Bên cạnh những biến chứng tim mạch, thần kinh, tiểu đường còn tiềm ẩn nguy cơ loãng xương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin hữu ích về biến chứng loãng xương đái tháo đường, đồng thời hướng dẫn bạn cách phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của mình.
Đái tháo đường gây loãng xương như thế nào?
Loãng xương đái tháo đường
Tham khảo thêm: 9 biến chứng tiểu đường phổ biến
Bệnh đái tháo đường có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng xấu đến xương, bao gồm:
Ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa canxi, phốt pho
- Tiểu đường không kiểm soát tốt khiến lượng đường trong máu cao, dẫn đến việc đào thải canxi và photpho qua nước tiểu, làm giảm mật độ xương, gây loãng xương.
- Thiếu hụt vitamin D thường gặp ở người tiểu đường, điều này cũng gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi của cơ thể.
Ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa xương
- Insulin đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và duy trì cấu trúc xương. Thiếu hụt insulin hoặc tình trạng kháng insulin ở người tiểu đường ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào tạo xương và hủy xương, dẫn đến mất xương, loãng xương.
- Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường, khi chức năng của tế bào cốt trưởng thành suy giảm sẽ khiến sự hình thành xương bị giảm sút hoặc chậm lại.
Ảnh hưởng đến mật độ xương
- Đối với người mắc bệnh tiểu đường, xương sẽ trở nên yếu và giòn hơn, dễ gãy, đặc biệt là ở cột sống, hông và cổ tay.
- Gãy xương do loãng xương có thể gây đau đớn, tàn phế, thậm chí tử vong.
Phòng ngừa loãng xương đái tháo đường
Đối với bệnh nhân loãng xương do đái tháo đường, nên duy trì và giữ ổn định chỉ số đường huyết ở mức an toàn hoặc gần mức an toàn có thể giúp các chất canxi, photpho, magie và các chất chuyển hóa khác cân bằng trở lại.
Loãng xương và đái tháo đường
Chế độ ăn khoa học, cân đối
- Bổ sung đầy đủ canxi (1000-1200 mg/ngày) từ các thực phẩm thường ngày như: sữa, pho mát, rau xanh, trái cây, thịt nạc, trứng, các loại hải sản,…
- Tăng cường vitamin D (600 IU/ngày) từ cá, trứng, nấm,… hoặc tắm nắng vào buổi sáng sớm.
- Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh, đồ ngọt, rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có ga.
Thay đổi chế độ ăn uống khoa học để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Tham khảo thêm: Nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiền tiểu đường
Tăng cường vận động
- Tập các bài tập chịu trọng lực như đi bộ, chạy bộ, tập thể dục dụng cụ,… giúp tăng cường chức năng hoạt động của các cơ quan như tim, phổi, nâng cao khả năng miễn dịch, phòng chống các bệnh tật.
- Nên duy trì thói quen vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Tham gia chương trình Thay đổi lối sống – Sống khỏe cùng Đái tháo đường
Chương trình Thay đổi lối sống – Sống khỏe cùng Đái tháo đường áp dụng 7 nguyên lý về hành vi tự quản lý và chăm sóc dành cho người mắc bệnh đái tháo đường dựa trên Chương trình giáo dục và Hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đường (DSMES) của Hoa Kỳ. Vậy, chương trình của DiaB mang đến cho bạn những gì:
- Được tư vấn, hướng dẫn bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa về cách kiểm soát tốt tiểu đường, phòng ngừa loãng xương và các biến chứng khác.
- Tham gia các hoạt động tập thể, chia sẻ kinh nghiệm sống khỏe với người bệnh tiểu đường.
- Có riêng lộ trình cá nhân hóa, phù hợp và hiệu quả với tình trạng bệnh của mỗi người.
- Chương trình tổ chức 100% online, giúp bạn tham gia ở mọi lúc, mọi nơi.
Loãng xương đái tháo đường có chữa được không?
Hiện nay, các bệnh lý về xương do biến chứng của đái tháo đường vẫn chưa có thuốc đặc trị. Khi bạn bị loãng xương thì không có loại thuốc nào có thể giúp tái tạo hay khôi phục xương cũng như những chất mà xương đã bị mất đi.
Do đó, việc duy trì đường huyết ở mức ổn định hoặc gần mức ổn định, đi kèm với việc bổ sung các chất như: vitamin D, D3, canxi,… là cách phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương tối ưu nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc bổ sung nên có sự chỉ định từ bác sĩ.
Loãng xương đái tháo đường là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tổn thương rất lớn đến sức khỏe của người đái tháo đường. Chúng ta có thể phòng ngừa biến chứng bằng cách kiểm soát tốt đường huyết, chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên và tham gia đồng hành cùng DiaB trong chương trình “Thay đổi lối sống – Sống khỏe cùng Đái tháo đường“.
Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân để tận hưởng cuộc sống trọn vẹn!
Tham khảo:
https://www.cdc.gov/diabetes/basics/type-1-types-of-insulin.html
https://www.cdc.gov/genomics/disease/osteoporosis.htm