Về bệnh lý

Tiền tiểu đường được chẩn đoán như thế nào? Có nguy hiểm không?

Tiền tiểu đường là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Nó chưa đủ cao để được coi là bệnh tiểu đường loại 2. Nhưng nếu không thay đổi lối sống, người bệnh có nguy cơ cao tiến triển thành tiểu đường loại 2.

Trong bài viết này hãy cùng DIAB giải đáp thắc mắc liệu tiền tiểu đường có nguy hiểm không và làm thế nào để kiểm soát bệnh tốt nhất. 

1. Tiền tiểu đường được chẩn đoán như thế nào? 

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo rằng hầu hết người lớn nên sàng lọc bệnh đái tháo đường ở tuổi 35. Và nên sàng lọc bệnh trước 35 tuổi nếu bạn thừa cân và có thêm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiền tiểu đường hoặc tiểu đường loại 2.

Tiền tiểu đường được chẩn đoán như thế nào? 
Tiền tiểu đường được chẩn đoán như thế nào?

Chẩn đoán tiền tiểu đường dựa trên 1 trong 3 tiêu chí sau đây: 

1.1. Xét nghiệm (HbA1c)

Đây là xét nghiệm cần thiết với những người trên 35 tuổi hoặc dưới 35 tuổi có tình trạng thừa cân. Hoặc có các yếu tố nguy cơ tiền tiểu đường hoặc tiền tiểu đường loại 2.

– Chỉ số dưới 5,7% là bình thường 

– Từ 5,7% đến 6,4% được chẩn đoán là tiền tiểu đường 

– 6,5% hoặc cao hơn trong hai xét nghiệm riêng biệt thì chẩn đoán là tiểu đường. 

Xét nghiệm (HbA1c)
Xét nghiệm (HbA1c)

Một số điều kiện có thể làm cho xét nghiệm HbA1c không chính xác. Chẳng hạn như nếu bạn đang mang thai hoặc mắc một số bệnh như: suy thận, bệnh gan hoặc thiếu máu nặng, tán huyết.

Người được chẩn đoán tiểu đường cần duy trì mục tiêu mức HbA1c dưới 7% là ổn định. HbA1c càng cao, nguy cơ bị biến chứng càng lớn.

1.2. Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Cách thứ hai để chẩn đoán tiền tiểu đường là xét nghiệm đường huyết lúc đói. Bạn cần phải nhịn ăn (không ăn, không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ để thực hiện xét nghiệm. 

Giá trị đường huyết được biểu thị bằng miligam đường trên mỗi decilit (mg/dL) hoặc mmol đường trên một lít (mmol/L) máu. 

– Dưới 100 mg/dL (5,6 mmol/L ) là bình thường.

– 100 đến 125 mg/dL (5,6 đến 6,9 mmol/L ) được chẩn đoán là tiền tiểu đường. 

– 126 mg/dL (7,0 mmol/L ) hoặc cao hơn trong hai lần xét nghiệm riêng biệt được chẩn đoán là tiểu đường.

1.3. Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống

Xét nghiệm này ít được sử dụng hơn, ngoại trừ khi mang thai. Bạn sẽ cần nhịn ăn từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp. Sau đó dùng 75g glucose hòa tan trong 250-300ml nước, uống trong 5 phút. 

– Dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L ) là bình thường 

– 140 đến 199 mg/dL (7,8 đến 11,0 mmol/L ) chẩn đoán tiền tiểu đường 

– 200 mg/dL (11,1 mmol/L ) hoặc cao hơn sau hai giờ, chẩn đoán tiểu đường.

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống

Ngoài ra, ADA khuyến nghị nên xét nghiệm tiền tiểu đường cho trẻ thừa cân hoặc béo phì. Trẻ có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ khác đối với tiểu đường loại 2, chẳng hạn như: 

– Có người thân trong gia đình mắc tiểu đường loại 2. 

– Cân nặng khi sinh thấp. 

– Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ.

Trẻ em bị tiền tiểu đường nên được kiểm tra tiểu đường loại 2 hàng năm. Hoặc thường xuyên hơn nếu trẻ bị thay đổi cân nặng hoặc phát triển các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh tiểu đường: khát nước nhiều hơn, đi tiểu nhiều, mệt mỏi hoặc mờ mắt.

Bạn có thể liên hệ với DIAB để được tư vấn bởi các chuyên gia, cố vấn chăm sóc sức khỏe. 

Tìm hiểu thêm: 3 điều bạn cần biết về tiền đái tháo đường

2. Làm thế nào để hạn chế tiền tiểu đường phát triển thành tiểu đường tuýp 2 

Không phải ai mắc tiền tiểu đường cũng sẽ phát triển thành tiểu đường loại 2. Chỉ cần thay đổi lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống khoa học và tinh thần thoải mái là bạn đã có thể phòng ngừa/trì hoãn tiểu đường loại 2. 

2.1. Thay đổi chế độ ăn uống

Điều đầu tiên bạn cần làm chính là thay đổi chế độ ăn uống tốt hơn. Ăn uống tốt hơn có nghĩa là chọn những thực phẩm lành mạnh hơn. Vậy tiền tiểu đường nên ăn gì?

Làm thế nào để hạn chế tiền tiểu đường phát triển thành tiểu đường tuýp 2
Làm thế nào để hạn chế tiền tiểu đường phát triển thành tiểu đường tuýp 2

– Rau củ quả không chứa tinh bột, như cà rốt, rau xanh và trái cây tươi 

– Chất béo lành mạnh như dầu ô liu nguyên chất, bơ,… 

– Bánh mì làm từ gạo lứt, lúa mì nguyên hạt hoặc các loại đậu. 

– Ngũ cốc yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt. 

– Nên ăn thịt nạc, tránh ăn thịt mỡ, có da dày.

Điều quan trọng nữa là phải ăn các bữa chính và bữa ăn nhẹ theo lịch trình đều đặn, để tránh lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp.

Tìm hiểu thêm: Thay đổi lối sống, bí quyết kiểm soát Đái tháo đường hiệu quả

2.2. Tập thể dục thường xuyên hơn

Dành thời gian xem TV hoặc ít vận động sẽ làm tăng nguy cơ tiền tiểu đường phát triển thành tiểu đường loại 2. Tập thể dục thường xuyên mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ của chúng ta. 

Giúp bạn kiểm soát cân nặng, giảm huyết áp cao và mỡ trong máu, ngủ ngon hơn. Không những vậy còn cải thiện tâm trạng và tăng mức năng lượng, giảm bớt căng thẳng.

ADA khuyến nghị nên dành 30 phút tập thể dục chẳng hạn như đi bộ, leo cầu thang hoặc chạy bộ. Bạn nên thực hiện ít nhất 5 ngày một tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

2.3. Nói “không” với căng thẳng

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc căng thẳng kéo dài sẽ ức chế hệ thống miễn dịch và có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. 

Mặc dù không phải lúc nào cũng dễ dàng loại bỏ căng thẳng. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các cách như: yoga, thiền, đọc sách, vẽ,… hay bất cứ hoạt động nào bạn thích. 

Tham khảo thêm: 5 Ways to Prevent Prediabetes from Becoming Diabetes

Cùng xem video về Mẹo ứng phó với stress của DIAB:

3. Tham gia chương trình Thay đổi lối sống – Phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2

Ngoài 3 cách trên, có một bí quyết giúp bạn phòng ngừa/trì hoãn đái tháo đường loại 2 một cách hiệu quả. Đó là chương trình Thay đổi lối sống – phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2 cùng DIAB trong vòng 12 tuần.

Một chương trình thay đổi lối sống được lấy cảm hứng từ “Phòng ngừa bệnh Đái Tháo Đường tuýp 2 (Prevent T2) của Trung tâm kiểm soát phòng ngừa bệnh tật ở Mỹ (CDC).

Tham gia chương trình Thay đổi lối sống - Phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2
Tham gia chương trình Thay đổi lối sống – Phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2

3.1. Mục tiêu của chương trình:

– Giảm 5% cân nặng hiện tại 

– Vận động ít nhất 150 phút/tuần 

– Phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2 

– Cải thiện sức khỏe tinh thần 

– Cung cấp kiến thức chuẩn nhất về đái tháo đường

3.2. Điểm nổi bật của chương trình:

– Được tư vấn, đồng hành cùng huấn luyện viên sức khỏe để thực hiện những thay đổi lối sống lành mạnh, tích cực. 

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hình thành thói quen vận động giúp kiểm soát cân nặng. 

– Tìm hiểu cách quản lý căng thẳng, duy trì động lực.

– Có ứng dụng theo dõi các chỉ số sinh học cần thiết bao gồm đường huyết, huyết áp, dinh dưỡng, vận động, cân nặng, cảm xúc, HbA1C. Bạn có thể chụp hình các bữa ăn gửi vào ứng dụng để thuận tiện nhờ các chuyên gia tư vấn, hướng dẫn về dinh dưỡng.

– Có thể trao đổi kinh nghiệm với những người bạn cùng bệnh, thông qua ứng dụng. Từ đó, tạo động lực, lan tỏa năng lượng tích cực cùng nhau cải thiện sức khỏe.

3.3. Những thành công đáng ngạc nhiên sau khi tham gia chương trình:

 – Chỉ số HbA1C giảm trung bình 1,2%. Chỉ cần giảm 1% HbA1c, người bệnh sẽ giảm được 35% nguy cơ mắc biến chứng như bệnh thận, võng mạc hay thần kinh.

– Mức giảm cân trung bình là 5%.

– Đạt được 100% mục tiêu đề ra ban đầu.

– Có đến 97% khách hàng đánh giá rất hài lòng với chương trình.

Đến với chương trình Thay đổi lối sống – phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2 của DIAB, sức khoẻ bà Phượng đã có những cải thiện tích cực. Đường huyết ổn, HbA1c giảm còn 5,7%, huyết áp ổn định, giảm được lượng mỡ xấu, giảm cân từ 59 còn 56kg.

Còn bạn? Bạn đã sẵn sàng để Thay đổi lối sống – phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2? Đăng ký ngay tại đây để nhận ưu đãi 20%: 

https://tientieuduong.diab.com.vn/

4. Kết luận

“Sức khỏe là vàng”. Đầu tư cho sức khỏe là hành động có trách nhiệm đối với bản thân và gia đình chúng ta. Có một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên vận động và tinh thần thoải mái, tích cực là “liều thuốc vô giá” giúp bạn kiểm soát tiền tiểu đường và phòng ngừa phát triển thành tiểu đường loại 2. 

Hành động cho sức khoẻ ngay bằng cách tham gia chương trình Thay đổi lối sống – phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2

Trụ sở chính: L17-11 Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Q. 1, TPHCM 

Email: lienhe@diab.com.vn 

Hotline: 0768070727

Website: https://diab.com.vn/

thxduyen

Có thể bạn quan tâm:

Chẩn đoán đái tháo đường type 2 thế nào?

TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – QUẢ BOM NỔ CHẬM CỦA SỨC KHỎE

Bệnh đái tháo đường là gì? Phân loại và điều trị đái tháo đường hiệu quả

Làm gì tốt cho thận? 5 cách giúp thận khỏe khi bạn mắc đái tháo đường

Đái tháo đường khiến bạn có nguy cơ mắc các vấn đề về thận. Vậy làm gì tốt cho thận khi đây là một bộ phận đóng vai trò không thể thiếu trong việc giữ cho huyết áp bình thường và tạo ra một số hormone mà cơ thể cần để duy trì sức khỏe. Cùng DIAB tìm hiểu chi tiết trong bài viết này. 

1. Tổn thương thận do đái tháo đường gây ra như thế nào?

Người ta ước tính rằng 20 – 40% những người mắc đái tháo đường thường gặp các biến chứng về thận được gọi là bệnh thận mãn tính (CKD). Một phần là do việc kiểm soát huyết áp, đường huyết chưa được tối ưu. 

Thận là cơ quan có chức năng loại bỏ lượng nước dư thừa và độc tố cùng với nước tiểu ra ngoài cơ thể. Có thể nói thận đóng vai trò như bộ lọc, điều chỉnh lượng muối giúp kiểm soát huyết áp, giải phóng các loại hormone,… 

Sở dĩ đái tháo đường không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng đến thận là vì các mạch máu nhỏ trong thận của người mắc đái tháo đường dễ bị tổn thương và thận sẽ không thể làm sạch mạch máu đúng cách. 

Tổn thương thận do đái tháo đường gây ra như thế nào?
Tổn thương thận do đái tháo đường gây ra như thế nào?

Chính vì lý do đó, cơ thể sẽ bị giữ lại nhiều muối và nước hơn mức cần thiết, dẫn đến tăng cân quá mức, chất thải dần sẽ bị tích tụ trong cơ thể của người bệnh. Cơ thể không có khả năng lọc các chất thải này dần dần ảnh hưởng đến thận.

Đặc biệt, khả năng mắc bệnh thận mãn tính tăng lên nếu bạn hút thuốc, không có chế độ ăn uống khoa học, lười vận động, thừa cân hoặc béo phì. Ngoài ra, mắc CKD có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Có thể thấy, đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Một lối sống lành mạnh là vô cùng quan trọng với bệnh nhân đái tháo đường. 

Tìm hiểu thêm: 3 LOẠI GẠO KHUYÊN DÙNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

2. Làm gì tốt cho thận khi bạn mắc đái tháo đường

Bạn tự hỏi vậy nên làm gì tốt cho thận? Giống như việc ngăn ngừa hoặc trì hoãn các vấn đề liên quan đến đái tháo đường: kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp, dinh dưỡng hợp lý,… Bạn cũng có những cách giúp thận khỏe mạnh. 

2.1. Theo dõi, kiểm soát lượng đường trong máu

Với những người bị đái tháo đường, một khi các tế bào của cơ thể không thể sử dụng hết đường trong máu, thận buộc phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Điều này xảy ra trong thời gian dài có thể làm nguy hiểm đến tính mạng. 

Làm gì tốt cho thận khi bạn mắc đái tháo đường
Làm gì tốt cho thận khi bạn mắc đái tháo đường

Tuy nhiên, nếu kiểm soát lượng đường trong máu thì có thể giảm được nguy cơ gây hại cho thận. Bên cạnh chế độ tập luyện và dinh dưỡng hợp lý, bạn nên khám sức khỏe định kỳ. Khi phát hiện sớm, việc làm giảm hoặc ngăn ngừa tổn thương ở thận sẽ hiệu quả hơn.

2.2. Giữ huyết áp ở mức ổn định

Huyết áp quá cao hoặc quá thấp là yếu tố ảnh hưởng đến các vấn đề về sức khỏe như đái tháo đường, tim mạch hoặc cholesterol tăng cao, gây tổn thương đến thận. 

Để giữ huyết áp ổn định, bạn cần có chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như ăn giảm mặn, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh chế biến sẵn, thịt đỏ (bò, heo,…). Thay vào đó, hãy bổ sung chất đạm: cá, thịt trắng (gà, vịt,…), ăn nhiều rau, trái cây. 

Ngoài ra, bạn cần tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/tuần. Đừng quên khám định kỳ 3 – 6 tháng để được xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, thận,…

Tham khảo thêm: Cần làm gì để huyết áp ổn định?

2.3. Hạn chế lượng protein cung cấp cho cơ thể

Cách thứ ba để trả lời cho câu hỏi “làm gì tốt cho thận” chính là hạn chế lượng protein cung cấp cho cơ thể. Protein là một trong những thành phần rất quan trọng, giúp cơ thể phát triển, tái tạo và khỏe mạnh. 

Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều protein có thể khiến chất thải tích tụ trong máu, khiến thận không thể loại bỏ được tất cả chất thải dư thừa. Cùng với đó, nếu lượng protein nạp vào quá thấp, có thể khiến da, tóc và móng tay bị yếu. Vì vậy điều cần thiết là phải ăn đúng lượng mỗi ngày. 

Lượng protein bạn cần dựa trên: kích thước cơ thể hay tình trạng sức khỏe của thận. Bạn cũng có thể xin lời khuyên từ các bác sĩ, chuyên gia, huấn luyện viên sức khoẻ để biết nên ăn bao nhiêu protein.

2.4. Uống đủ nước là cách giúp thận khỏe

Một quan niệm sai lầm phổ biến là “mọi người nên uống tám ly nước mỗi ngày”. Vì cơ địa của mỗi người khác nhau nên nhu cầu nước hàng ngày cũng sẽ khác nhau. Bạn cần bao nhiêu nước dựa trên sự khác biệt về tuổi tác, khí hậu, cường độ tập thể dục, cũng như tình trạng mang thai, sức khoẻ. 

Nước giúp thận loại bỏ chất thải từ máu của bạn dưới dạng nước tiểu. Nước cũng giúp giữ cho các mạch máu của bạn mở ra để máu có thể di chuyển tự do đến thận và cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho chúng. 

Uống đủ nước là cách giúp thận khỏe
Uống đủ nước là cách giúp thận khỏe

Nhưng nếu bạn bị mất nước, có thể khiến cơ thể mệt mỏi và có thể làm suy giảm các chức năng bình thường của cơ thể. Mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến tổn thương thận, vì vậy điều quan trọng là phải uống đủ nước đặc biệt là trong thời tiết khô nóng. Đây là cách hiệu quả để trả lời câu hỏi “làm gì tốt cho thận” khi bạn mắc đái tháo đường.

Để nạp đủ nước cho cơ thể, cần lưu ý những điều sau: 

– Không nên uống một lượng nước lớn một lúc mà nên uống từng ngụm nhỏ.

– Nên uống nước ấm giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, hỗ trợ hệ tiêu hóa và việc tuần hoàn máu trong cơ thể. 

– Không đợi đến khi khát mới uống.

Tìm hiểu thêm: Tham gia cộng đồng, bí quyết kiểm soát Đái tháo đường hiệu quả

2.5. Tham gia chương trình Sống khỏe cùng Đái tháo đường 

Cuối cùng, nên làm gì tốt cho thận khi bạn mắc đái tháo đường? Tham gia chương trình Sống khỏe cùng Đái tháo đường của DIAB. Chẳng phải phòng bệnh hơn chữa bệnh? Ngay từ ban đầu, nếu bạn có thể kiểm soát đái tháo đường hiệu quả thì các biến chứng về thận, tim mạch, thần kinh,… sẽ không xuất hiện. 

Chương trình giúp bạn tự tin sống khỏe cùng đái tháo đường chỉ sau 12 TUẦN. Và bạn có thể tham gia online 100% bất cứ lúc nào bạn rảnh, vừa tiện lợi lại tiết kiệm chi phí đi lại. 

Kết hợp với ứng dụng DIAB đã hỗ trợ hàng nghìn người bệnh đái tháo đường biết cách quản lý đường huyết hiệu quả thông qua việc trang bị những kiến thức do các bác sĩ chuyên khoa nghiên cứu, tổng hợp. 

Đồng thời, thông qua ứng dụng, người bệnh cũng có thể theo dõi được những chỉ số quan trọng như đường huyết, huyết áp, cân nặng, HbA1c… và dễ dàng chia sẻ cho bác sĩ, tối ưu hóa việc điều trị.

Tham gia chương trình Sống khỏe cùng Đái tháo đường 
Tham gia chương trình Sống khỏe cùng Đái tháo đường

Sau chương trình, bạn sẽ đạt được những thành công trong việc kiểm soát đái tháo đường và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm:

– Đạt được mục tiêu sức khoẻ đề ra: cơ thể khỏe khoắn hơn, có chế độ dinh dưỡng tốt, hình thành thói quen vận động tích cực. 

– Mức giảm HbA1c trung bình là 1,2%, đây là con số mà nhiều người mắc đái tháo đường mong muốn. 

– Mức giảm cân trung bình là 2kg. 

– Ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường: tim mạch, giảm thị lực, suy tim, suy thận,…

DIAB tin rằng người mắc đái tháo đường vẫn có thể thoải mái tận hưởng cuộc sống, duy trì sức khỏe ổn định nếu biết cách tự kiểm soát đường huyết tốt.

Đăng ký ngay để nhận ưu đãi lên đến 20%: https://chuongtrinh.diab.com.vn/ 

Tìm hiểu ngay về DIAB và Sống khỏe cùng Đái tháo đường từ hôm nay!

3. Kết luận

Đái tháo đường và sức khỏe của thận đều có thể thay đổi tích cực theo thời gian nhờ vào lối sống lành mạnh và tinh thần lạc quan. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên đã giúp bạn biết cách làm gì tốt cho thận. 

Việc ngăn chặn các biến chứng đái tháo đường ngay từ đầu sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc cũng như bảo vệ sức khỏe toàn diện. Liên hệ ngay với DIAB để được tư vấn chi tiết.

Trụ sở chính: L17-11 Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Q. 1, TPHCM 

Email: lienhe@diab.com.vn 

Hotline: 0768070727

Có thể bạn quan tâm:

Tiền tiểu đường được chẩn đoán như thế nào? Có nguy hiểm không?

Bí kíp sống khỏe cùng chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2

Bệnh đái tháo đường là gì? Phân loại và điều trị đái tháo đường hiệu quả

Biến chứng đái tháo đường type 2: mối liên hệ đái tháo đường và tuyến tụy

Một trong những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm chính là ung thư tuyến tụy. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Y tế Toàn Ấn Độ, bệnh đái tháo đường và ung thư tuyến tụy có mối liên hệ nhân quả. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về mối liên hệ này trong bài viết.

1. Tổng quan về biến chứng đái tháo đường và tuyến tụy

Trước tiên, hãy cùng DIAB tìm hiểu tổng quan về đái tháo đường và tuyến tuy. 

1.1. Đái tháo đường và các biến chứng đái tháo đường

 Bệnh lý đái tháo đường xảy ra là do sự gián đoạn trong sản xuất hoặc sử dụng insulin không hiệu quả. Và insulin có vai trò giúp các tế bào chuyển hoá đường bột (glucose). Khi đó, glucose tăng cao quá mức cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Mỗi loại đái tháo đường sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động của tuyến tụy. Bất kể bạn thuộc loại đái tháo đường nào, việc theo dõi đường huyết liên tục và có chế độ ăn uống khoa học là điều cần thiết. 

Đái tháo đường và các biến chứng đái tháo đường
Đái tháo đường và các biến chứng đái tháo đường

– Đái tháo đường loại 1:

Đái tháo đường loại 1 xảy ra khi tuyến tụy không tạo ra insulin hoặc tạo ra rất ít insulin. Tình trạng này thường được chẩn đoán ở trẻ em và thanh thiếu niên, vì vậy nó còn được gọi là đái tháo đường vị thành niên. 

– Đái tháo đường loại 2: 

Đái tháo đường loại 2 bắt đầu với tình trạng kháng insulin. Từ đó dẫn đến lượng đường trong máu trở nên quá cao hoặc quá thấp. Các triệu chứng của đái tháo đường loại 2 thường khó nhận biết như: đi tiểu nhiều, hay khát nước, thị lực kém, ngứa ran hoặc tê ở bàn tay hoặc bàn chân, mệt mỏi,…

Các biến chứng đái tháo đường loại 2 khá nguy hiểm, được chia thành 2 loại:  

– Biến chứng đái tháo đường mãn tính: ảnh hưởng đến tim mạch, thần kinh, thị giác, suy thận và có nguy cơ nhiễm trùng dai dẳng, khó điều trị.

– Biến chứng đái tháo đường cấp tính: hạ đường huyết, hôn mê.

Để hạn chế những biến chứng đái tháo đường type 2, một lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng khoa học, thường xuyên vận động, tinh thần lạc quan là điều vô cùng quan trọng. 

Tìm hiểu thêm: Bí kíp sống khỏe cùng chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2

– Đái tháo đường thai kỳ: 

Thường xảy ra ở phụ nữ mang thai và phát triển giữa tuần thứ 24 hoặc tuần thứ 28 của thai kỳ. Tuy nhiên, lượng đường trong máu sẽ trở lại mức bình thường ngay sau khi sinh. Nhưng một khi mắc đái tháo đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc đái tháo đường loại 2.

Đọc thêm những thông tin bổ ích:Mẹ bầu đã biết chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm?

– Tiền đái tháo đường: 

Tiền đái tháo đường là mức độ đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán là đái tháo đường. Tiền đái tháo đường xảy ra nếu tuyến tụy sản xuất insulin chậm lại hoặc cơ thể không sử dụng insulin như bình thường.

1.2. Tuyến tụy

Một trong những hậu quả có thể xảy ra là ung thư tuyến tụy. Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường nếu không thay đổi lối sống và tạo dựng các thói quen lành mạnh cũng làm tăng nguy cơ ung thư gan, bàng quang và ung thư vú.

Tuyến tụy là cơ quan nằm phía sau phần dưới của dạ dày và đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người. Tuyến tụy sản xuất các enzyme và hormone giúp tiêu hóa thức ăn. Một trong những hormone đó là insulin – giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

Tìm hiểu thêm: Nguy cơ ung thư tuyến tụy ở người bệnh tiểu đường

2. Mối liên hệ của biến chứng đái tháo đường và viêm tuỵ

Viêm tụy là một tình trạng mà tụy – một cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa, trở nên viêm nhiễm. Điều này có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. 

Viêm tụy có thể làm giảm khả năng sản xuất insulin để điều chỉnh mức đường trong máu. Điều này có thể gây ra tình trạng thiếu insulin, dẫn đến tăng đường huyết.

Với lý do nêu trên, viêm tụy và đái tháo đường tuýp 2 có liên quan với nhau. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc đái tháo đường loại 2 có nguy cơ bị viêm tụy cấp tăng gấp 2-3 lần. Nguyên nhân chính của sự tương quan này chưa được xác định chính xác, nhưng có thể do đái tháo đường làm suy yếu hệ thống miễn dịch, dẫn đến việc tăng nguy cơ mắc viêm tuỵ.

Mối liên hệ của biến chứng đái tháo đường và viêm tuỵ
Mối liên hệ của biến chứng đái tháo đường và viêm tuỵ

Ngược lại, viêm tuỵ có thể làm hỏng các tế bào sản xuất insulin dẫn đến đái tháo đường. Ngoài ra, có một số nguyên nhân gây viêm tụy: hút thuốc quá nhiều, nghiện rượu, sỏi mật, nồng độ canxi trong máu cao. 

Tóm lại, đái tháo đường và viêm tuỵ là hai bệnh lý khác nhau, nhưng có một số mối liên hệ với nhau. Việc duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện thường xuyên, có thể giúp giảm nguy cơ mắc cả hai bệnh lý này.

Tìm hiểu thêm: Bệnh đái tháo đường là gì? Phân loại và điều trị đái tháo đường hiệu quả

3. Mối liên hệ của biến chứng đái tháo đường và ung thư tuyến tụy

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến tụy và gây ra sự suy giảm hoặc khó khăn trong sản xuất insulin. Điều này có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy, vì insulin có tác dụng chống lại tăng trưởng tế bào ung thư. 

Ngoài ra, một số nghiên cứu khác còn cho thấy rằng người mắc đái tháo đường có khả năng bị nhiễm Helicobacter pylori (HP) cao hơn. HP là một loại vi khuẩn gây viêm dạ dày, và cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy. 

Mối liên hệ của biến chứng đái tháo đường và ung thư tuyến tụy
Mối liên hệ của biến chứng đái tháo đường và ung thư tuyến tụy

Vì vậy, nguyên nhân của sự tương quan giữa đái tháo đường và ung thư tuyến tụy có thể do tăng nguy cơ nhiễm HP ở những người mắc đái tháo đường. 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả những người mắc đái tháo đường đều mắc ung thư tuyến tụy. Bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện và điều trị sớm nếu có dấu hiệu của ung thư tuyến tụy hoặc bất kỳ căn bệnh nào khác.

Đặc biệt, chương trình Hướng dẫn Thay đổi lối sống – Phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2 của DIAB có thể giúp người bệnh phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm. Chỉ 12 tuần, chương trình giúp phòng ngừa hoặc trì hoãn bệnh đái tháo đường tuýp 2 và những vấn đề sức khoẻ khác. 

Các huấn luyện viên sức khỏe, bác sĩ, chuyên gia của DIAB sẽ luôn đồng hành cùng bạn trong suốt chương trình để tạo chuyển biến tích cực. Tham gia ngay: https://tientieuduong.diab.com.vn/

4. Kết luận

Được chẩn đoán mắc đái tháo đường không có nghĩa là bạn sẽ mắc viêm tụy, ung thư tuyến tụy. Nhiều người có thể kiểm soát thành công tình trạng này mà không có thêm bất kỳ biến chứng đái tháo đường nào. Tương tự như vậy, bị viêm tụy không có nghĩa là bạn sẽ mắc đái tháo đường.

Việc bạn cần làm là duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện thường xuyên. DIAB luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn. 

thxduyen

Có thể bạn quan tâm:

Làm gì tốt cho thận? 5 cách giúp thận khỏe khi bạn mắc đái tháo đường

Tiền tiểu đường được chẩn đoán như thế nào? Có nguy hiểm không?

Chẩn đoán đái tháo đường type 2 thế nào?

Bảng theo dõi đường huyết tại nhà: Giải pháp thông minh cho người tiểu đường

Hiện nay, việc sử dụng bảng theo dõi đường huyết tại nhà là một giải pháp thông minh giúp quản lý đái tháo đường một cách hiệu quả. Cùng DIAB tìm hiểu về lợi ích cũng như thời điểm theo dõi đường huyết tại nhà hiệu quả trong bài viết này. 

1. Bảng theo dõi đường huyết tại nhà là gì? 

Bảng theo dõi đường huyết tại nhà là một công cụ giúp người mắc đái tháo đường theo dõi lượng đường huyết trong cơ thể một cách chính xác và thuận tiện. Với bảng này, bạn có thể đo và ghi lại chỉ số đường huyết theo một lịch trình cụ thể. 

Bảng theo dõi đường huyết tại nhà là gì?

Việc sử dụng bảng theo dõi đường huyết tại nhà giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, đồng thời giảm thiểu các biến chứng của đái tháo đường. Ngoài ra, việc sử dụng bảng theo dõi đường huyết tại nhà còn giúp bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn một cách chính xác.

Tìm hiểu thêm: LÀM CHỦ ĐƯỜNG HUYẾT GIẢM ĐẾN 40% NGUY CƠ UNG THƯ Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

2. Tại sao bảng theo dõi đường huyết tại nhà là giải pháp thông minh cho người đái tháo đường?

Bảng theo dõi đường huyết tại nhà rất quan trọng với người đái tháo đường vì những lợi ích tuyệt vời nó đem lại. Với bảng theo dõi đường huyết tại nhà, người bệnh có thể: 

2.1. Cải thiện việc quản lý đường huyết

Bảng theo dõi đường huyết tại nhà là một công cụ hữu ích giúp người bệnh đái tháo đường theo dõi chỉ số đường huyết của mình. Bạn có thể ghi lại các giá trị đường huyết của mình theo thời gian, từ đó có thể phát hiện ra các thay đổi trong chỉ số đường huyết. 

2.2. Giảm nguy cơ mắc các biến chứng đái tháo đường

Ngoài ra, bảng theo dõi đường huyết tại nhà có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm. Nếu mức độ đường huyết không được kiểm soát tốt, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch, đục thủy tinh thể, thần kinh hư tổn, và nhiều biến chứng khác. 

Giảm nguy cơ mắc các biến chứng đái tháo đường
Giảm nguy cơ mắc các biến chứng đái tháo đường

Bằng cách sử dụng bảng theo dõi đường huyết tại nhà, người bệnh đái tháo đường có thể theo dõi mức độ đường huyết của mình. Từ đó cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để ổn định đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, ngăn ngừa các biến chứng trên. 

2.3. Giúp kiểm soát cân nặng 

Bằng cách theo dõi mức độ đường huyết của mình và điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp, bạn sẽ giảm thiểu nguy cơ tăng cân và béo phì, điều này rất quan trọng đối với người đái tháo đường.

Khi đường huyết tăng cao, cơ thể phải sản xuất insulin để giảm đường huyết. Tuy nhiên, nếu sản xuất insulin quá nhiều, cơ thể sẽ lưu trữ năng lượng dư thừa dưới dạng mỡ, dẫn đến tăng cân và béo phì. 

Nếu sử dụng bảng theo dõi đường huyết tại nhà để kiểm soát mức độ đường huyết của mình, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng cách ăn uống phù hợp và tập luyện thường xuyên. 

Giúp kiểm soát cân nặng 
Giúp kiểm soát cân nặng

Không chỉ vậy, theo dõi mức độ đường huyết cũng giúp bạn quyết định loại thực phẩm nào tốt cho sức khỏe. Bạn có thể tìm hiểu về chỉ số glycemic (GI), thước đo mức tăng tương đối của đường huyết sau hai giờ tiêu hoá thức ăn. Điều này sẽ giúp bạn duy trì mức độ đường huyết ổn định và giảm thiểu nguy cơ tăng cân và béo phì.

Với những lợi ích mà bảng theo dõi đường huyết tại nhà mang lại, nó đã trở thành một công cụ hữu ích để quản lý bệnh đái tháo đường. Vì vậy, hãy sử dụng bảng theo dõi đường huyết tại nhà để quản lý bệnh tốt hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.

Tìm hiểu thêm: CẦN GIẢM BAO NHIÊU CÂN ĐỂ KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

3. Nên theo dõi chỉ số đường huyết vào thời điểm nào?

Thời điểm đo mức độ đường huyết chính xác nhất phụ thuộc vào từng loại đái tháo đường và thói quen ăn uống của mỗi người. Tuy nhiên, đây là một số gợi ý về thời điểm nên đo đường huyết để đảm bảo sự chính xác:

3.1. Đối với bệnh nhân đái tháo đường loại 1

Các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh đái tháo đường loại 1 nên kiểm tra lượng đường trong máu từ 4 đến 10 lần một ngày vào các thời điểm: 

– Trước bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ 

– Trước và sau khi tập thể dục 

– Trước khi đi ngủ và đôi khi là trong đêm

– Tần suất đo thường xuyên hơn nếu bạn bị ốm hay thay đổi thói quen hàng ngày của mình.

3.2. Đối với bệnh nhân đái tháo đường loại 2

Nếu đang dùng insulin để kiểm soát đường huyết, bạn nên đo lượng đường trong máu nhiều lần trong ngày, tùy thuộc vào loại và lượng insulin bạn sử dụng. Cụ thể:

– Trước bữa ăn chính và sau khi ăn 1-2 giờ. 

– Trước lúc đi ngủ

– Trước hoặc sau khi tập luyện 

– Trước khi lái xe hoặc thực hiện các hoạt động khác có cường độ tập trung cao.

Nếu kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 với chế độ ăn kiêng và tập thể dục, bạn có thể không cần kiểm tra lượng đường trong máu hàng ngày.

4. Chương trình Làm chủ đường huyết chuẩn Hoa Kỳ của DIAB

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, việc thay đổi lối sống lành mạnh có thể giúp làm giảm 1-2% chỉ số HbA1c. Đây được xem là phương pháp không dùng thuốc hiệu quả nhất trong việc kiểm soát đái tháo đường. 

Hiểu được điều đó, DIAB mong muốn có thể cùng bạn cải thiện tình trạng đường huyết và chất lượng cuộc sống của mình thông qua chương trình “Làm chủ đường huyết chuẩn Hoa Kỳ”. 

Chương trình cung cấp cho người mắc đái tháo đường những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể kiểm soát đường huyết một cách tốt nhất. Đặc biệt, chương trình tập trung vào việc giúp người bệnh hiểu rõ hơn về đái tháo đường, cách kiểm soát đường huyết, cân nặng, có chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý. 

Bên cạnh đó, bạn có thể theo dõi đường huyết tại nhà một cách tiện lợi và chính xác. Chương trình sẽ cung cấp ứng dụng quản lý đường huyết tiện lợi. 

Chương trình Làm chủ đường huyết chuẩn Hoa Kỳ của DIAB
Chương trình Làm chủ đường huyết chuẩn Hoa Kỳ của DIAB

Ứng dụng giúp theo dõi được 7 chỉ số sinh học cần thiết bao gồm đường huyết, huyết áp, dinh dưỡng, vận động, cân nặng, cảm xúc, HbA1C. Từ đó, bạn không cần ghi chép thủ công và bác sĩ cũng nắm được các chỉ số quan trọng trong quá trình bệnh nhân tự chăm sóc tại nhà. 

Không chỉ vậy, bạn còn có thể dễ dàng trò chuyện cùng các chuyên gia tư vấn sức khỏe của DIAB trên ứng dụng. Nếu thắc mắc về chế độ dinh dưỡng, bạn có thể chụp hình các bữa ăn gửi vào ứng dụng để thuận tiện nhờ các chuyên gia tư vấn, hướng dẫn về dinh dưỡng.

Đặc biệt hơn, bạn có thể chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm với những người bạn cùng bệnh, thông qua ứng dụng. Từ đó có thêm tinh thần, động lực cải thiện sức khỏe, cùng nhau lan tỏa năng lượng tích cực để sống chung với căn bệnh mạn tính này.

Các bác sĩ, chuyên gia đánh giá việc áp dụng chương trình “Làm chủ đường huyết chuẩn Hoa Kỳ” của DIAB mang đến kết quả cải thiện sức khỏe rõ rệt, giảm thiểu rủi ro biến chứng ở người bệnh đái tháo đường. 

Hãy đăng ký tham gia ngay hôm nay để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mình! Chương trình Thay đổi lối sống

5. Kết luận

Với những ưu điểm của bảng theo dõi đường huyết tại nhà, đây được xem là giải pháp thông minh và tiện lợi cho người đái tháo đường trong việc quản lý đường huyết. Ngoài ra, bạn có thể tham gia chương trình của DIAB để dễ dàng theo dõi các chỉ số sức khỏe. Điều này đồng nghĩa với việc cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chính bạn. 

Nhận tư vấn ngay qua: 0931 88 88 32

 

Có thể bạn quan tâm:

Biến chứng đái tháo đường type 2: mối liên hệ đái tháo đường và tuyến tụy

Làm gì tốt cho thận? 5 cách giúp thận khỏe khi bạn mắc đái tháo đường

Mẹ bầu đã biết chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm?

Không tìm thấy nội dung cần tìm?

Bạn, hoặc người thân trong gia đình, đang sống cùng bệnh đái tháo đường và mong muốn được hỗ trợ về thông tin? Đừng ngần ngại gửi câu hỏi trực tiếp cho chúng tôi theo mẫu bên dưới. Chúng tôi sẽ tổng hợp và phản hồi trong thời gian sớm nhất.