Ngày nay, chúng ta thường quên đi việc chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường. Bạn có biết khoảng 10% – 15% người bệnh tiểu đường cũng bị trầm cảm? Sức khỏe tinh thần ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh: suy nghĩ, cảm nhận và các mối quan hệ. Cùng DIAB xem đâu là cách chăm sóc sức khỏe tinh thần hiệu quả.
1. Chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường loại 2 quan trọng thế nào?
Tiểu đường tuýp 2 được cho là ảnh hưởng đến 6% đến 9% dân số thế giới và 7,3% dân số Việt Nam. Các nhà nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn nhiều ở những người mắc chứng rối loạn sức khỏe tinh thần.
Hơn nữa, tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra một số triệu chứng như mệt mỏi và mất năng lượng. Từ đó làm giảm khả năng tập trung, dễ cảm thấy chán nản và thiếu sự hứng thú trong các hoạt động hàng ngày. Điều này có thể góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 là 39,7% ở những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ và 20,7% ở những người mắc chứng rối loạn ăn uống. Các rối loạn sức khỏe tinh thần khác có tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 cao bao gồm rối loạn sử dụng chất gây nghiện (15%), rối loạn lo âu (13%), rối loạn lưỡng cực (11%) và rối loạn tâm thần (11%).
Hơn nữa, mối liên hệ giữa tiểu đường tuýp 2 và chăm sóc sức khỏe tinh thần có hai chiều. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị trầm cảm có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường và những người mắc bệnh tiểu đường dễ bị trầm cảm hơn.
– Căng thẳng có thể làm tăng hoặc giảm lượng đường trong máu, điều này có thể khiến việc quản lý insulin trở nên khó khăn hơn.
– Những người bị trầm cảm có thể có các triệu chứng như mệt mỏi, mất hứng thú với các hoạt động hay ăn uống. Điều đó có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, hoạt động thể chất, tất cả đều tác động tiêu cực đến việc quản lý bệnh tiểu đường.
– Tăng cân có thể là tác dụng phụ của thuốc điều trị, chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường. Điều này có thể khiến họ khó duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Tìm hiểu thêm: 6 thói quen tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường
2. Tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần thế nào?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, quản lý tình trạng bệnh, sự dao động của đường huyết khiến người bệnh tiểu đường gặp nhiều triệu chứng liên quan đến sức khỏe tâm thần.
Nguy cơ trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2
Chẩn đoán tiểu đường không chỉ là mối đe dọa đối với sức khỏe mà còn với lối sống của một người.
Một số biểu hiện trầm cảm ở người tiểu đường dễ nhận biết như rối loạn giấc ngủ, thay đổi cảm giác thèm ăn, khó tập trung, mất năng lượng, lo lắng, yếu đuối và buồn bã. Đôi khi người bệnh cũng trở nên cáu kỉnh, tức giận và thậm chí còn nguy hiểm hơn thế.
Nguy cơ rối loạn lo âu ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2
Ngoài trầm cảm, người bệnh còn có thể đối mặt với chứng rối loạn lo âu. Theo CDC Hoa Kỳ, 1/5 người tiểu đường loại 2 và 1/6 người tiểu đường loại 1 thường mắc các triệu chứng rối loạn lo âu từ trung bình đến nghiêm trọng.
Các triệu chứng có thể là lo lắng quá mức, hoảng sợ, cáu kỉnh, lú lẫn, thường xuyên đổ mồ hôi và bị gián đoạn giấc ngủ. Vậy nên các triệu chứng của rối loạn lo âu thường dễ bị nhầm với chứng hạ đường huyết
Có thể chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường với liệu pháp tâm lý, duy trì hoạt động thể chất, thực hành các kỹ thuật thư giãn và cải thiện giấc ngủ.
Nguy cơ rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2
Giấc ngủ là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và ngược lại cũng bị ảnh hưởng bởi lượng đường trong máu. Những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, chất lượng giấc ngủ kém.
Ngoài ra, theo CDC, ngủ không đủ giấc có liên quan đến việc tăng nguy cơ tiền tiểu đường, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.
Nếu bạn bị tiểu đường trong một thời gian dài hoặc lượng đường trong máu tăng quá cao, có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh. Điều này ảnh hưởng đến chân, cánh tay, bàn chân, bàn tay và có thể gây chuột rút, đau, tê, ngứa ran. Đặc biệt những triệu chứng này có thể tồi tệ hơn vào ban đêm dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ hay ngưng thở khi ngủ.
Có thể thấy những ảnh hưởng của tiểu đường loại 2 nghiêm trọng như thế nào nếu không biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường. Người tiểu đường nên thường xuyên chú ý đến cảm xúc, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân như theo dõi đường huyết hay cùng nhau hoạt động thể chất để giảm bớt căng thẳng.
Tham khảo tại: Người tiểu đường dễ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần
3. Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần khi bị tiểu đường loại 2
Cũng giống như chăm sóc cơ thể, chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường cũng quan trọng không kém để có một cuộc sống lành mạnh. Và tất nhiên, bạn không đơn độc trong hành trình này. Cùng DIAB tham khảo cách chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Người bệnh tiểu đường nên chú ý đến cảm xúc của bản thân
Cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, thất vọng hay tiêu cực là những cảm xúc trong cuộc sống mà ai cũng trải qua. Những cảm xúc này có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn không biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần khi bị tiểu đường.
Hãy tạo thói quen quan tâm, chú ý đến cảm xúc của bản thân hàng ngày. Đặt câu hỏi cho chính mình về cảm giác hiện tại, ví dụ: “Tôi cảm thấy như thế nào trong ngày hôm nay?”, “Có điều gì làm tôi lo lắng hay căng thẳng không?”.
Hơn nữa, đừng ngần ngại tạo ra thời gian để thực hiện những hoạt động yêu thích, như đọc sách, nghe nhạc, đi dạo, hoặc tham gia hoạt động sáng tạo. Những hoạt động này có thể giúp giảm căng thẳng và tăng cường trạng thái tâm lý tích cực.
Người bệnh tiểu đường nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Có khi nào bạn cảm thấy tệ sau khi ăn quá nhiều thức ăn nhanh và cảm thấy thoải mái hơn sau khi ăn nhiều rau xanh? Đó chính là vì thức ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Kết hợp các loại thực phẩm nguyên chất như rau, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và thịt nạc sẽ cung cấp cho bạn chất dinh dưỡng cũng như năng lượng quan trọng để cơ thể hoạt động hiệu quả.
Ngoài ra, các lựa chọn thực phẩm có chứa protein và chất xơ có thể giúp bạn cảm thấy no và giảm cảm giác thèm ăn. Một nghiên cứu còn phát hiện ra rằng những người ăn bữa sáng giàu protein có lượng đường trong máu thấp hơn và giảm cảm giác thèm ăn vào cuối ngày.
Tải ngay ứng dụng của DIAB để tham khảo thực đơn mẫu phù hợp với cân nặng cũng như tình trạng sức khoẻ của bạn. Ngoài ra, bạn có thể chụp bữa ăn gửi các chuyên gia dinh dưỡng trong ứng dụng để nhận được lời khuyên bổ ích.
Tải ứng dụng tại đây: https://diab.com.vn/giai-phap/
Thêm hoạt động thể chất vào thói quen sinh hoạt hàng ngày
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể chất cũng là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường. Tập thể dục có thể giúp giảm huyết áp, cải thiện giấc ngủ và đặc biệt giảm tình trạng kháng insulin của cơ thể.
Tập thể dục cũng đã được chứng minh là cải thiện các triệu chứng trầm cảm, lo lắng, chấn thương và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác. Đồng thời mang lại vô số lợi ích khi nó trở thành một phần trong thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Bởi vì khi bạn vận động, cơ thể tiết ra các chất hóa học tự nhiên như endorphin, serotonin và dopamin, góp phần làm giảm cảm giác căng thẳng, cải thiện tâm trạng.
Nếu hiện tại bạn chưa có thói quen này, có thể bắt đầu với việc vươn vai, đi bộ hàng ngày, chủ động đi lại nhiều hơn, hạn chế ngồi trong thời gian dài. Hãy tìm cách kết hợp các loại hoạt động thể chất khác vào cuộc sống của mình.
Khi bạn thêm vận động vào thói quen hàng ngày của mình, bạn có thể thấy mình cảm thấy tốt hơn, có động lực hơn và thậm chí hào hứng để thử các hoạt động mới.
Hãy sáng tạo và làm cho các hoạt động thể chất trở nên vui vẻ. Ngoài ra, hãy rủ thêm bạn bè hoặc người thân cùng tham gia với mình để tạo động lực và tinh thần sảng khoái khi hoạt động.
Người bệnh tiểu đường có thể tăng cường các hoạt động ngoài trời
Đi ra ngoài cũng là một liều thuốc chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường hiệu quả. Tiếp xúc với không gian xanh, ánh nắng mặt trời làm tăng hoạt động thần kinh giao cảm, đó là hệ thống giúp chúng ta thư giãn.
Hơn thế nữa, tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên kích thích cơ thể sản xuất vitamin D và serotonin, cả hai đều đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy tâm trạng. Đây là lý do chính giải thích tại sao ngay cả khi dành một lượng nhỏ thời gian bên ngoài cũng có liên quan đến việc tăng cảm giác hạnh phúc và giảm lo lắng, trầm cảm.
Bạn có thể dành 10-15 phút vào buổi sáng để thiền ngoài trời hoặc dắt chó con đi dạo quanh khu nhà. Hoặc đi bộ buổi tối sau bữa ăn 2 tiếng nếu bận rộn và không có thời gian tập luyện trong ngày.
Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên giấc ngủ của bản thân
Một cách chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường là cải thiện, nâng niu giấc ngủ. Giấc ngủ cũng là chìa khóa để có sức khỏe tốt. Bạn ngủ bao lâu và ngủ ngon như thế nào có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn theo nhiều cách.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách hạn chế tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo trước khi đi ngủ. Ví dụ như ánh sáng từ tivi, điện thoại thông minh, máy tính,… Giảm thiểu ánh sáng trong phòng ngủ và duy trì nhiệt độ phòng mát mẻ để giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ.
Đôi khi bạn có thể cảm thấy chán nản, lo lắng, thất vọng hoặc mệt mỏi với việc chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường. Giống như bệnh tiểu đường đang kiểm soát bạn thay vì điều ngược lại.
Đừng lo lắng vì DIAB có chương trình Sống khỏe cùng Đái tháo đường giúp bạn thay đổi lối sống, sống tự tin mà không ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Bạn sẽ được đồng hành cùng các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ với những kiến thức đái tháo đường hữu ích và tạo chế độ dinh dưỡng, vận động dành riêng cho bạn.
Không chỉ vậy, đây còn là cơ hội giúp bạn kết nối với cộng đồng những người có tình trạng sức khoẻ với bạn. Từ đó, có thể cùng nhau chia sẻ bí kíp tạo động lực sống khỏe mỗi ngày.
Tham gia chương trình tại đây: https://chuongtrinh.diab.com.vn/
Kết luận
Điều quan trọng là hãy luôn chăm sóc sức khỏe tinh thần người bệnh tiểu đường bằng cách chú ý đến cảm xúc, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Nếu bạn nhận thấy cơ thể mệt mỏi, căng thẳng và không thể đưa ra quyết định, hãy hành động. Tâm sự với gia đình, bạn bè và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được sự hỗ trợ tốt nhất.
thxduyen
Có thể bạn quan tâm:
4 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường chính xác nhất
Tạo chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường tuýp 2 cân bằng và lành mạnh