Đường huyết không ổn định ở bệnh nhân đái tháo đường type 2: Nguyên nhân và cách xử trí

Chỉ số đường huyết không ổn định, quá thấp hoặc quá cao đều có thể gây ra các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bệnh nhân đái tháo đường type 2. Nếu đường huyết bệnh nhân hạ xuống dưới mức cho phép có thể dẫn đến tình trạng hôn mê, và thậm chí là dẫn đến tử vong. Vì thế, việc giữ chỉ số đường huyết ổn định là điều cần thiết đối với bệnh nhân. Vậy nguyên nào dẫn đến tình trạng đường huyết không ổn định ở bệnh nhân đái tháo đường type 2? Cách xử lý thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao giữ đường huyết ổn định lại quan trọng?

Theo các chuyên gia, việc giữ đường huyết ổn định là yếu tố cốt lõi giúp ngăn ngừa và làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh đái tháo đường cũng như phòng ngừa các biến chứng do bệnh gây ra. Vậy làm thế nào để biết đường huyết không ổn định? Thông thường, người ta sẽ dựa vào chỉ số đường huyết an toàn đã được chứng thực qua nhiều nghiên cứu. Theo Hiệp hội Đái Tháo Đường Mỹ, chỉ số đường huyết an toàn đối với bệnh nhân đái tháo đường như sau:
  • Trước bữa ăn: 90 – 130 mg/dL (5,0 – 7,2 mmol/L).
  • Sau bữa ăn 1 – 2 giờ: nhỏ hơn 180 mg/dL (10 mmol/L).
  • Trước lúc đi ngủ: 110 – 150 mg/dL (6,0 – 8,3 mmol/L).
Đo đường huyết thường xuyên tại nhà để kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn
Khi thực hiện đo đường huyết liên tục hay không liên tục tại các trung tâm y tế hoặc tại nhà, nếu chỉ số đường huyết của bạn thấp hơn hoặc cao hơn mức an toàn này thì đồng nghĩa với việc đường huyết của bạn đang không ổn định. Lúc này bạn cần nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện các giải pháp can thiệp kịp thời.

Nguyên nhân khiến đường huyết không ổn định?

Tình trạng đường huyết không ổn định ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thể do các nguyên nhân sau:

Mất ngủ

Tình trạng mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc kéo dài sẽ làm cơ thể căng thẳng, mệt mỏi.lúc này, độ nhạy của insulin trong cơ thể bị giảm. Các hormon cortisol và epinephrine sẽ được tiết ra nhiều hơn để điều hòa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đây đều là các hormon gây tăng đường huyết. Khi các yếu tố này cùng tác động sẽ khiến đường huyết tăng cao.

Áp lực, căng thẳng

Công việc áp lực căng thăng, stress trong thời gian dài cũng có thể khiến cơ thể sản xuất ra các chất làm cho đường huyết tăng cao. Tình trạng này thường gặp ở những người tiểu đường tuýp 2. Khi bị bệnh, vấn đề ăn uống kiêng khem cùng tâm lý do lắng đã khiến không ít người bệnh mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn “đường huyết không ổn định -> căng thẳng -> đường huyết không ổn định”. 

Uống không đủ nước

Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng nên uống đủ 1.5 lít nước mỗi ngày dù bạn là người khỏe mạnh hay bệnh nhân đái tháo đường type 2. Việc không cung cấp đủ nước cho cơ thể kết hợp vơi triệu chứng đi tiểu nhiều sẽ khiến người bệhn sẽ bị mất nước hơn. Khi máu trong cơ thể cô đặc hơn sẽ làm chỉ số đường huyết tăng cao hơn.

Sử dụng rượu, cà phê và chất kích thích

Bệnh nhân tiểu đường type 2 nếu sử dụng rượu, cafe và chất kích thích sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Nguyên nhân là do cafein có trong cafe và chất kích kích sẽ làm tăng chuyển hóa glycogen thành glucose, tăng chất kháng insulin và tăng giải phóng adrenalin – một chất làm tăng đường huyết trong cơ thể.

Dùng chung các thuốc khác với thuốc trị tiểu đường

Mỗi loại thuốc sẽ có những thành phần khác nhau, khi sử dụng kết hợp với nhau có thể ảnh hưởng đến tác dụng phụ. Vì thế, nếu đang dùng thuốc điều trị tiểu đường mà muốn sử dụng các loại thuốc khác thì người bệnh cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ điều trị. Bởi việc kết hợp các loại thuốc với nhau cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng đường huyết không ổn định.
Kết hợp nhiều loại thuốc là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đường huyết không ổn định

Tăng đường huyết bình minh

Hiện tượng tăg đường huyết bình minh là kết quả của sự kết hợp của nhiều phản ứng trong cơ thể xảy ra khi đang ngủ. Theo nhiều nghiên cứu, trong khoảng từ 3 đến 8 giờ sáng, cơ thể bắt đầu giỉa phóng lượng đường được dữ trữ tại gan vào máu và sản sinh ra một số hormon. 
Các hormon này có thể làm giảm độ nhạy của cơ thể đối với insulin, gây ra hiện tượng tăng đường huyết khi ngủ dậy. Vì thế, người ta thường đo đường huyết 2 lần liên tiếp để cho ra kết quả chính xác nhất trước khi khẳng định đường huyết không ổn định.

Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ

Sự thay đổi nội tiết tố trong những ngày hành kinh ở phụ nữ cũng là nguyên nhân khiến chỉ số đường huyết giảm nhẹ. Nhưng với phụ nữ mắc đái tháo đường type lại ngược lại, cơ thể ít nhạy cảm với insulin hơn trong thời kỳ kinh nguyệt nên đường huyết cao hơn mức bình thường. Tình trạng đường huyết không ổn định sẽ hết khi kết thúc những “ngày đèn đỏ”.

Đường huyết không ổn định – nguy hiểm tiềm tàng

Trường hợp hạ đường huyết

Hạ đường huyết là nồng độ đường trong máu giảm xuống dưới mức an toàn, không đảm bảo cung cấp cho cơ thể hoạt động, khiến cơ thể bị đình trệ. Tình trạng này thường xuất hiện ở người đái tháo đường type 2 có thể do một số biến chứng xảy ra trong quá trình điều trị.
Khi bị hạ đường huyết, cơ thể có thể lấy năng lượng từ protid và lipid nhưng quá trình này chỉ mang tính tạm thời. Khi chỉ số đường huyết bị hạ thấp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của não và hồng cầu. Vì thế, khi cơ thể hạ đường huyết cần được phát hiện và chữa trị kịp thời, nếu để lâu có thể dẫn đến các biến chứng không mong muốn như gây tổn thương não, và thậm chí là gây tử vong.
Hạ đường huyết có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người tiểu đường

Trường hợp tăng đường huyết

Trái ngược với hạ đường huyết, tăng đường huyết là tình trạng đường huyết trong máu cao vượt ngưỡng an toàn. Nếu không phát hiện và có giải pháp hạ đường huyết kịp thời thì có khả năng cao gây ra các tổn thương đến các bộ phận khác trong cơ thể như thận, tim, mắt hay thần kinh. Theo các chuyên gia sức khỏe, 2 biến chứng nghiêm trọng nhất có thể xảy ra khi tăng đường huyết ở người đái tháo đường type 2 là nhiễm toan ceton và hội chứng tăng áp lực thẩm thấu.
Nhiễm toan ceton xảy ra khi nồng độ Glucose trong máu tăng cao, cơ thể không đủ insulin để hoạt động. Lúc này cơ thể sẽ huy động năng lượng bằng cách phá vỡ cấu trúc chất béo và hình thành ceton. Khi ceton tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ gây ra các biến chứng cấp tính nhiễm ceton khiến người bệnh bị mất nước, thậm chí là lú lẫn, đầu óc không còn minh mẫn.
Hội chứng áp lực thẩm thấu xảy ra khi chỉ số đường huyết vượt quá 600mg/dl (33 mmol/l). Hội chứng này sẽ khiến cơ thể không sử dụng được đường và đường khi đi vào cơ thể sẽ bị đào thải thông qua đường tiểu tiện. 
Khi mắc hội chứng này, người đái tháo đường type 2 sẽ đi tiểu thường xuyên, có thể gây mất nước trầm trọng. Ngoài ra, nếu nặng hơn có thể xuất hiện triệu chứng co giật, gây ảo giác và mất thị lực.

Giải pháp ổn định đường huyết lâu dài

Việc giữ đường huyết ổn định lâu dài là điều cần thiết, đặc biệt là với bệnh nhân tiểu đường type 2. Vì thế, ngoài việc cần nắm rõ các nguyên nhân gây ra tình trạng đường huyết không ổn định, bạn cần thực hiện các giải pháp để ổn định đường huyết lâu dài.

Dùng thuốc đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị

Đối với người đái tháo đường, việc sử dụng thuốc (nếu có) đúng liều lượng của bác sĩ điều trị là điều quan trọng. Không nên tự ý tăng giảm liều lượng hoặc bỏ cữ thuốc. 
Bên cạnh đó, nếu có sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc nào khác, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng, tránh trường hợp các thuốc này có thể làm đường huyết không ổn định và ảnh hưởng đến việc giữ ổn định đường huyết của các loại thuốc tiểu đường.

Chế độ ăn uống khoa học và cân đối

Một sai lầm mà nhiều người đái tháo đường mắc phải trong quá trình điều trị là kiêng khem quá mức trong chế độ ăn uống. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người đái tháo đường có thể ăn chế độ như người bình thường, chỉ cần giảm thành phần tinh bột, đường và tăng cường bổ sung rau xanh, protein và các loại hạt, đậu. 
Duy trì chế độ ăn uống khoa học và cân đối để kiểm soát đường huyết ổn định
Bên cạnh đó, người đái tháo đường cũng nên ăn đúng giờ, không nên ăn quá no, nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn rau củ trước khi ăn cơm để tránh đường huyết không ổn định. Nên uống đủ từ 1.5 – 2 lít nước trên ngày, ưu tiên nước lọc và hạn chế sử dụng cà phê, đồ uống có cồn và có gas.

Duy trì lối sống lành mạnh

Duy trì lối sống lành mạnh bằng cách tập thể dục mỗi ngày là cách giúp đường huyết ổn định lâu dài. Người đái tháo đường type 2 nên chọn một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga. Với những người cao tuổi tiểu đường, khi tập thể dục nên mang theo nước uống bên người, uống từng ngụm nhỏ để hạn chế tình trạng mất nước gây tăng đường huyết.
Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường cũng nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng, tập thói quen ngủ đúng giờ, nếu gặp tình trạng khó ngủ thì có thể áp dụng một số giải pháp để cơ thể ngủ ngon hơn như giữ tinh thần thoải mái, thả lỏng cơ thể, nghĩ về những điều khiến bạn vui vẻ và thở sâu từ từ,…

Tham gia chương trình Thay đổi lối sống – Sống khỏe cùng Đái tháo đường

Đường huyết không ổn định là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường. Vì thế, trong hướng dẫn điều trị cần dùng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống để kiểm soát đường huyết trong ngưỡng an toàn.
Theo dõi đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết liên tục kết hợp với chương trình thay đổi lối sống – Sống khỏe cùng Đái tháo đường được phát triển bởi DiaB là giải pháp hiệu quả giúp giảm nguy cơ tiến triển các biến chứng do tiểu đường. Trong quá trình này, bệnh nhân không chỉ được cung cấp máy CGM mà còn được đội ngữ chuyên gia dinh dưỡng DiaB luôn sẵn sàng đồng hành.
Chương trình “Sống khỏe cùng Đái tháo đường” áp dụng 7 nguyên lý về hành vi tự quản lý và chăm sóc, dựa trên chương trình giáo dục và hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đường (DSMES) – Hoa Kỳ. 7 nguyên lý đó là Dinh dưỡng, Vận động, Theo dõi chỉ số, Tâm lý hành vi, Tuân thủ phác đồ điều trị, Biến chứng cấp & phòng tránh, Biến chứng mạn & phòng tránh.
Đến với chương trình, “Thay đổi lối sống”, bệnh nhân đái tháo đường sẽ được:
  • Hướng dẫn chi tiết cách kiểm soát đường huyết ổn định khoa học, hiệu quả dựa trên thể trạng bệnh của mỗi người.
  • Hướng dẫn ứng phó và cách xử lý với các biến chứng do tiểu đường.
  • Tư vấn các giải pháp giảm thiểu tối đa các nguy cơ biến chứng tiến triển.
  • Hướng dẫn chế độ và thói quen ăn uống, vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa đáp ứng theo thói quen, sở thích mà không cần đến việc kiêng khem quá mức.
Không dừng lại ở đó, người đái tháo đường còn được xét nghiệm HbA1c miễn phí trước và sau chương trình, nhận bộ dụng cụ dinh dưỡng cao cấp, bộ kiểm tra đường huyết kết nối với ứng dụng theo dõi đường huyết DiaB, cẩm nang dinh dưỡng và thực đơn cá nhân. 
Với những thông tin vừa chia sẻ qua bài viết, hy vọng bệnh nhân đã có cái nhìn rõ hơn về tình trạng đường huyết không ổn định cùng các giải pháp phòng ngừa. Tham khảo ngay chương trình “Sống khoẻ cùng Đái tháo đường” hoặc liên hệ ngay với các chuyên gia DiaB qua Hotline 0931 888 832 để được hướng dẫn tận tình về các giải pháp chăm sóc cũng như hạn chế các tiến triển của biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường.
Nguồn tham khảo: 
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Contact Me on Zalo