị tiểu đường. Bao gồm các loại trái cây có màu đậm như đu đủ, bưởi, cam,… Vì trái cây màu đậm chứa các chất chống oxy hóa và chống viêm rất tốt. Tham khảo một số loại quả dưới đây. 

Quả bưởi – trái cây tốt cho người tiểu đường

Bưởi là một trong những loại trái cây dành cho người tiểu đường tốt nhất. Đây là loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp (25) và không có tác dụng phụ đối với lượng đường trong máu.

Ngoài chỉ số GI thấp, nó còn có hàm lượng nước, chất xơ và chất chống oxy hóa cao cùng với lượng carbohydrate thấp. Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ glucose trong cơ thể, từ đó giữ mức đường huyết ổn định, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Quả bưởi - trái cây tốt cho người tiểu đường
Quả bưởi – trái cây tốt cho người tiểu đường

Đặc biệt, đây là loại trái cây cực kỳ tốt cho sức khỏe tim mạch – một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Những hợp chất tốt trong bưởi như vitamin C, chất xơ, kali giúp cải thiện huyết áp. Bưởi cũng giúp giảm mức cholesterol xấu, giữ cho máu lưu thông và tác động tích cực đến hoạt động của tim.

Để giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết, người bệnh chỉ nên ăn khoảng 1/2 trái bưởi mỗi ngày.

Quả bơ – trái cây dành cho người tiểu đường

Bên cạnh bưởi, bơ cũng là một loại trái cây dành cho người tiểu đường với chỉ số đường huyết thấp (15). Ngoài ra, chất béo không bão hòa đơn chiếm phần lớn chất béo trong quả bơ, giúp giảm cholesterol xấu. 

Bơ là một loại thực phẩm giàu chất xơ, hỗ trợ quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng và do đó điều chỉnh lượng đường trong máu hiệu quả. Hơn nữa, với hàm lượng kali cao giúp hỗ trợ điều hòa huyết áp và sức khỏe tim mạch.

Quả bơ - trái cây dành cho người tiểu đường
Quả bơ – trái cây dành cho người tiểu đường

Đây là loại trái cây tốt cho người tiểu đường giúp kiểm soát lượng đường trong máu và hạn chế các biến chứng tiểu đường như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. 

Tuy nhiên, bạn nên ăn đầy đủ protein và rau quả, uống nhiều nước, tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên và ngủ đủ giấc bên cạnh việc bổ sung bơ vào khẩu phần ăn của mình.

Chuyên gia Dinh dưỡng gợi ý 7 bữa sáng cho người bệnh tiểu đường đủ chất và khoa học.

Quả đào – trái cây dành cho người tiểu đường

Những quả đào tươi, thơm ngon là một loại trái cây dành cho người tiểu đường tốt nhất. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một quả đào cỡ trung bình chứa 59 calo, 14g carbohydrate, 10 miligam (mg) vitamin C, khiến nó trở thành nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho người tiểu đường.

Quả đào - trái cây dành cho người tiểu đường
Quả đào – trái cây dành cho người tiểu đường

Không chỉ vậy, quả đào có chứa axit ellagic, một loại polyphenol có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường đối với các tế bào beta của tuyến tụy. Nó kích thích bài tiết insulin và làm giảm dung nạp glucose.

Vốn dĩ hương vị của đào đã ngon. Tuy nhiên, bạn có thể cho chúng vào một tách trà không đường để làm món giải khát thân thiện với bệnh tiểu đường. 

Quả lựu – trái cây dành cho người tiểu đường

Tiếp theo trong danh sách trái cây dành cho người tiểu đường là quả lựu. Trên thực tế, người dân vùng Trung Đông (nơi xuất xứ của quả lựu) đã coi loại quả này như một loại “cây thuốc” chữa bệnh tiểu đường. 

Quả lựu - trái cây dành cho người tiểu đường
Quả lựu – trái cây dành cho người tiểu đường

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất chống oxy hóa trong quả lựu giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói hiệu quả. Quả lựu cũng giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả nhờ các hợp chất khác như punicalagin, axit ellagic, gallic, oleanolic, ursolic và uallic.

Như với hầu hết các loại trái cây, tốt hơn hết là bạn nên ăn trái cây tươi để có giá trị dinh dưỡng hơn là uống nước ép. Mặc dù vẫn có một vài lợi ích cho sức khỏe, nhưng nước ép lựu có ít chất xơ và vitamin C hơn so với việc ăn hạt lựu nguyên chất. 

Quả táo giàu chất xơ và vitamin C 

Ngon, dễ ăn, tốt cho sức khỏe và là một món ăn nhẹ tuyệt vời là những gì mà quả táo có. Táo rất giàu chất phytochemical, giúp giảm stress oxy hóa, giúp tăng độ nhạy insulin. Do đó, chúng được coi là trái cây dành cho người tiểu đường tốt nhất.

Quả táo giàu chất xơ và vitamin C 
Quả táo giàu chất xơ và vitamin C

Vỏ táo chứa một lượng quercetin cao giúp làm giảm nguy cơ hoặc giảm sự tiến triển của tiểu đường loại 2. Theo một nghiên cứu của Phần Lan, những người thường xuyên ăn táo có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn. 

Hơn nữa, bổ sung táo trong chế độ ăn uống thông thường của bạn cũng mang lại lợi ích trong việc giảm cân và kiểm soát cân nặng tốt hơn. Do đó ngăn ngừa béo phì hoặc tăng cân quá mức.

Quả cam – trái cây dành cho người tiểu đường

Cam được biết đến với màu sắc rực rỡ, hương vị tươi mát và dồi dào chất dinh dưỡng thiết yếu, từ lâu đã được coi là biểu tượng của sức khỏe tốt. Với hàm lượng vitamin C, chất xơ, cam thu hút sự quan tâm của những người đang tìm kiếm các chế độ ăn kiêng để hỗ trợ quản lý bệnh tiểu đường.

Quả cam - trái cây dành cho người tiểu đường
Quả cam – trái cây dành cho người tiểu đường

Theo USDA, một quả cam giúp hình thành các tế bào hồng cầu và có thể giúp ổn định huyết áp. Người bệnh tiểu đường nên chọn ăn cả quả cam thay vì nước cam. Do có chỉ số đường huyết thấp, hàm lượng chất xơ và các khoáng chất khác, cam nguyên quả có thể giúp giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định.

Quả đu đủ – trái cây dành cho người tiểu đường

Theo USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), đu đủ xanh và vàng đều rất tốt cho việc kiểm soát lượng đường trong máu, cũng như sức khỏe tổng thể của bệnh nhân tiểu đường. Đu đủ xanh có thể ức chế sự tích tụ lipid trong tế bào gan, điều này có lợi, vì sự hình thành lipid tăng lên có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin trong cơ thể.

Quả đu đủ - trái cây dành cho người tiểu đường
Quả đu đủ – trái cây dành cho người tiểu đường

Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường  thường dễ bị viêm do kháng insulin. Đu đủ là loại trái cây dành cho người tiểu đường chứa flavonoid, chất giúp giảm viêm trong cơ thể.

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu chế độ ăn chứa đu đủ, hãy đảm bảo nhận lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ để hiểu lượng đu đủ an toàn khi ăn.

Quả lê – trái cây dành cho người tiểu đường

Cuối cùng trong top 8 loại trái cây dành cho người tiểu đường là quả lê. Bởi vì lê là một nguồn chất xơ tuyệt vời, một quả lê cỡ trung bình có gần 5,5g chất xơ. Lê chính là loại trái cây tuyệt vời cho kế hoạch ăn lành mạnh của bệnh tiểu đường.

Quả lê - trái cây dành cho người tiểu đường
Quả lê – trái cây dành cho người tiểu đường

Ngoài là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, lê còn chứa nhiều vitamin C và K, cũng như kali và chất chống oxy hóa. Chúng cũng đặc biệt tốt cho sức khỏe đường ruột. Hơn nữa, có bằng chứng cho thấy chất chống oxy hóa trong lê có thể giúp hạn chế bệnh tim, một biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.

Tìm hiểu thêm: 4 loại đường dành cho người tiểu đường tốt nhất

3. Những loại trái cây dành cho người tiểu đường nên hạn chế

Đa số hoa quả tươi đều mang đến cho con người một sức khỏe tốt. Nhưng cũng có một số loại trái cây chứa nhiều đường dễ làm huyết áp tăng cao và tác động tiêu cực cho bệnh tiểu đường.

– Sầu riêng và mít: chứa lượng đường cao ngang với một lon coca hoặc một bát cơm hằng ngày.

– Xoài chín: Xoài là một loại trái cây cực kỳ tốt cho sức khỏe tuy nhiên lại chứa nhiều đường, có thể dẫn đến huyết áp cao, tăng đường huyết.

– Chuối chín: Trong chuối chính có hàm lượng đường khá cao, vì vậy người bệnh tiểu đường nên hạn chế loại quả này. 

Tuy mang chỉ số lượng đường khiến đường huyết người bệnh nhưng những loại trái cây này luôn mang sức hút rất lớn. 

Bạn muốn bảo vệ sức khỏe và vẫn có thể ăn được món mình yêu thích nhưng không gây bất ổn cho đường huyết? Tham gia ngay chương trình Sống khỏe cùng Đái tháo đường của DIAB.

Bạn sẽ được các bác sĩ dinh dưỡng hướng dẫn 1-1 giúp cân đối bữa ăn, thực đơn phù hợp với chỉ số đường huyết, cân nặng và tình trạng sức khoẻ của bản thân. 

Tham gia tại đây: https://chuongtrinh.diab.com.vn/ 

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ trái cây sấy khô sử dụng đường để bảo quản. Chúng chứa nhiều đường và có chỉ số đường huyết cao, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao ngay lập tức. 

4. Kết luận

Cho dù bạn có bị tiểu đường hay không, trái cây luôn là lựa chọn tuyệt vời. Với sự tư vấn và hướng dẫn phù hợp từ chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ, bạn vẫn có thể duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân bằng bao gồm tất cả các loại trái cây dành cho người tiểu đường phù hợp. 

 

 

Có thể bạn quan tâm:

Giải đáp 5 thắc mắc về thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2

5 kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường hiệu quả

Bí kíp sống khỏe cùng chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2

Top 5 cách chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường

Ngày nay, chúng ta thường quên đi việc chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường. Bạn có biết khoảng 10% – 15% người bệnh tiểu đường cũng bị trầm cảm? Sức khỏe tinh thần ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh: suy nghĩ, cảm nhận và các mối quan hệ. Cùng DIAB xem đâu là cách chăm sóc sức khỏe tinh thần hiệu quả.

1. Chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường loại 2 quan trọng thế nào?

Tiểu đường tuýp 2 được cho là ảnh hưởng đến 6% đến 9% dân số thế giới và 7,3% dân số Việt Nam. Các nhà nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn nhiều ở những người mắc chứng rối loạn sức khỏe tinh thần.

Hơn nữa, tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra một số triệu chứng như mệt mỏi và mất năng lượng. Từ đó làm giảm khả năng tập trung, dễ cảm thấy chán nản và thiếu sự hứng thú trong các hoạt động hàng ngày. Điều này có thể góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.

Tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 là 39,7% ở những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ và 20,7% ở những người mắc chứng rối loạn ăn uống. Các rối loạn sức khỏe tinh thần khác có tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 cao bao gồm rối loạn sử dụng chất gây nghiện (15%), rối loạn lo âu (13%), rối loạn lưỡng cực (11%) và rối loạn tâm thần (11%).

Chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường loại 2 quan trọng thế nào?
Chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường loại 2 quan trọng thế nào?

Hơn nữa, mối liên hệ giữa tiểu đường tuýp 2 và chăm sóc sức khỏe tinh thần có hai chiều. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị trầm cảm có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường và những người mắc bệnh tiểu đường dễ bị trầm cảm hơn.

– Căng thẳng có thể làm tăng hoặc giảm lượng đường trong máu, điều này có thể khiến việc quản lý insulin trở nên khó khăn hơn. 

– Những người bị trầm cảm có thể có các triệu chứng như mệt mỏi, mất hứng thú với các hoạt động hay ăn uống. Điều đó có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, hoạt động thể chất, tất cả đều tác động tiêu cực đến việc quản lý bệnh tiểu đường. 

– Tăng cân có thể là tác dụng phụ của thuốc điều trị, chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường. Điều này có thể khiến họ khó duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Tìm hiểu thêm: 6 thói quen tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường

2. Tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần thế nào? 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, quản lý tình trạng bệnh, sự dao động của đường huyết khiến người bệnh tiểu đường gặp nhiều triệu chứng liên quan đến sức khỏe tâm thần.

Nguy cơ trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

Chẩn đoán tiểu đường không chỉ là mối đe dọa đối với sức khỏe mà còn với lối sống của một người. 

Một số biểu hiện trầm cảm ở người tiểu đường dễ nhận biết như rối loạn giấc ngủ, thay đổi cảm giác thèm ăn, khó tập trung, mất năng lượng, lo lắng, yếu đuối và buồn bã. Đôi khi người bệnh cũng trở nên cáu kỉnh, tức giận và thậm chí còn nguy hiểm hơn thế. 

Nguy cơ rối loạn lo âu ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

Ngoài trầm cảm, người bệnh còn có thể đối mặt với chứng rối loạn lo âu. Theo CDC Hoa Kỳ, 1/5 người tiểu đường loại 2 và 1/6 người tiểu đường loại 1 thường mắc các triệu chứng rối loạn lo âu từ trung bình đến nghiêm trọng.

Ngoài trầm cảm, người bệnh còn có thể đối mặt với chứng rối loạn lo âu
Ngoài trầm cảm, người bệnh còn có thể đối mặt với chứng rối loạn lo âu

Các triệu chứng có thể là lo lắng quá mức, hoảng sợ, cáu kỉnh, lú lẫn, thường xuyên đổ mồ hôi và bị gián đoạn giấc ngủ. Vậy nên các triệu chứng của rối loạn lo âu thường dễ bị nhầm với chứng hạ đường huyết

Có thể chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường với liệu pháp tâm lý, duy trì hoạt động thể chất, thực hành các kỹ thuật thư giãn và cải thiện giấc ngủ.

Nguy cơ rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

Giấc ngủ là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và ngược lại cũng bị ảnh hưởng bởi lượng đường trong máu. Những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, chất lượng giấc ngủ kém. 

Ngoài ra, theo CDC, ngủ không đủ giấc có liên quan đến việc tăng nguy cơ tiền tiểu đường, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.

Nếu bạn bị tiểu đường trong một thời gian dài hoặc lượng đường trong máu tăng quá cao, có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh. Điều này ảnh hưởng đến chân, cánh tay, bàn chân, bàn tay và có thể gây chuột rút, đau, tê, ngứa ran. Đặc biệt những triệu chứng này có thể tồi tệ hơn vào ban đêm dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ hay ngưng thở khi ngủ.

Có thể thấy những ảnh hưởng của tiểu đường loại 2 nghiêm trọng như thế nào nếu không biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường. Người tiểu đường nên thường xuyên chú ý đến cảm xúc, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân như theo dõi đường huyết hay cùng nhau hoạt động thể chất để giảm bớt căng thẳng.

Tham khảo tại: Người tiểu đường dễ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần

3. Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần khi bị tiểu đường loại 2

Cũng giống như chăm sóc cơ thể, chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường cũng quan trọng không kém để có một cuộc sống lành mạnh. Và tất nhiên, bạn không đơn độc trong hành trình này. Cùng DIAB tham khảo cách chăm sóc sức khỏe tinh thần.

Người bệnh tiểu đường nên chú ý đến cảm xúc của bản thân

Cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, thất vọng hay tiêu cực là những cảm xúc trong cuộc sống mà ai cũng trải qua. Những cảm xúc này có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn không biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần khi bị tiểu đường.

Hãy tạo thói quen quan tâm, chú ý đến cảm xúc của bản thân hàng ngày. Đặt câu hỏi cho chính mình về cảm giác hiện tại, ví dụ: “Tôi cảm thấy như thế nào trong ngày hôm nay?”, “Có điều gì làm tôi lo lắng hay căng thẳng không?”. 

Hơn nữa, đừng ngần ngại tạo ra thời gian để thực hiện những hoạt động yêu thích, như đọc sách, nghe nhạc, đi dạo, hoặc tham gia hoạt động sáng tạo. Những hoạt động này có thể giúp giảm căng thẳng và tăng cường trạng thái tâm lý tích cực.

Người bệnh tiểu đường nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Có khi nào bạn cảm thấy tệ sau khi ăn quá nhiều thức ăn nhanh và cảm thấy thoải mái hơn sau khi ăn nhiều rau xanh? Đó chính là vì thức ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. 

Kết hợp các loại thực phẩm nguyên chất như rau, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và thịt nạc sẽ cung cấp cho bạn chất dinh dưỡng cũng như năng lượng quan trọng để cơ thể hoạt động hiệu quả.

Người bệnh tiểu đường nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Người bệnh tiểu đường nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Ngoài ra, các lựa chọn thực phẩm có chứa protein và chất xơ có thể giúp bạn cảm thấy no và giảm cảm giác thèm ăn. Một nghiên cứu còn phát hiện ra rằng những người ăn bữa sáng giàu protein có lượng đường trong máu thấp hơn và giảm cảm giác thèm ăn vào cuối ngày.

Tải ngay ứng dụng của DIAB để tham khảo thực đơn mẫu phù hợp với cân nặng cũng như tình trạng sức khoẻ của bạn. Ngoài ra, bạn có thể chụp bữa ăn gửi các chuyên gia dinh dưỡng trong ứng dụng để nhận được lời khuyên bổ ích. 

Tải ứng dụng tại đây: https://diab.com.vn/giai-phap/ 

Thêm hoạt động thể chất vào thói quen sinh hoạt hàng ngày

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể chất cũng là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường. Tập thể dục có thể giúp giảm huyết áp, cải thiện giấc ngủ và đặc biệt giảm tình trạng kháng insulin của cơ thể. 

Tập thể dục cũng đã được chứng minh là cải thiện các triệu chứng trầm cảm, lo lắng, chấn thương và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác. Đồng thời mang lại vô số lợi ích khi nó trở thành một phần trong thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Bởi vì khi bạn vận động, cơ thể tiết ra các chất hóa học tự nhiên như endorphin, serotonin và dopamin, góp phần làm giảm cảm giác căng thẳng, cải thiện tâm trạng. 

Nếu hiện tại bạn chưa có thói quen này, có thể bắt đầu với việc vươn vai, đi bộ hàng ngày, chủ động đi lại nhiều hơn, hạn chế ngồi trong thời gian dài. Hãy tìm cách kết hợp các loại hoạt động thể chất khác vào cuộc sống của mình. 

Khi bạn thêm vận động vào thói quen hàng ngày của mình, bạn có thể thấy mình cảm thấy tốt hơn, có động lực hơn và thậm chí hào hứng để thử các hoạt động mới. 

Hãy sáng tạo và làm cho các hoạt động thể chất trở nên vui vẻ. Ngoài ra, hãy rủ thêm bạn bè hoặc người thân cùng tham gia với mình để tạo động lực và tinh thần sảng khoái khi hoạt động. 

Người bệnh tiểu đường có thể tăng cường các hoạt động ngoài trời

Đi ra ngoài cũng là một liều thuốc chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường hiệu quả. Tiếp xúc với không gian xanh, ánh nắng mặt trời làm tăng hoạt động thần kinh giao cảm, đó là hệ thống giúp chúng ta thư giãn.

Hơn thế nữa, tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên kích thích cơ thể sản xuất vitamin D và serotonin, cả hai đều đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy tâm trạng. Đây là lý do chính giải thích tại sao ngay cả khi dành một lượng nhỏ thời gian bên ngoài cũng có liên quan đến việc tăng cảm giác hạnh phúc và giảm lo lắng, trầm cảm.

Bạn có thể dành 10-15 phút vào buổi sáng để thiền ngoài trời hoặc dắt chó con đi dạo quanh khu nhà. Hoặc đi bộ buổi tối sau bữa ăn 2 tiếng nếu bận rộn và không có thời gian tập luyện trong ngày. 

Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên giấc ngủ của bản thân

Một cách chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường là cải thiện, nâng niu giấc ngủ. Giấc ngủ cũng là chìa khóa để có sức khỏe tốt. Bạn ngủ bao lâu và ngủ ngon như thế nào có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn theo nhiều cách.

Nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách hạn chế tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo trước khi đi ngủ. Ví dụ như ánh sáng từ tivi, điện thoại thông minh, máy tính,… Giảm thiểu ánh sáng trong phòng ngủ và duy trì nhiệt độ phòng mát mẻ để giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ.

Đôi khi bạn có thể cảm thấy chán nản, lo lắng, thất vọng hoặc mệt mỏi với việc chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường. Giống như bệnh tiểu đường đang kiểm soát bạn thay vì điều ngược lại.

Đừng lo lắng vì DIAB có chương trình Sống khỏe cùng Đái tháo đường giúp bạn thay đổi lối sống, sống tự tin mà không ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Bạn sẽ được đồng hành cùng các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ với những kiến thức đái tháo đường hữu ích và tạo chế độ dinh dưỡng, vận động dành riêng cho bạn. 

Không chỉ vậy, đây còn là cơ hội giúp bạn kết nối với cộng đồng những người có tình trạng sức khoẻ với bạn. Từ đó, có thể cùng nhau chia sẻ bí kíp tạo động lực sống khỏe mỗi ngày. 

Tham gia chương trình tại đây: https://chuongtrinh.diab.com.vn/ 

Kết luận

Điều quan trọng là hãy luôn chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường bằng cách chú ý đến cảm xúc, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Nếu bạn nhận thấy cơ thể mệt mỏi, căng thẳng và không thể đưa ra quyết định, hãy hành động. Tâm sự với gia đình, bạn bè và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được sự hỗ trợ tốt nhất.

thxduyen

Có thể bạn quan tâm:

4 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường chính xác nhất

Tạo chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường tuýp 2 cân bằng và lành mạnh

 

Không tìm thấy nội dung cần tìm?

Bạn, hoặc người thân trong gia đình, đang sống cùng bệnh đái tháo đường và mong muốn được hỗ trợ về thông tin? Đừng ngần ngại gửi câu hỏi trực tiếp cho chúng tôi theo mẫu bên dưới. Chúng tôi sẽ tổng hợp và phản hồi trong thời gian sớm nhất.