Đái tháo đường tuýp 1 là một bệnh lý do sự thiếu hụt insulin và dẫn đến sự tăng mãn tính của nồng độ đường trong máu. Do vậy, phác đồ điều trị insulin là bắt buộc đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật một số thông tin mới nhất trong phác đồ điều trị đái tháo đường Bộ y tế 2023.
Bệnh đái tháo đường tuýp 1 là gì?
Khái quát về bệnh đái tháo đường tuýp 1
Bệnh đái tháo đường tuýp 1 còn được gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin do sự phá hủy các tế bào beta tụy dẫn đến thiếu hụt insulin tuyệt đối. Khi bệnh nhân bị thiếu hụt insulin, nồng độ glucagon trong máu sẽ tăng cao, nếu như không điều trị sẽ bị nhiễm toan ceton.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đái tháo đường tuýp 1 được cho rằng có liên quan đến phản ứng tự miễn, khi đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm và phá hủy các tế bào sản xuất insulin.
So với đái tháo đường tuýp 2 – bệnh xảy ra do sự thiếu một phần insulin cùng với sự đề kháng insulin, bệnh đái tháo đường tuýp 1 không phổ biến. Đái tháo đường tuýp 1 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp 5 thắc mắc về thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2
Phác đồ điều trị insulin phải kéo dài suốt đời đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1. Mục tiêu của điều trị là giữ lượng đường trong máu trong phạm vi mục tiêu để ngăn ngừa các biến chứng.
Ngoài ra, để ngăn ngừa các biến chứng có liên quan đến bệnh đái tháo đường, bệnh nhân cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên kết hợp với xây dựng kế hoạch ăn uống lành mạnh và thường xuyên vận động.
Tìm hiểu thêm: Chương trình Hướng dẫn thay đổi lối sống, giúp bạn tự tin sống khoẻ cùng đái tháo đường
Phân biệt đái tháo đường tuýp 1 theo hướng dẫn điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023
Theo hướng dẫn điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023, có thể phân biệt đái tháo đường tuýp 1 dựa vào một số đặc điểm sau:
- Tuổi khởi phát bệnh: trẻ em, thanh thiếu niên
- Triệu chứng khởi phát: triệu chứng rầm rộ, dễ phát hiện
- Biểu hiện lâm sàng: Sút cân nhanh chóng, tiểu nhiều, uống nhiều.
- Insulin thấp hoặc không đo được
- Dương tính với một số xét nghiệm kháng thể liên quan đến insulin
- Nhiễm toan ceton, tăng nồng độ ceton trong máu và nước tiểu
- Thường không có các bệnh lý đi kèm lúc mới chẩn đoán như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì.
- Có thể cùng hiện diện với một số bệnh lý tự miễn khác
Tế bào beta tụy bị phá hủy dẫn đến thiếu hụt insulin tuyệt đối trong đái tháo đường tuýp 1
Insulin trong điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1
Insulin là gì?
Trong hướng dẫn điều trị đái tháo đường bộ ý tế 2023, insulin là một loại hormone được sản xuất bởi tế bào beta tụy và đóng vai trò trong việc điều hòa lượng đường trong máu. Insulin kích thích các tế bào sử dụng glucose từ máu và chuyển hóa thành năng lượng. Nếu không có insulin, nồng độ glucose máu tăng cao và gây ra những bất thường trong cơ thể.
Ở những bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1, do sự tấn công nhầm của hệ thống miễn dịch dẫn đến các tế bào sản xuất insulin bị phá hủy và gây thiếu hụt insulin. Do đó, phác đồ điều trị insulin là bắt buộc đối với những bệnh nhân đái tháo tháo đường tuýp 1.
Phân biệt insulin theo phác đồ điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023
Dựa theo cơ chế tác dụng, insulin thay thế được sử dụng trong phác đồ điều trị insulin cho bệnh nhân đái tháo đường được phân thành 4 nhóm:
- Insulin tác dụng nhanh, ngắn: bao gồm insulin người và insulin analog. Insulin người còn gọi là insulin thường, cho tác dụng sau khoảng 30 phút và kéo dài từ 5 -7 giờ, liều càng cao thì thời gian tác dụng càng nhanh. Insulin analog thường đạt đỉnh tác dụng sau 1 giờ, kéo dài tác dụng khoảng 4 giờ và không thay đổi khi tăng liều dùng.
- Insulin tác dụng trung bình, trung gian: loại này bắt đầu thể hiện tác dụng sau 2-4 giờ và thời gian tác dụng kéo dài khoảng 10 – 20 giờ, nên tiêm 2 lần mỗi ngày để kéo dài hiệu quả.
- Insulin tác dụng chậm, kéo dài: thuốc có tác dụng kéo dài trong 24 giờ hoặc lâu hơn.
- Insulin trộn, hỗn hợp: là insulin được trộn sẵn loại tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài. Trong đó, loại tác dụng nhanh có vai trò chuyển hóa carbohydrate sau khi ăn và loại tác dụng dài để duy trì nồng độ insulin giữa các bữa ăn.
Phương pháp sử dụng insulin
Phác đồ điều trị insulin chỉ được sử dụng dưới dạng tiêm dưới da, thường là phần da dưới bụng, cánh tay và đùi. Có 2 cách sử dụng insulin:
- Tiêm insulin: bệnh nhân có thể sử dụng ống tiêm nhỏ hoặc bút tiêm để đưa lượng insulin cần thiết vào cơ thể.
- Bơm insulin: đây là một liệu pháp tiêm truyền insulin dưới da liên tục, một thiết bị được sử dụng để đưa insulin tự động và liên tục vào cơ thể bệnh nhân.
Tác dụng phụ của insulin
Trong phác đồ điều trị insulin có đề cập đến một số tác dụng phụ đáng chú ý của insulin, bao gồm:
- Hạ đường huyết: đây là biến chứng phổ biến nhất, thường xảy ra khi tiêm quá liều, chế độ ăn uống không hợp lý hoặc vận động quá sức,…Các biểu hiện của hạ đường huyết bao gồm: đói, bồn chồn, hoa mắt, vã mồ hôi, tay chân lạnh. Nghiêm trọng hơn có thể gây lú lẫn, mệt mỏi, nhức đầu, hôn mê, co giật.
- Các triệu chứng khác có thể gặp khi sử dụng insulin bao gồm: tăng glucose huyết do quá liều insulin, dị ứng insulin, loạn dưỡng mô mỡ và tăng cân.
Insulin chỉ được sử dụng dưới dạng tiêm
Phác đồ điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023 bằng insulin
Theo hướng dẫn điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023, can thiệp lối sống được ưu tiên hàng đầu, phác đồ điều trị insulin được áp dụng khi can thiệp bằng thay đổi lối sống không kiểm soát được nồng độ đường trong máu.
Điều trị bằng thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động. Tăng cường vận động giúp cải thiện chỉ số đường huyết, kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ tiến triển các biến chứng tim mạch, khi kết hợp với điều chỉnh chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường hiệu quả giảm HbA1c.
Phác đồ điều trị insulin
Theo hướng dẫn điều trị đái tháo đường bộ y tế 2023, phác đồ và mục tiêu điều trị phải được cá nhân hóa cho từng đối tượng bệnh nhân. Phác đồ điều trị insulin là nền tảng cho bệnh nhân đái tháo đường loại 1 có thể được tóm tắt bởi một số nội dung dưới đây:
- Bệnh nhân đái tháo đường cần được đánh giá tổng thể trước khi xây dựng một kế hoạch điều trị thích hợp, bao gồm: tình trạng sức khỏe chung, thói quen, điều kiện sống, tiên lượng và mục tiêu điều trị.
- Insulin là thuốc được ưu tiên sử dụng để kiểm soát chỉ số đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1.
- Bệnh nhân có thể sử dụng insulin bằng cách tiêm nhiều mũi trong ngày hoặc bơm liên tục insulin dưới da. Phác đồ điều trị insulin cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 thường là phác đồ 2-4 mũi/ngày.
- Phác đồ điều trị insulin thường được chỉ định ngay sau khi điều trị bằng thay đổi lối sống chưa đạt được mức đường huyết mục tiêu.
- Phác đồ điều trị insulin được khởi đầu với liều thấp và tăng dần cho đến khi đạt mục tiêu đường huyết. Liều dùng insulin tùy thuộc và khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân.
- Sử dụng kết hợp insulin nền và insulin tác dụng nhanh để kiểm soát đường huyết hoặc có thể sử dụng insulin dạng hỗn hợp.
- Phác đồ điều trị insulin nên được theo dõi và điều chỉnh mỗi 3-4 ngày
- Nếu bệnh nhân bị hạ đường huyết, nên xác định nguyên nhân hạ đường huyết, nếu không có nguyên nhân rõ ràng thì giảm liều trong phác đồ điều trị insulin.
Kiểm tra hiệu quả của phác đồ điều trị insulin
Dựa vào số liệu chỉ số đường huyết ở một số thời điểm, có thể đánh giá được hiệu quả điều trị của phác đồ điều trị insulin, chẳng hạn như:
- Đường huyết lúc đói cho biết hiệu quả của insulin nền đã được sử dụng
- Đường huyết sau ăn cho biết hiệu quả của insulin nhanh được tiêm trước khi ăn
Tuy nhiên, chỉ số đường huyết cũng có thể dao động tùy thuộc vào chế độ vận động, dinh dưỡng cũng như các thuốc điều trị đi kèm.
Đo đường huyết thường xuyên để đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị insulin
Theo dõi đường huyết thường xuyên
Để theo dõi đường huyết thường xuyên tại nhà, bệnh nhân có thể sử dụng máy đo đường huyết mao mạch bằng cách trích máu ở đầu ngón tay hoặc dùng thiết bị đo đường huyết liên tục (CGM) để đo nồng độ glucose trong dịch kẽ.
Trong đó, máy đo đường huyết liên tục ngày càng được sử dụng phổ biến nhờ ưu điểm tự động, không gây đau và tiện lợi so với máy đo đường huyết thông thường. Đặc biệt, khi kết hợp với thay đổi lối sống đã được chứng minh trên lâm sàng có khả năng làm giảm chỉ số HbA1c tương ứng với ngăn ngừa 45% nguy cơ mắc các biến chứng có liên quan đến đái tháo đường.
DiaB là một nền tảng mang đến những giải pháp toàn diện nhất cho bệnh nhân đái tháo đường, bạn có thể tham khảo mua máy đo đường huyết liên tục tại trang web của DiaB
Bộ theo dõi đường huyết liên tục FreeStyle Libre Abbott kèm theo ưu đãi đặc biệt chỉ có tại trang web của DiaB. Ưu đãi bao gồm một tài khoản theo dõi đường huyết cao cấp của DiaB cùng với chương trình điều chỉnh dinh dưỡng kéo dài trong vòng 14 ngày.
Câu hỏi thường gặp
Đái tháo đường tuýp 1 có chữa được không?
Đái tháo đường tuýp 1 là một bệnh lý mạn tính và không thể chữa khỏi, mục tiêu chính trong điều trị đái tháo đường là ổn định đường huyết và ngăn ngừa sự tiến triển của các biến chứng bệnh lý do đái tháo đường gây ra.
Insulin có uống được không?
Hiện tại, các phác đồ điều trị insulin chỉ được sử dụng dưới dạng tiêm, bao gồm kim tiêm hoặc bút tiêm insulin.
Phác đồ điều trị insulin có bắt buộc cho người đái tháo đường tuýp 1 không?
Insulin là chỉ định bắt buộc đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1, tuy nhiên phác đồ điều trị insulin chỉ được khuyến cáo trong trường hợp điều trị bằng thay đổi lối sống không hiệu quả.
Nếu bạn có thắc mắc về máy đo đường huyết hoặc muốn kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn, hãy tham khảo chương trình thay đổi lối sống kết hợp với máy đo đường huyết liên tục tại https://abbott.diab.com.vn/.
Tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đai tháo đường típ 2 (Ban hành kèm theo Quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2020).
- https://www.nhs.uk/conditions/type-1-diabetes/managing-insulin/about-insulin/
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279338/
DiaB – Hệ sinh thái toàn diện dành riêng cho người Đái tháo đường
▪️ Chương trình Hướng dẫn kiểm soát đường huyết thông qua Thay đổi lối sống
▪️ Ứng dụng thông minh: Thư viện kiến thức và quản lý sức khỏe Đái tháo đường
▪️ Cửa hàng trực tuyến sản phẩm chăm sóc sức khỏe Đái tháo đường
Liên hệ tư vấn: 0931 888 832