Người bệnh tiểu đường có thể ăn thức ăn nhẹ giữa các bữa chính không? Câu trả lời là có! Chế độ ăn uống, bao gồm các món ăn nhẹ bạn chọn, đóng một vai trò to lớn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Cùng khám phá những thức ăn nhẹ giàu protein tốt nhất cho bệnh tiểu đường trong bài viết này.
1. Như thế nào là bữa ăn nhẹ tốt với người tiểu đường
Kelly Kennedy, chuyên gia dinh dưỡng tại Everyday Health cho biết: “Đôi khi mọi người nghĩ thức ăn nhẹ là một thứ không tốt cho sức khỏe, nhưng nó có thể hoàn toàn ngược lại.”
Những món ăn nhẹ cung cấp protein và chất béo lành mạnh, đồng thời ít carbohydrate có thể giúp bạn no lâu và giảm nguy cơ tăng đột ngột lượng đường trong máu. Không chỉ vậy nó còn giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường.
Vậy như thế nào là thức ăn nhẹ ngon miệng và bổ dưỡng phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh tiểu đường?
– Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp hoặc trung bình (chỉ số GI dưới 70) để kiểm soát lượng đường trong máu.
– Bữa ăn nhẹ chứa ít carbohydrate như trái cây, rau, ngũ cốc, các loại đậu,… Carbohydrate sẽ được phân hủy thành đường trong quá trình tiêu hóa, vì vậy lượng carbohydrate cao hơn thường ảnh hưởng tiêu cực đến lượng đường trong máu.
– Các món ăn nhẹ giàu chất xơ như các loại trái cây: lê, dâu tây, bơ, táo, đu đủ,…
– Các loại đồ ăn vặt có chứa các dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho người bệnh tiểu đường như vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
– Thức ăn nhẹ có xuất xứ rõ ràng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp 5 thắc mắc về thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2
2. 5 thức ăn nhẹ giàu protein tốt nhất cho bệnh tiểu đường
Dưới đây là một số món ăn nhẹ lành mạnh, giàu protein và tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn hàng ngày của mình.
2.1. Bắp nếp luộc
Đầu tiên trong các thức ăn nhẹ tốt cho bệnh tiểu đường là bắp nếp luộc. Theo Hội đồng ngũ cốc nguyên hạt Old Ways, bắp cũng được xem là một loại ngũ cốc nguyên hạt dinh dưỡng.
Đây là thức ăn nhẹ chứa chất chống oxy hóa và nhiều chất xơ hơn hầu hết các loại rau và trái cây khác. Chưa kể bắp nếp luộc chứa ít calo, giàu chất xơ giúp no lâu và có thể giúp hỗ trợ giảm cân nặng lành mạnh.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên bổ sung ½ quả bắp nếp luộc trong mỗi bữa ăn nhẹ.
2.2. Trứng luộc
Một lựa chọn thức ăn nhẹ tuyệt vời khác là trứng luộc chín. Một quả trứng cung cấp 6 gam protein và 5 gam chất béo lành mạnh và rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu từ vitamin A đến kẽm. Hơn nữa, trứng có khoảng nửa gam carbohydrate nên ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Trên thực tế, trứng luộc thường được xem là loại protein hoàn hảo, chứa tất cả 9 loại axit amin thiết yếu. Vì vậy ăn một quả trứng mỗi ngày có thể không gây ra bất kỳ rủi ro nào cho sức khỏe, kể cả đối với những người bệnh tiểu đường.
Bạn có thể ăn trứng luộc cùng một số loại rau xanh như món salad để bổ sung chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu hơn và kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.
2.3. Sữa chua không đường cùng trái cây tươi
Bạn thèm một bữa thức ăn nhẹ ngọt ngào? Sữa chua không đường cùng trái cây tươi là một lựa chọn tuyệt vời.
Sữa chua không đường cung cấp một lượng cân bằng protein, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Trong khi trái cây bổ sung chất chống oxy hóa, cung cấp chất xơ tốt cho tim và thân thiện với hệ tiêu hóa. Đây chính là một sự kết hợp hoàn hảo trong món ăn nhẹ cho người tiểu đường.
Một điều thú vị có thể bạn chưa biết, một số nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ 80 đến 125 gam sữa chua không đường mỗi ngày giúp giảm 14% nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Ngoài ra, một số loại sữa chua còn chứa men vi sinh có lợi, giúp điều chỉnh quá trình chuyển hóa đường.
Bạn có thể chọn các loại trái cây tốt cho người tiểu đường để ăn cùng sữa chua: dâu tây, táo, bơ, lựu, bưởi,…
2.4. Bơ
Một trong những thức ăn nhẹ được nhiều người bệnh tiểu đường yêu thích là quả bơ. Siêu thực phẩm này không chỉ cung cấp chất béo lành mạnh tốt nhất cho tim mà còn là thức ăn nhẹ tiết kiệm thời gian và đủ dinh dưỡng.
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) lưu ý rằng bơ chứa nhiều chất xơ và rất lý tưởng để kết hợp trong chế độ ăn kiêng dành cho bệnh tiểu đường. Bạn có thể rắc thêm một ít muối hoặc nước cốt chanh để tăng thêm hương vị.
Điều quan trọng là bơ chứa nhiều calo, trong 100g bơ sẽ chứa khoảng 160 calo. Khoảng ½ quả bơ chứa 5g chất xơ sẽ là một khẩu phần ăn lý tưởng giúp bạn cảm thấy no cho đến bữa ăn tiếp theo.
Tìm hiểu thêm về những lợi ích của bơ đối với người tiểu đường: Mắc bệnh tiểu đường, có nên ăn quả bơ?
2.5. Hạt điều không vỏ
Cuối cùng trong top 5 thức ăn nhẹ tốt cho người tiểu đường là hạt điều không vỏ. Trong hạt điều chứa một lượng lớn protein cũng như hỗn hợp chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa lành mạnh, có thể giúp giảm mức cholesterol và không có tác động đáng kể đến lượng đường trong máu.
Ngoài ra, hạt điều không vỏ cũng đã được chứng minh là cải thiện sức khỏe đường ruột, giúp giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư.
Một cách tốt để quyết định xem bạn có cần ăn nhẹ hay không là lắng nghe cơ thể và theo dõi lượng đường trong máu. Nếu đói và cần ăn thứ gì đó để cầm cự cho đến bữa ăn tiếp theo, hãy cân nhắc chọn một món ăn nhẹ ít carbohydrate, chẳng hạn như những món đã đề cập ở trên.
Còn rất nhiều thức ăn nhẹ tốt cho người tiểu đường ngoài 5 món trên. Hãy tải ứng dụng của DiaB để tham khảo thực đơn mẫu phù hợp với chỉ số cân nặng và tình trạng sức khoẻ của bạn. Không chỉ vậy, bạn còn có thể hỏi đáp trực tiếp cùng chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và vận động của mình.
Tải ứng dụng tại đây: https://diab.com.vn/giai-phap/
3. Những thức ăn nhẹ người bệnh tiểu đường nên hạn chế
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn và thêm đường vào thức ăn nhẹ. Những thực phẩm này có xu hướng làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn so với thực phẩm nguyên chất.
Ngoài ra, một số thức ăn nhẹ người bệnh tiểu đường nên hạn chế: kem, khoai tây chiên, sữa chua có đường, nước trái cây có đường, thực phẩm chiên, thức ăn mặn,…
Kết luận
Trên thực tế, thức ăn nhẹ đôi khi cần thiết để duy trì lượng đường trong máu bình thường. Các món ăn nhẹ tốt nhất cho bệnh tiểu đường bao gồm protein, chất xơ và chất béo lành mạnh để giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột ngột.
Nếu bạn cần lời khuyên về một chế độ dinh dưỡng phù hợp hãy liên hệ với DiaB để được tư vấn bởi các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện viên sức khoẻ. Hotline: 0768070727
thxduyen
Có thể bjan quan tâm:
8 loại trái cây dành cho người tiểu đường tốt nhất
6 thói quen tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường
Bí kíp sống khỏe cùng chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2