Thay đổi chế độ ăn cho người tiểu đường chính là chìa khóa trong việc kiểm soát căn bệnh này. Tuy nhiên việc thay đổi sẽ không dễ dàng với nhiều người. Vì thói quen ăn uống của chúng ta thường được hình thành từ thời thơ ấu và quá trình lớn lên. Việc thay đổi thói quen ăn uống có thể khó khăn và đòi hỏi thời gian, nỗ lực.
Nhưng không phải là không thể. Hãy cùng DiaB tìm hiểu chi tiết trong bài viết.
1. Tầm quan trọng của việc thay đổi chế độ ăn cho người tiểu đường
Một phần quan trọng không thể thiếu trong quản lý bệnh tiểu đường là tuân thủ chế độ ăn lành mạnh. Vì nó có thể giúp kiểm soát mức đường trong máu, giảm nguy cơ các biến chứng cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của người tiểu đường.
Dưới đây là một số lợi ích và tầm quan trọng của việc thay đổi chế độ ăn dành cho người tiểu đường:
Kiểm soát mức đường trong máu
Chế độ ăn hợp lý giúp duy trì mức đường trong máu ổn định. Bằng cách chọn các thực phẩm có chỉ số glycemic thấp, ít đường và giàu chất xơ, người tiểu đường có thể hạn chế sự tăng đột ngột của đường huyết sau khi ăn và giúp duy trì mức đường trong khoảng mục tiêu.
Quản lý cân nặng
Bên cạnh việc giúp kiểm soát lượng đường trong máu thì chế độ ăn cho người tiểu đường thường hướng đến duy trì hoặc giảm cân nếu cần thiết. Vì quản lý cân nặng là yếu tố quan trọng để điều chỉnh mức đường trong máu và giảm nguy cơ các biến chứng tiểu đường như bệnh tim mạch và tai biến.
Giảm nguy cơ các biến chứng
Chế độ ăn lành mạnh và cân đối có thể giảm nguy cơ các biến chứng của tiểu đường như bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh thận và tổn thương thần kinh. Hơn nữa, việc hạn chế đường, chất béo bão hòa và natri cũng có thể giúp kiểm soát các vấn đề liên quan đến sức khỏe khác.
Lưu ý rằng mỗi người bệnh tiểu đường có điều kiện sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng riêng. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi áp dụng bất kỳ thay đổi chế độ ăn cho người tiểu đường.
Tìm hiểu thêm: Bí kíp sống khỏe cùng chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2
2. Top 4 lý do khiến việc thay đổi chế độ ăn cho người tiểu đường gặp khó khăn
Các nghiên cứu đã chỉ ra những lý do chính khiến việc thay đổi lối sống thất bại là do muốn có kết quả tức thì, thay đổi nhiều thói quen cùng lúc, chưa có phương pháp phù hợp, tạo áp lực cho bản thân hay thiếu động lực. Tìm hiểu chi tiết bên dưới.
Cố gắng thay đổi nhiều thói quen cùng lúc
Thay đổi lối sống bệnh tiểu đường là điều quan trọng nhưng nó không hề đơn giản, đặc biệt nếu bạn cố gắng thay đổi nhiều thói quen cùng một lúc. Tiến sĩ Lakeisha Gatling , tại Houston cho biết: “Thói quen rất khó thay đổi đặc biệt khi hầu hết chúng ta cố gắng thực hiện quá nhiều thay đổi cùng một lúc.”
Ví dụ khi bị tiểu đường, bạn cần thay đổi chế độ ăn cho người tiểu đường như ăn nhiều rau hơn, hạn chế tinh bột,… và tập luyện thể thao. Cả hai việc trên đều cần thời gian và kiên nhẫn. Nếu bạn cố gắng thay đổi quá nhiều thói quen cùng một lúc, có thể cảm thấy quá tải và không nhìn thấy sự tiến bộ, dẫn đến sự mất kiên nhẫn và dễ từ bỏ.
Tuy nhiên, không nên hiểu lầm rằng không thể thay đổi nhiều thói quen hoàn toàn. Sự thành công trong việc thay đổi thói quen thường đòi hỏi việc lên kế hoạch, tập trung và kiên nhẫn. Đặc biệt là ưu tiên và tập trung vào một hoặc hai thói quen, và sau khi đã ổn định, bạn có thể chuyển sang thay đổi những thói quen khác.
Chưa tìm ra phương pháp phù hợp
Thay đổi chế độ ăn cho người tiểu đường là một phần quan trọng. Tuy nhiên, mỗi người có cơ địa, nhu cầu dinh dưỡng và phản ứng cơ thể riêng. Do đó, không có một phương pháp ăn nào phù hợp cho tất cả mọi người. Điều này có nghĩa là bạn cần tìm ra phương pháp, chế độ ăn phù hợp với bản thân mình.
Ví dụ, bạn biết rằng súp lơ, rau diếp là loại rau có GI thấp, an toàn cho người tiểu đường. Mặc dù cả hai loại rau đó chẳng thú vị với bạn chút nào nhưng bạn vẫn cố gắng ăn vì nghĩ rằng chúng tốt cho sức khỏe. Điều này khiến bạn dễ gặp áp lực và cảm thấy khó khăn hơn trong việc thay đổi chế độ dinh dưỡng.
Việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất với mỗi cá nhân cần đáp ứng các yếu tố: đủ dinh dưỡng, hợp khẩu vị, sở thích ăn uống, dễ thực hiện, phù hợp với điều kiện sống để có thể duy trì lâu dài. Vì việc ăn uống lành mạnh chỉ tốt cho sức khỏe khi được thực hiện đều đặn và lâu dài.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia chương trình Sống khỏe cùng Đái tháo đường của DIAB, một người bạn đồng hành mới dành cho người bệnh tiểu đường. Ứng dụng có tính năng tạo thực đơn mẫu phù hợp với cân nặng, chỉ số đường huyết của bạn.
Khi bắt đầu, người tham gia sẽ thực hiện khảo sát đầu vào về sức khỏe thể chất, tinh thần, sở thích, thói quen sống và khả năng quản lý bệnh,… Chính bạn sẽ là người tự quyết định mục tiêu cho việc thay đổi lối sống bệnh tiểu đường với sự tư vấn của đội ngũ chuyên gia của DIAB.
Với sự đồng hành của những chuyên gia, luôn cung cấp kiến thức chuẩn khoa học – xây dựng chế độ cá nhân hoá phù hợp với từng người. Từ đó, bạn sẽ có được kế hoạch thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn cho người tiểu đường phù hợp nhất.
Không chỉ vậy, chương trình của DiaB còn có health coach đồng hành, hỗ trợ, tạo động lực để duy trì thói quen lành mạnh.
Tham gia ngay cùng DIAB: https://chuongtrinh.diab.com.vn/
Có kỳ vọng quá cao, tạo áp lực cho bản thân
Bạn có biết việc đặt kỳ vọng quá cao khi bắt đầu có thể khiến bản thân dễ nản và thất bại trong việc hình thành chế độ dinh dưỡng khoa học. Hãy để bản thân bạn được thoải mái và thư giãn. Việc thay đổi chế độ ăn cho người tiểu đường nhằm kiểm soát bệnh và nâng cao sức khoẻ chứ không phải là một quá trình “khắc khổ”.
Nếu bạn vẫn cố tình quay trở lại với thói quen cũ dù đã nhận ra lợi ích của thói quen mới, đừng tự trách mình quá nhiều. Đó không phải là việc quá nghiêm trọng. Đôi khi chúng ta vẫn mắc phải những sai lầm đó. Tuy nhiên, hãy tiếp tục duy trì thói quen mới và học hỏi từ những sai lầm để không lặp lại chúng trong tương lai.
Thay vì đặt kỳ vọng quá cao, hãy thay đổi chế độ ăn cho người tiểu đường từng bước. Hãy tạo ra mục tiêu nhỏ, khả thi và tạo một kế hoạch thực hiện có khoảng thời gian. Bạn nên nhớ rằng việc thay đổi chế độ ăn là một quá trình dài hạn và tiến bộ sẽ không xảy ra ngay.
Thiếu động lực khi thay đổi thói quen một mình
Cuối cùng, thiếu động lực là một vấn đề phổ biến khi thay đổi chế độ ăn cho người tiểu đường, đặc biệt khi bạn thực hiện nó một mình.
Cách tốt nhất để giúp bạn duy trì mục tiêu là tìm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc cộng đồng những người cùng có tình trạng bệnh giống mình. Đôi khi, việc chia sẻ trải nghiệm và cảm xúc của bạn có thể giúp giảm bớt áp lực và tăng động lực.
Hãy nhớ rằng thiếu động lực là một phần tự nhiên của quá trình thay đổi và không phải lúc nào bạn cũng có cảm giác đầy đủ động lực. Quan trọng là bạn không từ bỏ và hiểu được tầm quan trọng của việc thay đổi chế độ ăn cho người tiểu đường.
Tham khảo thêm: 10 lời khuyên trong ăn uống với bệnh tiểu đường
3. Cách thay đổi lối sống bệnh tiểu đường hiệu quả
Khi đã xác định được những khó khăn trong việc thay đổi chế độ ăn cho người tiểu đường. Bây giờ điều bạn cần làm là đặt mục tiêu và thực hiện chúng. Nhưng bằng cách nào?
Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau: Tôi muốn thay đổi những gì? Tại sao tôi muốn thay đổi nó? Nó sẽ mang lại hiệu quả thế nào khi tôi thay đổi lối sống của mình? Dù mục tiêu là gì, điều quan trọng là bạn làm điều đó cho chính mình.
Dưới đây là một số cách khác giúp bạn thay đổi lối sống bệnh tiểu đường hiệu quả.
Tính nhất quán
Tính nhất quán là chìa khóa giúp thay đổi lối sống, chế độ ăn cho người tiểu đường hay tập luyện hiệu quả. Nếu bạn muốn tập thể dục thường xuyên hơn thì hãy đặt thời gian cụ thể cho việc tập luyện của bạn.
Ví dụ: nếu bạn định tập thể dục lúc 6 giờ chiều, liệu có khả năng công việc hoặc các hoạt động khác có thể cản trở điều này trong một số trường hợp không? Hoặc bạn có thể dậy sớm vào buổi sáng để tập luyện không.
Tính nhất quán không phải là ép buộc bản thân mang lại sự thay đổi mà nó sẽ đòi hỏi sự nỗ lực. Tất nhiên, tiến bộ từng bước nhỏ vẫn tốt hơn là không có gì cả.
Thay đổi từng thứ một
Ông bà ta có câu “chậm mà chắc”. Cố gắng thay đổi vô số thứ cùng một lúc là không thực tế và có lẽ sẽ khó đạt được. Nếu có một vài điều bạn muốn thay đổi, hãy tiếp cận chúng từng bước một.
Lập danh sách những điều bạn muốn thay đổi và khi đạt được một điều, bạn có thể bắt đầu điều tiếp theo. Bằng cách đó, bạn sẽ gặp ít khó khăn hơn và dễ quản lý hơn nhiều.
Tự thưởng cho bản thân
Cuối cùng, đừng quên tự thưởng cho bản thân khi bạn đạt được một mục tiêu nào đó. Tự thưởng không chỉ đem lại niềm vui và sự hài lòng cho bản thân, mà còn là một hình thức tự tạo động lực để tiếp tục thay đổi những thói quen lành mạnh mới.
Kết luận
Việc thay đổi và hình thành thói quen vận động, ăn uống cho người tiểu đường không phải điều dễ dàng. Tuy nhiên nếu bạn hiểu được những lý do gây cản trở thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Không có thời điểm nào tốt hơn bây giờ để thực hiện những thay đổi đối với sức khỏe. Dù bạn muốn giảm cân, ăn uống tốt hơn, uống ít rượu hơn hay tập thể dục nhiều hơn, hãy bắt đầu ngay bây giờ.
thxduyen
Có thể bạn quan tâm:
Top 5 thức ăn nhẹ giàu protein tốt nhất cho bệnh tiểu đường
6 thói quen tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường
Giải đáp 5 thắc mắc về thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2