Chẩn đoán đái tháo đường type 2 thế nào?

Chẩn đoán đái tháo đường type 2 có thể là nỗi lo lắng của nhiều người. Đây là một căn bệnh mạn tính và có thể để lại nhiều biến chứng. Do vậy, việc chẩn đoán đái tháo đường type 2 kịp thời là rất quan trọng. Cùng tìm hiểu đối tượng, cách chẩn đoán và nên làm gì sau chẩn đoán trong bài viết này. 

1. Những đối tượng cần tầm soát đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường type 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Căn bệnh này có thể xảy ra do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin – một loại hormone giúp chuyển hoá đường vào tế bào. Hoặc các tế bào phản ứng kém với insulin và hấp thụ ít đường hơn. 

Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Nếu không được chẩn đoán đái tháo đường type 2 kịp thời, bạn có thể mắc các biến chứng như: bệnh tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Dựa trên tầm quan trọng và lợi ích của việc chẩn đoán đái tháo đường type 2 kịp thời,  các tổ chức hay hiệp hội y khoa đã đề ra những tiêu chuẩn nhằm gợi ý đối tượng có khả năng cao mắc tiền đái tháo đường hay đái tháo đường type 2 cần phải sàng lọc sớm.

1.1. Trẻ em và độ tuổi thanh thiếu niên 

Những đối tượng cần tầm soát đái tháo đường type 2: Trẻ em và độ tuổi thanh thiếu niên
Những đối tượng cần tầm soát đái tháo đường type 2: Trẻ em và độ tuổi thanh thiếu niên

Mặc dù đây là độ tuổi ít có nguy cơ mắc đái tháo đường, tuy nhiên nên cân nhắc sàng lọc nếu thừa cân, béo phì và có từ 2 yếu tố sau: 

– Người chủng tộc Mỹ gốc Phi, người Mỹ Latinh, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Á, người gốc đảo Thái Bình Dương.  

– Có người thân thế hệ thứ nhất hoặc thứ hai mắc đái tháo đường type 2. 

– Có triệu chứng rối loạn chuyển hóa insulin như: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, cân nhẹ khi sinh. 

Đối với trẻ em, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiến hành xét nghiệm lúc đủ 10 tuổi hoặc khi bắt đầu dậy thì và nên tái kiểm tra lại sau mỗi 3 năm.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một số chủng tộc ở Nam Á, Trung Á, gốc Phi nếu chỉ số cơ thể ở mức BMI >= 23kg/m2 thì nên thực hiện tầm soát đái tháo đường.

Tìm hiểu thêm: Chương trình Hướng dẫn Thay đổi lối sống – Phòng ngừa Đái Tháo Đường Típ 2

1.2. Đối với người trưởng thành

Hiện nay, độ tuổi mắc đái tháo đường type 2 đang dần trẻ hoá. Điều đó ngày càng khẳng định việc chẩn đoán đái tháo đường type 2 kịp thời rất quan trọng. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị sàng lọc định kỳ bằng các xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường type 2 ở tất cả người lớn từ 35 tuổi trở lên và thuộc các nhóm sau:

– Có bố mẹ hoặc anh chị em ruột mắc đái tháo đường type 2

– Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc các bệnh như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim, rối loạn lipid máu 

– Ít vận động

– Là người Mỹ gốc Phi, người Mỹ Latinh, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Á, người gốc đảo Thái Bình Dương. 

– Có vòng bụng to: Đối với nam >=90cm, đối với nữ >=80cm. 

– Phụ nữ có tiền sử mắc đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con nặng >4kg.

Những đối tượng cần tầm soát đái tháo đường type 2: Đối với người trưởng thành
Những đối tượng cần tầm soát đái tháo đường type 2: Đối với người trưởng thành

Trước những nguy cơ và mức độ nguy hiểm của bệnh đái tháo đường type 2, hãy xem việc tầm soát và kiểm tra đường huyết là một bước quan trọng cần làm giúp bạn bảo vệ sức khoẻ và tránh nguy cơ mắc căn bệnh mạn tính này. 

Hơn hết, việc mắc đái tháo đường type 2 không có nghĩa là bạn phải sống khác biệt với một chế độ ăn kiêng khắc khổ. Cùng Diab thay đổi lối sống ngay hôm nay với chương trình Thay đổi lối sống – Phòng ngừa Đái tháo đường type 2. 

DiaB mang đến cho người thừa cân, béo phì, có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 tại Việt Nam chương trình Huấn luyện trong vòng 12 tuần. Giúp phòng ngừa hoặc trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2 và những vấn đề sức khoẻ khác.

Tham gia chương trình ngay cùng đội ngũ bác sĩ và chuyên gia của Diab: https://tientieuduong.diab.com.vn/ 

Tìm hiểu thêm chi tiết về tầm soát tiểu đường type 2: Type 2 Diabetes Screening

2. Các bác sĩ chẩn đoán đái tháo đường type 2 như thế nào?

“Chỉ số đường huyết bao nhiêu là mắc tiểu đường type 2?” hay “Làm thế nào để chẩn đoán đái tháo đường type 2?” Đây là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Sau đây là các chỉ số và cách chẩn đoán đái tháo đường type 2.

2.1. Xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm HbA1c là xét nghiệm máu để kiểm tra lượng glucose gắn với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu. Nếu lượng glucose gắn với hemoglobin nhiều hơn thì bạn mắc đái tháo đường type 2. 

Xét nghiệm hemoglobin A1C
Xét nghiệm HbA1c

Mức bình thường là dưới 5,7%. Mức HbA1c 6,5% hoặc cao hơn trong hai lần xét nghiệm khác nhau cho thấy bạn mắc bệnh tiểu đường. Hoặc kết quả khoảng giữa 5,7 và 6,4% thì là tiền tiểu đường. 

Ngoài ra, các xét nghiệm HbA1c còn giúp đo lường mức kiểm soát đường huyết trong thời gian dài. Vì vậy, bạn nên thực hiện kiểm tra A1c 2-3 lần mỗi năm. 

Tìm hiểu thêm: 3 điều bạn cần biết về tiền đái tháo đường

2.2. Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Bên cạnh xét nghiệm HbA1c, bạn cũng có thể thực hiện xét nghiệm đường huyết lúc đói để chẩn đoán đái tháo đường type 2. 

Nồng độ đường huyết bình thường khi đói là dưới 100 mg/dl (5,6 mmol/l). Nếu chỉ số là 126 mg/dl (7 mmol/l) hoặc cao hơn qua hai lần xét nghiệm khác nhau có nghĩa là bạn bị bệnh đái tháo đường type 2.

2.3. Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

Trong một số trường hợp, xét nghiệm HbA1c không phù hợp, đặc biệt với phụ nữ mang thai. Thay vào đó, bạn có thể thực hiện xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên (không nhịn đói).

Chỉ số đường huyết bình thường là dưới hơn 140 mg/dl (7,8 mmol/l). Nếu mức đường huyết của bạn trong khoảng 140 mg/dl đến 199 mg/dl cho thấy bạn bị tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường type 2. 

3. Nên làm gì sau khi chẩn đoán đái tháo đường type 2?

Việc chẩn đoán đái tháo đường type 2 có thể khiến bạn lo lắng. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu tiên giúp bạn phát hiện bệnh. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và sống khỏe cùng đái tháo đường với lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống dinh dưỡng, đủ chất.  

3.1. Có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng phù hợp sau khi chẩn đoán đái tháo đường type 2?
Chế độ dinh dưỡng phù hợp sau khi chẩn đoán đái tháo đường type 2?

Kiểm soát lượng đường trong máu là điều quan trọng giúp bạn sống khỏe với đái tháo đường type 2. Nên ưu tiên:

– Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh. 

– Các loại củ chứa hàm lượng tinh bột thấp như khoai lang, gạo lứt, yến mạch, đậu nguyên vỏ, đạm thực vật.

– Trái cây thuộc có múi và ít ngọt như cam, quýt, bưởi,… 

Hạn chế ăn quá nhiều tinh bột, sử dụng chất kích thích: bia rượu, cà phê, thuốc lá,… Không sử dụng nước uống có ga hay các loại trái cây ngọt như vải, nhãn, sầu riêng, mít,…

3.2. Thường xuyên tập thể dục

Với người được chẩn đoán đái tháo đường type 2, tập thể dục giúp kiểm soát lượng đường trong máu, tăng khả năng hoạt động của insulin.

3.3. Tạo thói quen ngủ đúng giờ

Bạn đừng bỏ qua tầm quan trọng của giấc ngủ. Ngủ đủ giấc giúp cơ thể khoẻ mạnh, tích cực hơn. Từ đó, hỗ trợ kiểm soát chỉ số tiểu đường type 2 rất tốt. Nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và hạn chế thức khuya. 

Tạo thói quen ngủ đúng giờ
Tạo thói quen ngủ đúng giờ

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể hay quản lý thói quen tập thể dục. Hãy để Diab được đồng hành cùng bạn với chương trình Hướng dẫn Thay đổi lối sống – Phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2. 

Với thông điệp “Chậm lại để Tốt hơn”, Diab mong muốn cùng bạn làm chủ đường huyết để có thể tự do ăn những gì mình thích và làm những điều mình muốn. Tham gia NGAY cùng chúng tôi. 

Tìm hiểu thêm về cách tạo thói quen ngủ đúng giờ: How to Make Good Sleep a Strong Habit

4. Kết luận

Chẩn đoán đái tháo đường type 2 không phải là một nỗi sợ nếu bạn hiểu về nó và có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý. Các chuyên gia, bác sĩ, huấn luyện viên sức khoẻ của Diab luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Tham khảo chương trình tại đây: https://tientieuduong.diab.com.vn/

thxduyen

Bổ sung thêm những thông tin bổ ích về đái tháo đường:

Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ: chỉ số, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Giải đáp về tiểu đường tuýp 1, chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1 là gì?

3 điều bạn cần biết về tiền đái tháo đường

 

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Contact Me on Zalo