Đo đường huyết tại nhà và giải pháp tối ưu trong điều trị đái tháo đường típ 2

Chỉ số đường huyết là gì?

Đường huyết là chỉ số thể hiện nồng độ đường (glucose) có trong máu của một người. Glucose trong máu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các quá trình chuyển hóa cần bằng nội môi và điều hòa năng lượng trong cơ thể.

Chỉ số đường huyết vượt khỏi ngưỡng bình thường đều có thể gây ra những bất thường trong cơ thể. Bệnh đái tháo đường là một dạng rối loạn chuyển hóa gây ra do nồng độ glucose trong máu tăng mạn tính và là nguyên nhân phổ biến gây bệnh tim mạch, suy thận, mù lòa và cắt cụt chi.

Đái tháo đường type 2: Nguyên nhân và các yếu tố rủi ro

Người ta có thể chẩn đoán bệnh đái tháo đường và theo dõi tình trạng đường huyết của một người bằng cách đo lượng đường trong máu dựa vào một trong các chỉ số sau:

  • Glucose huyết lúc đói (FPG): Xác định sau khi bệnh nhân nhịn ăn ít nhất là 8 giờ.
  • Glucose huyết sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT): Bệnh nhân được nhịn đói từ nửa đêm trước, sau đó uống một lượng glucose tương đương đương 75 g glucose hòa trong 250 – 300 ml nước và uống trong vòng 5 phút.
  • Glucose huyết ở thời điểm bất kỳ: Được xác định vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
  • HbA1c: Xét nghiệm được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Các chỉ số glucose huyết (lúc đói, sau 2 giờ hay bất kỳ) chỉ cho biết nồng độ glucose có trong máu tại thời điểm thực hiện xét nghiệm vì vậy nó có thể cho biết sự dao động của đường huyết bằng cách đo đường huyết nhiều lần trong ngày (lúc đói, sau ăn, trước khi đi ngủ).

Chỉ số HbA1c phản ánh nồng độ glucose trung bình trong máu trong 6-8 tuần, chỉ số này được khuyến cáo đo 3 tháng 1 lần để theo dõi tình trạng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân.

Cần lưu ý rằng, các chỉ số glucose huyết có thể được đo theo đơn vị mg/dL hoặc mmol/L (trong đó 1 mg/dL =  1 mmol/L x 18 ). Để thuận tiện trong việc xác định cũng như theo dõi đường huyết hàng ngày, bệnh nhân có thể sử dụng bảng đo đường huyết có chuyển đổi đơn vị (tham khảo) sau:

Vì sao cần phải theo dõi chỉ số đường huyết và thời điểm đo đường huyết thích hợp?

Nồng độ đường huyết trong một ngày thường dao động liên tục và bị ảnh hưởng bởi bữa ăn, chế độ luyện tập, loại thuốc điều trị kèm theo… để đánh giá hiệu quả điều trị cũng như theo dõi sự thay đổi của đường huyết để điều chỉnh lối sống cho phù hợp, bệnh nhân được yêu cầu thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết.

Để đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc (insulin), người ta có thể đo đường huyết sau khi ăn và trước bữa ăn sáng.

Để theo dõi tác dụng phụ hạ đường huyết của thuốc, các chuyên gia khuyến cáo:

  • Các bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 nên được đo đường huyết ít nhất 4 lần/ngày, trước 3 bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Các bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị bằng thuốc không gây hạ đường huyết, chỉ cần đo đường huyết 2-3 lần mỗi tuần vào lúc trước khi ăn và lúc đi ngủ
  • Các bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 đang điều trị bằng thuốc có thể gây hạ đường huyết (insulin, sulfonylurea) nên đo đường huyết ít nhất 2 lần mỗi ngày tùy theo phác đồ điều trị.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng được khuyến cáo nên đo đường huyết khi có các dấu hiệu của hạ đường huyết hoặc khi thay đổi chế độ ăn, chế độ luyện tập bằng cách đo đường huyết sau ăn, lúc đói hoặc trước khi đi ngủ để đánh giá ảnh hưởng của lối sống đối với sự dao động của đường huyết.

Bệnh nhân nên đo đường huyết thường xuyên trong điều trị đái tháo đường

Các thiết bị đo đường huyết và xu hướng hiện nay

Xét nghiệm chỉ số đường huyết thông thường được thực hiện bằng cách lấy máu trực tiếp ở đầu ngón tay (đo đường huyết mao mạch). Người bệnh sẽ được lấy một lượng nhỏ máu ở đầu ngón tay bằng kim chích. Sau đó, máu sẽ được nhỏ lên que thử và đưa vào máy đo đường huyết. Máy sẽ hiển thị kết quả đường huyết trên màn hình

Phương pháp này có ưu điểm đơn giản, rẻ tiền và cho kết quả nhanh, tuy nhiên việc theo dõi đường huyết liên tục và nhiều lần bằng biện pháp này không khả thi do nhiều nguyên nhân như gây đau đớn, bất tiện do dụng cụ thực hiện rườm rà, gây rối loạn giấc ngủ khi kiểm tra vào ban đêm,…

Do đó, sự ra đời của các loại thiết bị theo dõi đường huyết liên tục (Continuous glucose monitoring – CGM) không cần lấy máu hiện đang là một xu hướng giúp khắc phục các hạn chế của các thiết bị đo truyền thống.

Máy theo dõi đường huyết liên tục là gì?

Máy theo dõi đường huyết liên tục (CGM) là thiết bị tự động đo lượng đường trong máu liên tục cả ngày lẫn đêm. Máy đo đường huyết liên tục có thể dự đoán xu hướng thay đổi đường huyết đồng thời ghi lại toàn bộ lịch sử mức đường huyết của một người trong một khoảng thời gian nhất định, thường là vài giờ hay vài ngày.

Máy đo đường huyết liên tục thường được bác sĩ  chỉ định để kiểm tra việc chăm sóc bệnh tiểu đường của bệnh nhân và bệnh nhân chỉ đeo thiết bị này trong một thời gian giới hạn.

Có 3 loại máy đo đường huyết liên tục cơ bản, tất cả các loại thiết bị đều có thể đo lượng đường trong máu nhưng chúng lưu và hiển thị thông tin theo những cách khác nhau bao gồm:

  • Máy đo đường huyết liên tục thời gian thực (real-time CGM): thiết bị có khả năng tự động gửi và hiển thị thông tin đến điện thoại thông minh hoặc đầu đọc dữ liệu
  • Máy đo đường huyết liên tục quét gián đoạn (intermittent-scan CMG): thiết bị có khả năng ước tính mức glucose liên tục nhưng người sử dụng sẽ cần quét CGM bằng đầu đọc dữ liệu hoặc điện thoại thông minh vài giờ một lần để xem và lưu trữ dữ liệu
  • Máy đo đường huyết liên tục dùng cho cho chuyên gia: thiết bị dùng để thu thập dữ liệu về mức đường huyết của bạn để bác sĩ tải xuống và xem xét sau.

Máy theo dõi đường huyết liên tục

Cơ chế hoạt động của máy theo dõi đường huyết liên tục

Máy theo dõi đường huyết liên tục ước tính mức đường huyết sau vài phút, sau đó ghi nhận và theo nó liên tục theo thời gian.

CGM hoạt động dựa theo cơ chế đo nồng độ glucose có trong dịch mô kẽ – giá trị tương quan tốt với glucose huyết tương nhưng đôi khi có sự chênh lệch nếu đường trong máu tăng hay giảm đột ngột.

Máy đo đường huyết liên tục bao gồm 2 bộ phận:

  • Bộ phận cảm biến: một đầu cảm biến nhỏ được đưa vào vùng da dưới cánh tay hoặc trên bụng và được cố định bởi một miếng dán, bộ phận này có chức năng ghi nhận và truyền dữ liệu.
  • Bộ phận đọc dữ liệu: dữ liệu được ghi nhận bởi một phần mềm trên điện thoại thông minh hoặc một máy đọc dữ liệu riêng.

Khi đeo, CMG luôn hoạt động và ghi lại mức đường huyết, dù bạn đang tắm, làm việc, tập thể dục hay đang ngủ. Nhiều CGM hoạt động với các ứng dụng có tính năng đặc biệt, chẳng hạn như

  • Theo dõi và quản lí các loại thực phẩm, cũng như mức độ hoạt động thể chất và các loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng.
  • Tải được dữ liệu xuống máy tính hoặc thiết bị thông minh để bạn có thể dễ dàng nhìn thấy xu hướng thay đổi đường huyết của mình
  • Tự động cảnh báo khi mức đường huyết quá thấp hoặc quá cao, giúp ngăn ngừa xảy ra các trường hợp khẩn cấp.

Bộ phận cảm biến của máy đo đường huyết liên tục xác lượng đường trong dịch mô kẽ

Lợi ích của máy theo dõi đường huyết liên tục

Máy đo đường huyết liên tục có thể cảnh báo và hiển thị biểu đồ cho biết nồng độ đường huyết của bạn đang tăng hay giảm và mức độ tăng giảm thế nào nào để bệnh nhân có thể tự điều chỉnh để đạt được mục tiêu đường huyết của mình.

So với máy đo đường huyết thông thường, sử dụng máy theo dõi đường huyết liên tục có thể mang lại các lợi ích sau:

  • Giúp bệnh nhân quản lý mức đường huyết hàng ngày tốt hơn
  • Giảm thiểu các nguy cơ hạ đường huyết
  • Không cần trích máu, tiện lợi hơn

Theo thời gian, việc duy trì mức đường huyết ở mức an toàn có thể giúp bạn sống khỏe và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Những lưu ý khi sử dụng máy đo đường huyết liên tục

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, các loại máy đo đường huyết liên tục cũng có thể có một số điểm cần lưu ý sau:

Bệnh nhân nhân có thể cần so sánh chỉ số glucose từ thiết bị CGM với xét nghiệm đường huyết mao mạch từ máy đo đường huyết tiêu chuẩn trong trường hợp nghi ngờ tính chính xác của kết quả đọc CGM, khi bệnh nhân thay đổi liều insulin hoặc nếu thiết bị CMG đưa ra các cảnh báo tự động.

Cảm biến sử dụng trong thiết bị thường là loại cảm biến một lần, nên cần được thay thế sau vài tiếng hoặc vài ngày tùy từng loại máy.

Cảm giác kích ứng, đỏ da có thể xuất hiện, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng bất kỳ một thiết bị nào.

Máy đo đường huyết FreeStyle Libre Abbott

Máy đo đường huyết không cần lấy máu – FreeStyle Libre là bộ theo dõi đường huyết liên tục bao gồm bộ phận đầu đọc cầm tay và cảm biến dùng 1 lần được đeo ở mặt sau cánh tay.

Máy đo đường huyết Freestyle libre Abbott hoạt động thông qua việc đưa dưới da một sợi tơ mỏng và mềm dẻo có chức năng cảm biến và đo lượng đường trong dịch mô kẽ liên tục trong một khoảng thời gian xác định. Kết quả nồng độ đường huyết sẽ hiển thị sau khi dùng đầu đọc cầm tay quét qua bộ phận cảm biến.

Khi sử dụng máy đo đường huyết không cần lấy máu FreeStyle Libre, chúng tôi cung cấp cho bạn nhiều gói lựa chọn với chi phí hợp lí, có thể tích hợp thêm các chương trình tư vấn theo dõi và điều chỉnh đường huyết tại nhà cùng các chuyên gia, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu và lợi ích của bệnh nhân.

Như vậy, thông qua bài viết bạn có thể tự đánh giá được chỉ số đường huyết và chủ động theo dõi tại nhà bằng các thiết bị đo đường huyết không cần lấy máu. Nếu bạn quan tâm về giá máy đo đường huyết liên tục của chúng tôi hoặc cần được hỗ trợ tư vấn, hãy truy cập https://abbott.diab.com.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết.

Kết hợp thay đổi lối sống kết hợp cùng máy theo dõi đường huyết liên tục FreeStyle Libre của Abbott

Chương trình hướng dẫn ổn định đường huyết thay đổi lối sống kết hợp với máy theo dõi đường huyết liên tục FreeStyle Libre của Abbott là một chương trình giúp người bệnh tiểu đường type 1 và type 2 kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn thông qua việc thay đổi lối sống.

Chương trình bao gồm các buổi tư vấn với chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ và huấn luyện viên cá nhân, giúp người bệnh hiểu rõ về bệnh tiểu đường, cách theo dõi đường huyết và xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp.

Máy theo dõi đường huyết liên tục FreeStyle Libre giúp người bệnh theo dõi đường huyết liên tục trong vòng 14 ngày mà không cần phải chích máu ngón tay. Dữ liệu đường huyết được ghi lại bởi máy sẽ được truyền trực tiếp đến điện thoại thông minh của người bệnh, giúp họ dễ dàng theo dõi và quản lý đường huyết của mình.

Chương trình hướng dẫn ổn định đường huyết thay đổi lối sống kết hợp với máy theo dõi đường huyết liên tục FreeStyle Libre là một giải pháp hiệu quả giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn, giảm nguy cơ biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Dưới đây là một số lợi ích của chương trình:

  • Giúp người bệnh hiểu rõ về bệnh tiểu đường và cách kiểm soát đường huyết.
  • Giúp người bệnh xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Giúp người bệnh theo dõi đường huyết liên tục và hiệu quả.
  • Giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường và muốn kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn, hãy tham khảo chương trình hướng dẫn ổn định đường huyết thay đổi lối sống kết hợp với máy theo dõi đường huyết liên tục  https://abbott.diab.com.vn

Thông tin chi tiết về https://www.freestyle.abbott/vn-vi/home.html

Nội dung được sản xuất bởi DiaB – Giải pháp Hướng dẫn thay đổi lối sống dành cho người bệnh Đái tháo đường và có nguy cơ cao.

Tham khảo từ các nguồn thông tin uy tín, chuẩn y khoa.

 

DiaB – Hệ sinh thái toàn diện dành riêng cho người Đái tháo đường

▪️ Chương trình Hướng dẫn kiểm soát đường huyết thông qua Thay đổi lối sống
▪️ Ứng dụng thông minh: Thư viện kiến thức và quản lý sức khỏe Đái tháo đường
▪️ Cửa hàng trực tuyến sản phẩm chăm sóc sức khỏe Đái tháo đường

Liên hệ tư vấn: 0931 888 832

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Contact Me on Zalo