Tăng đường huyết vào ban đêm là hiện tượng lượng đường trong máu vượt quá mức bình thường (trên 130 mg/dL) trong khi ngủ. Tình trạng này ảnh hưởng đến 40% người tiểu đường, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát hiệu quả.
Tình trạng tăng đường huyết vào ban đêm
Tăng đường huyết vào ban đêm là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Ngay cả khi bạn đã nỗ lực duy trì lối sống khoa học, biến động chỉ số đường huyết vẫn có thể xảy ra bất ngờ, đặc biệt là vào ban đêm.
Đường huyết tăng cao
- Lúc đói: Trên 126 mg/dL (7,0 mmol/L)
- 2 giờ sau khi ăn: Trên 200 mg/dL (11,1 mmol/L)
Triệu chứng của tình trạng tăng đường huyết vào ban đêm
- Giấc ngủ không sâu, thường xuyên thức giấc
- Đau đầu, mệt mỏi, khó chịu
- Khô miệng, khát nước
- Mờ mắt
- Thở hụt hơi
- Buồn nôn
Tham khảo thêm: 8 dấu hiệu nhận biết tiểu đường
Nguyên nhân gây ra tăng đường huyết
Nguyên nhân khiến tăng đường huyết vào ban đêm có thể được phân tích như sau:
- Ăn quá gần giờ đi ngủ: Việc ăn tối quá gần giờ đi ngủ có thể gây ra sự tăng đột ngột của đường huyết sau bữa ăn, đặc biệt là khi thức phẩm có nhiều chất béo và đường bột.
- Điều trị không phù hợp cho bệnh tiểu đường type 2: Đối với những người mắc tiểu đường type 2, điều trị không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin vào ban đêm hoặc gây ra tăng đường huyết nếu bỏ lỡ liều thuốc hạ đường huyết.
- Liều insulin không đủ để kiểm soát đường huyết qua đêm: Một nguyên nhân khác là liều insulin trước khi đi ngủ có thể không đủ để duy trì mức đường huyết ổn định cho đến sáng hôm sau.
- Hiện tượng bình minh: Trong khoảng thời gian từ 2h đến 8h sáng, cơ thể sẽ phát tín hiệu để giải phóng glucose dự trữ để chuẩn bị cho một ngày mới. Điều này có thể dẫn đến sự tăng đường huyết và làm giảm tính nhạy cảm của insulin với tế bào.
Tăng đường huyết cao vào ban đêm có nguy hiểm không?
Thỉnh thoảng, việc tăng đường huyết vào ban đêm có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, không thể tránh khỏi tình trạng tăng đường huyết vào một số thời điểm trong ngày.
Tăng đường huyết vào ban đêm gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Tuy nhiên, sự tăng đột ngột và liên tục của đường huyết trong thời gian dài có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nó có thể gây tổn thương cho các mạch máu và dây thần kinh, tạo ra các biến chứng nguy hiểm ở mắt, tim, thận và các cơ quan khác trên cơ thể. Ngoài ra, mức đường huyết cao cũng có thể gây nhiễm toan ceton ở người mắc bệnh tiểu đường type 1, một tình trạng có thể đe dọa tính mạng.
Làm gì khi tăng đường huyết vào ban đêm?
Người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý đến các thói quen sinh hoạt hằng ngày của mình. Đặc biệt, các thói quen buổi tối như đi bộ, ngủ sớm…, sẽ giúp kiểm soát chỉ số đường huyết hiệu quả.
Dùng insulin theo liều lượng bác sĩ điều trị kê đơn
Kiểm tra đường huyết thường xuyên
Sử dụng máy đo đường huyết liên tục của Abbott như một “vũ khí bí mật” để theo dõi chỉ số đường huyết 24/7. Nhờ vậy, bạn có thể:
- Theo dõi liên tục để không bỏ lỡ bất kỳ cơn tăng – hạ đường huyết nào, giúp giảm biến cố nguy hiểm khi hạ đường huyết.
- Khi có biểu đồ dự báo xu hướng đường huyết, bạn có thể chủ động thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để điều chỉnh, kiểm soát đường huyết ở mức ổn định.
- Ghi nhận, lưu trữ và biểu đồ hoá lịch sử đường huyết cho người dùng cái nhìn tổng quan về mức tăng hạ đường huyết của bản thân, từ đó chủ động phòng ngừa tăng-hạ đường huyết đột ngột.
Chỉ số đường huyết được xem là an toàn, bình thường khi:
- Đường huyết đo tại thời điểm bất kỳ: <140 mg/dL (7,8 mmol/l).
- Đường huyết đo lúc đói: <100 mg/dL (5,6 mmol/l).
- Đường huyết sau bữa ăn: < 180 mg/dL (10 mmol/l).
Kiểm tra đường huyết thường xuyên để hạn chế biến chứng bệnh
Thực hiện chế độ và thói quen ăn uống
Bạn cần chú ý theo dõi cơ thể thường xuyên và thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý.
- Ăn nhiều các loại rau có chất nhờn, hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột.
- Rèn luyện cơ thể qua các bài tập thể dục mỗi ngày.
- Ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi ngày.
- Luyện tập yoga hoặc thiền để giảm bớt căng thẳng.
- Không sử dụng bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác.
Tham khảo thêm: Bí quyết kiểm soát đường huyết hiệu quả