Câu hỏi thường gặp

ĐIỂM MẶT 5 LẦM TƯỞNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
? Đừng ngạc nhiên về những điều bạn tưởng đúng hóa ra lại sai.
space
Lầm tưởng 1: Đường là thủ phạm duy nhất gây đái tháo đường.
Sự thật: Bên cạnh thói quen ưa ngọt, tình trạng thừa cân, lối sống lười vận động, yếu tố tuổi tác, gia đình,.. cũng là các nguyên nhân có thể gây bệnh đái tháo đường.
space
Lầm tưởng 2: Càng tránh xa thực phẩm giàu tinh bột càng tốt.
Sự thật: Tinh bột là nguồn năng lượng cần thiết của cơ thể. Do đó, không cần thiết phải cấm cửa các món ăn giàu tinh bột mà chỉ cần biết được mình cần nạp vào bao nhiêu để đảm bảo cơ thể đủ sức hoạt động mà không ảnh hưởng đến đường huyết.
space
Lầm tưởng 3: Thực phẩm đắng giúp giảm đường huyết.
Sự thật: Hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được điều này. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào trong điều trị.
space
Lầm tưởng 4: Đường huyết ổn định là có thể ngưng thuốc.
Sự thật: Đường huyết ổn định là do thuốc đang phát huy hiệu quả cùng nỗ lực duy trì lối sống lành mạnh mỗi ngày. Vì vậy, nếu có ý định này, bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán về tình trạng sức khỏe và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
space
Lầm tưởng 5: Đái tháo đường có thể điều trị dứt điểm.
Sự thật: Đái tháo đường là một bệnh mạn tính. Hiện tại, các phương pháp điều trị chỉ giúp phòng ngừa, trì hoãn diễn tiến, cũng như biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, người đái tháo đường vẫn có thể sống khỏe nếu tuân thủ tốt điều trị và duy trì lối sống lành mạnh.
space
Theo dự đoán của IDF, sẽ có đến 783 triệu người mắc đái tháo đường vào năm 2045.
space
? Hãy cùng DiaB đẩy lùi dự đoán này bằng cách chia sẻ những kiến thức chuẩn xác đến những người thân yêu để cùng hoá giải những lầm tưởng và biết cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn mỗi ngày.
space
– – – – – – – – – – – – – – –
? Để tìm hiểu thêm kiến thức về đái tháo đường, truy cập ngay kho kiến thức và được giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia DiaB tại đây: https://click.diab.com.vn/referralCode/DwNUaiu24pTLZ3oYA
3 LOẠI GẠO KHUYÊN DÙNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Tinh bột là nguồn dinh dưỡng cung cấp phần lớn năng lượng cho cơ thể. Vì vậy, để cung cấp tinh bột cho bữa ăn, nhiều gia đình thường lựa chọn gạo trắng. Tuy nhiên, đây là loại tinh bột có khả năng làm tăng đường huyết nhanh, khiến người Đái tháo đường gặp “rắc rối” khi tiêu thụ nhiều. 

Nói rõ hơn, thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn (glucose/bánh mì trắng) được xác định bằng chỉ số đường huyết thực phẩm (gọi tắt là chỉ số GI). 

Chuyên gia Dinh dưỡng gợi ý:

7 bữa sáng cho người bệnh tiểu đường đủ chất và khoa học

4 loại đường dành cho người tiểu đường tốt nhất

GI dao động từ 1-100, mà gạo trắng có chỉ số GI lên đến 83, được xem là một trong những “hung thần” của người Đái tháo đường. Vì lẽ đó, không ít người tìm cách thay thế loại thực phẩm này bằng những loại gạo có chỉ số GI thấp hơn.

Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng diaB, sau đây là 3 loại gạo thay thế giúp người bệnh vừa kiểm soát đường huyết, vừa đảm bảo nhu cầu năng lượng: 

Gạo lứt (GI <68)

Sau gạo trắng, gạo lứt là loại gạo được nhiều nhà sử dụng vì những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Trong gạo lứt có chứa hàm lượng chất xơ cao và hợp chất flavonoid có tác dụng chống oxy hóa sẽ làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

Gạo mầm (GI <58 )

Gạo mầm thực chất là gạo lứt được nảy mầm trong môi trường thích hợp, có hàm lượng chất xơ gấp 3 lần gạo trắng, giúp bổ sung canxi và các loại vitamin B1, B6 cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, gạo mầm còn chứa hàm lượng gaba cao, giúp duy trì lượng đường trong máu luôn ổn định. 

Gạo đen (GI <55)

hay còn gọi là gạo cẩm, gạo tím vì có màu tím than đặc trưng do chất Anthocyanin mang lại. Chất này có tính oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ người Đái tháo đường khỏi tổn thương tế bào và các triệu chứng viêm.

Để hạn chế tình trạng dư thừa đường trong máu, người Đái tháo đường cũng cần chú ý một số loại thức ăn có nguồn gốc từ gạo, hạt có chỉ số GI cao nhưng thường bị hiểu lầm như: 

  • Cháo từ gạo trắng (GI = 78): Vốn có nguồn gốc từ gạo trắng, vậy nên khá dễ hiểu khi cháo từ loại gạo này cũng có chỉ số GI khá cao. Người Đái tháo đường cần đặc biệt chú ý khi sử dụng loại cháo này, nhất là khi đau ốm cần tiêu thụ những loại thức ăn dễ tiêu, dễ nuốt.
  • Cháo từ yến mạch ăn liền (GI = 79): Nhiều người thường nhầm lẫn giữa yến mạch nguyên cám và yến mạch ăn liền. Theo đó, yến mạch nguyên cám là loại thực phẩm không qua bất kỳ giai đoạn chế biến nào, cực kỳ tốt cho người Đái tháo đường. Ngược lại, quá trình chế biến khiến yến mạch ăn liền trở thành thực phẩm có GI cao. Nếu tiêu thụ nhiều, người Đái tháo đường sẽ mắc phải tình trạng đường huyết tăng cao khó kiểm soát. 

Chuyên gia Dinh dưỡng gợi ý Top 5 thức ăn nhẹ giàu protein tốt nhất cho bệnh tiểu đường

Nói tóm lại, để có được chế độ dinh dưỡng phù hợp, thứ người Đái tháo đường cần quan tâm không chỉ là cách phối hợp tỷ lệ các nhóm chất, mà còn là chỉ số GI của từng thực phẩm. Những việc làm này giúp người bệnh có được thực đơn an toàn, đầy đủ chất dinh dưỡng để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.

Giải đáp về tiểu đường tuýp 1, chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1 là gì?

Việt Nam có hơn 5 triệu người bị tiểu đường, trong đó tiểu đường tuýp 1 chiếm dưới 10%. Độ tuổi được chẩn đoán mắc bệnh nhiều nhất là từ 14-30 tuổi. Vậy tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ và chế độ ăn uống như thế nào? Cùng DIAB tìm hiểu chi tiết trong bài viết này. 

Tiểu đường tuýp 1 là gì?

Tiểu đường tuýp 1 là một bệnh mãn tính, tuyến tụy không tạo ra insulin hoặc tạo ra rất ít insulin. Trong khi, insulin giúp đường trong máu đi vào các tế bào trong cơ thể để tạo năng lượng. 

Insulin là một hormone quan trọng điều chỉnh lượng glucose (đường) trong máu của bạn. Trong những trường hợp bình thường, insulin hoạt động theo các bước sau: 

– Cơ thể phân hủy thức ăn thành glucose (đường), đây là nguồn năng lượng chính của cơ thể bạn. 

– Glucose đi vào máu, báo hiệu tuyến tụy giải phóng insulin. 

– Insulin giúp glucose trong máu đi vào các tế bào cơ, mỡ và gan để chúng có thể sử dụng làm năng lượng hoặc dự trữ để sử dụng sau này. 

– Khi glucose đi vào tế bào và mức độ đường trong máu của bạn giảm, nó báo hiệu tuyến tụy của bạn ngừng sản xuất insulin.

Nếu không có insulin, đường không thể đi vào tế bào và tích tụ trong máu. Lượng đường trong máu cao gây hại cho cơ thể và gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng của bệnh tiểu đường: sụt cân, đi tiểu nhiều, thị lực kém,…

Tình trạng này thường được chẩn đoán ở trẻ em và thanh thiếu niên, vì vậy nó từng được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên. Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa tiểu đường tuýp 1. 

Tìm hiểu thêm về đái tháo đường tuýp 1 qua video của Diab:

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 thường bắt đầu nhẹ và dần dần trở nên tồi tệ hơn. Nó có thể xảy ra trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Điều này là do tuyến tụy của bạn ngày càng tạo ra ít insulin hơn.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1 thường là:

– Thường xuyên cảm thấy khát nước

– Đi tiểu thường xuyên, bao gồm cả tã đầy thường xuyên ở trẻ sơ sinh và đái dầm ở trẻ em.

– Nhanh đói mặc dù mới ăn xong

– Giảm cân không rõ nguyên nhân

– Mệt mỏi, giảm thị lực

– Các vết thương lâu lành hơn

Nếu bạn hoặc người thân có những triệu chứng này, điều cần thiết là gặp ngay bác sĩ hoặc các chuyên gia tư vấn sức khỏe để kiểm tra càng sớm càng tốt. Nếu bạn trì hoãn, bệnh tiểu đường tuýp 1 không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

THAM GIA NGAY chương trình hướng dẫn thay đổi lối sống, giúp bạn tự tin sống khỏe cùng đái tháo đường chỉ sau 12 TUẦN trên cơ sở 4 YẾU TỐ: Bệnh lý, Dinh dưỡng, Vận động, Tinh thần của Diab. 

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hàng đầu của Diab sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt khoảng thời gian này và đưa ra những lời khuyên bổ ích hoặc giải đáp những thắc mắc của bạn một cách chi tiết nhất. 

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ?

Nhiều bệnh nhân thường thắc mắc rằng bệnh tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ? Tuy nhiên, tiểu đường tuýp 1 là nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào chỉ số đường huyết. Nếu bệnh nhân có chỉ số đường huyết càng cao, thời gian mắc bệnh lâu do không chẩn đoán kịp thời thì mức độ bệnh càng nặng. 

Ở giai đoạn đầu của tiểu đường loại 1 thường có ít triệu chứng hoặc khó nhận biết. Tuy nhiên, sau thời gian tiến triển bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Chính vì vậy, theo bác sĩ cứ 6 tháng đến 1 năm bạn nên khám sức khỏe tổng quát một lần. Ngoài ra, nếu thấy cơ thể có bất kỳ biểu hiện nào khác thường hãy lập tức đi khám. Nếu được phát hiện kịp thời, có chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1 phù hợp, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được căn bệnh. 

Kiểm soát bệnh kịp thời giúp cơ thể khoẻ mạnh, ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường loại 1: đau ngực, loét và nhiễm trùng bàn chân, nhìn mờ, đầy bụng, chậm tiêu,…

Đừng ngần ngại, liên hệ ngay với DIAB để được trò chuyện cùng các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hàng đầu và nhận những lời khuyên bổ ích. 

Thông tin liên hệ:

Email: lienhe@diab.com.vn

Hotline: 0768070727

Website: https://diab.com.vn/

Tìm hiểu thêm về chế độ ăn cho người tiểu đường type 1: Hướng dẫn lập chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1 tự điều trị tại nhà 

Biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Theo thời gian, biến chứng tiểu đường tuýp 1 có thể ảnh hưởng đến các cơ quan chính trong cơ thể: tim, mạch máu, dây thần kinh, mắt và thận. Các biến chứng bao gồm:

Biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?
Biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

– Bệnh tim và mạch máu: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề về tim và mạch máu. Chúng bao gồm bệnh động mạch vành với triệu chứng đau thắt ngực, đau tim, hẹp động mạch (xơ vữa động mạch) và huyết áp cao.

– Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh): Quá nhiều đường trong máu có thể làm tổn thương thành mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi các dây thần kinh. Thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc đầu ngón tay và lan dần lên cơ thể. 

– Tổn thương đến thận và giảm thị lực

Có thể thấy biến chứng của tiểu đường tuýp 1 rất nguy hiểm. Mặc dù hiện tại chưa có cách nào để ngăn ngừa, nhưng bạn có thể chủ động kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng với:

– Theo dõi huyết áp và cholesterol thường xuyên.

– Khám sức khỏe, nha khoa và thị lực thường xuyên.

– Hãy bỏ ngay thuốc lá và bia rượu.

– Chăm sóc bàn chân, răng lợi cẩn thận. 

– Có chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1 hợp lý. 

Đến với chương trình Làm chủ đường huyết chuẩn Hoa Kỳ của DIAB, các chuyên gia, cố vấn chăm sóc sức khoẻ sẽ cùng bạn:

– Xây dựng chế độ ăn dành riêng cho người bị tiểu đường

– Tạo dựng lối sống lành mạnh theo thói quen, sở thích cá nhân

– Hướng dẫn áp dụng các kiến thức chăm sóc vào đời sống hàng ngày

– Có 1 năm sử dụng DIAB Premium miễn phí để theo dõi chỉ số đường huyết, huyết áp, cân nặng, trò chuyện cùng chuyên gia.

Sau chương trình, đảm bảo bạn có thể giảm 1-2% HbA1c, ổn định đường huyết và đặc biệt có thể phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường. Tham gia ngay: https://diab.com.vn/chuong-trinh-thay-doi-loi-song/

Thay đổi lối sống để hạn chế những biến chứng của đái tháo đường type 1: NHỮNG CON SỐ “BIẾT NÓI” TỪ VIỆC THAY ĐỔI LỐI SỐNG

Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1

Một trong những cách dễ dàng và hiệu quả nhất trong việc ngăn chặn các biến chứng của tiểu đường là có chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1 hợp lý. Một chế độ ăn uống lành mạnh gồm: 

Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1
Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1

– Đối với người bị tiểu đường tuýp 1, điều quan trọng nhất là phải biết cân đối lượng carbohydrate trong một bữa ăn. Hãy ưu tiên chọn thực phẩm dễ tiêu hoá và hấp thụ vào máu tốt. 

– Bổ sung cho cơ thể trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo 

– Ăn các thực phẩm protein như hải sản, thịt nạc và thịt gia cầm, trứng, các loại đậu (đậu và đậu Hà Lan), các sản phẩm từ đậu nành, quả hạch và hạt. 

– Hạn chế tối đa lượng đường nạp vào cơ thể, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol. 

– Cần tránh đường có trong mía, mật ong, và các loại trái cây như táo, nho

Bên cạnh đó hãy uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây không đường. 

Cuối cùng, không có định nghĩa “chế độ ăn kiêng dành cho người tiểu đường ”. Điều bạn cần làm là cân bằng carbohydrate, protein và chất béo lành mạnh, ăn khẩu phần thích hợp từ mỗi nhóm thực phẩm hàng ngày và tránh thực phẩm có hàm lượng đường cao.

Đặc biệt, người mắc bệnh tiểu đường không nên bỏ bữa. 

Bạn muốn có chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1 phù hợp, hãy liên hệ NGAY với Diab để được tư vấn bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hàng đầu.

Kết luận

Nhiều thanh thiếu niên và trẻ em hay người lớn mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 vẫn có thể tham gia thi đấu thể thao, du lịch khắp thế giới và đạt được mục tiêu của mình. Ví dụ: ca sĩ Nick Jonas, vận động viên bơi lội đoạt huy chương vàng Olympic Gary Hall, Jr. và cựu tiền vệ của NFL Jay Cutler.

Điều bạn cần làm là chăm sóc, yêu thương bản thân mình với một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. 

Có lẽ sẽ khó khăn trong thời gian đầu điều trị và sống chung với tiểu đường tuýp 1. Nhưng bạn yên tâm, Diab luôn ở đây và đồng hành cùng bạn, các chuyên gia của chúng tôi sẽ đưa ra những thông tin bổ ích mà bạn cần.

thxduyen

Có thể bạn quan tâm:

4 SAI LẦM NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THƯỜNG GẶP KHI ĂN KIÊNG

LÀM CHỦ ĐƯỜNG HUYẾT GIẢM ĐẾN 40% NGUY CƠ UNG THƯ Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

KHÔNG ĐỂ ĐƯỜNG TĂNG KHI GIẢI NHIỆT NGÀY NÓNG

3 điều bạn cần biết về tiền đái tháo đường

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về tiền đái tháo đường. Đây là một dạng rối loạn về chuyển hóa đường glucose khiến chỉ số đường huyết tăng cao, tuy nhiên vẫn chưa được coi là bệnh đái tháo đường. Hiện Việt Nam có khoảng 5,3 triệu người bị tiền đái tháo đường. 

Nếu không có sự điều chỉnh hợp lý về lối sống cũng như chế độ dinh dưỡng tiền đái tháo đường có thể phát triển thành đái tháo đường tuýp 2 và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để bạn hiểu rõ hơn cũng như có chế độ ăn uống, vận động phù hợp. Hãy cùng DIAB tìm hiểu trong bài viết này.

Tiền đái tháo đường là gì?

Tiền đái tháo đường là mức độ đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán là bệnh đái tháo đường tuýp 2. Tại sao lại nhắc đến tháo tháo đường tuýp 2 nhỉ?

Vì khi chỉ số đường huyết tăng cao và không có sự điều chỉnh phù hợp về lối sống cũng như chế độ dinh dưỡng. Tiền đái tháo đường sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Tiền đái tháo đường là gì?
Tiền đái tháo đường là gì?

Bình thường lượng glucose (đường) trong máu khi đói (nhịn ăn ít nhất 8h) là từ 70-100mg/dL. Tuy nhiên, với người mắc tiền đái tháo đường, lượng đường trong máu có thể lên đến 100-125 mg/dL. 

Trong số những người bị tiền đái tháo đường, hơn 80% không biết mình mắc bệnh. Không chỉ vậy, tiền tiểu đường còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. 

Nguyên nhân của bệnh tiền tháo đường là do insulin không được tạo ra đủ hoặc cơ thể không hấp thụ được insulin. Từ đó dẫn đến, lượng đường sẽ tích tụ trong máu và không di chuyển đến các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. 

Bên cạnh đó, lối sống không lành mạnh, ít vận động và không có chế độ ăn uống khoa học cũng là nguyên nhân chính của bệnh tiền đái tháo đường.

Một tin tốt dành cho bạn, việc thay đổi lối sống khoa học hơn có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường loại 2 và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. 

Vậy phải làm thế nào? Tham gia ngay chương trình của DIAB hướng dẫn thay đổi lối sống, giúp bạn tự tin sống khỏe cùng đái tháo đường chỉ sau 12 TUẦN trên cơ sở 4 YẾU TỐ: Bệnh lý, Dinh dưỡng, Vận động, Tinh thần.

Đăng ký tham gia ngay: https://chuongtrinh.diab.com.vn/ 

Dấu hiệu và triệu chứng của tiền đái tháo đường là gì?

Bạn có thể bị tiền tiểu đường trong nhiều năm nhưng không có triệu chứng rõ ràng. Chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân thường không phát hiện cho đến khi các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tiểu đường tuýp 2 xuất hiện.  

Vậy làm sao để biết mình có bị tiền đái tháo đường không? Phương pháp duy nhất chính là xét nghiệm máu, thử glucose trong máu khi đói. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh kịp thời nếu có. 

Dấu hiệu và triệu chứng của tiền đái tháo đường là gì?
Dấu hiệu và triệu chứng của tiền đái tháo đường là gì?

Một số đối tượng có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường cao như: 

– Đối tượng trên 45 tuổi

– Có người thân mắc bệnh đái tháo đường

– Đã từng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trước đó 

– Bị huyết áp cao

– Chỉ số BMI > 25 kg/m2

– Lối sống ít vận động

– Mắc hội chứng buồng trứng đa nang, một số triệu chứng như kinh nguyệt không đều, béo phì,.. 

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc lá thường xuyên cùng với chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn quá nhiều thức ăn nhanh, ngọt, thịt đỏ,… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiền đái tháo đường. 

Tìm hiểu thêm: Chương trình Hướng dẫn Thay đổi lối sống – Phòng ngừa Đái Tháo Đường Típ 2

Cách kiểm soát bệnh tiền tiểu đường

Cách tốt nhất để kiểm soát bệnh tiền tiểu đường là thay đổi lối sống lành mạnh. Ăn một chế độ dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn việc bệnh phát triển thành tiểu đường tuýp 2.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Dưới đây là một số cách giúp bạn kiểm soát căn bệnh tiền đái tháo đường trong chế độ ăn uống: 

– Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để giảm hấp thụ cholesterol trong máu, sử dụng dầu thực vật thay mỡ động vật.

– Sử dụng thực phẩm có lợi cho sức khỏe: ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch,…

– Nên ăn cá tối thiểu 2 lần/ tuần và dùng thêm đạm thực vật.

– Hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol có trong mỡ động vật, lòng, đồ ăn nhanh như gà rán, snack,…

– Khi chế biến món ăn nên giảm nêm muối, đường, tránh sử dụng các thức ăn đóng hộp hoặc lên men như thịt hộp, cà muối, dưa muối,…

– Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, cà phê,…

– Uống đủ nước mỗi ngày.

Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh

Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm soát khẩu phần ăn. Đặc biệt, phải biết cân đối lượng carbohydrate trong một bữa ăn. Hãy ưu tiên chọn thực phẩm dễ tiêu hoá và hấp thụ vào máu tốt. 

Bạn lo ngại về chế độ ăn dành cho bệnh nhân tiền đái tháo đường? Tham khảo thêm: BỮA ĂN TIỂU ĐƯỜNG CÓ “ĐÁNG SỢ” NHƯ BẠN NGHĨ?

Luyện tập thể dục thường xuyên

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiền đái tháo đường bằng cách tập thể dục thường xuyên. Hãy đặt mục tiêu 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần để đi bộ hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào mà bạn thích: đạp xe, tập gym, tham gia các môn thể thao giải trí,… 

Theo CDC, tập thể dục 30 phút mỗi ngày và giảm 3-5% trọng lượng cơ thể, có thể làm giảm nguy cơ bệnh tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 đến 58% và 71% nếu bạn trên 60 tuổi. 

Luyện tập thể dục thường xuyên
Luyện tập thể dục thường xuyên

Ngoài ra, bạn cũng có thể quản lý căng thẳng bằng cách thiền hoặc tập yoga, đây cũng là tuyệt vời giúp bạn kiểm soát đường huyết và ngăn chặn tiến triển thành bệnh đái tháo đường type 2.

Nếu bạn hoặc người thân, bạn bè được thông báo rằng họ bị tiền đái tháo đường, đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích với bạn. Diab có chương trình thay đổi lối sống, giúp bạn tự tin sống khỏe cùng đái tháo đường chỉ sau 12 TUẦN trên cơ sở 4 YẾU TỐ: Bệnh lý, Dinh dưỡng, Vận động, Tinh thần.

Chương trình Sống khỏe cùng đái tháo đường áp dụng 7 nguyên lý về hành vi tự quản lý và chăm sóc, dựa theo Chương trình Giáo dục và Hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đường (DSMES) – Hoa Kỳ. 

– Dinh dưỡng

– Vận động

– Theo dõi chỉ số

– Tâm lý hành vi

– Tuân thủ phác đồ điều trị

– Biến chứng cấp & phòng tránh

– Biến chứng mạn & phòng tránh

Bên cạnh đó, khi tham gia chương trình của Diab bạn còn được nhận xét nghiệm HbA1c trước và sau chương trình. Đây là cách thường gặp để theo dõi chỉ số đường huyết trong sơ thể. Nhờ xét nghiệm HbA1c mà có thể sớm phát hiện sớm bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, bạn còn được nhận bộ dụng cụ dinh dưỡng cao cấp, bộ kiểm tra đường huyết kết nối với ứng dụng diaB, cẩm nang dinh dưỡng và thực đơn cá nhân. 

Hãy để Diab được đồng hành cùng bạn trong quá trình sống khỏe cùng đái tháo đường nhé! Tham gia chương trình ngay tại đây: https://chuongtrinh.diab.com.vn/

Tìm hiểu thêm về Chương trình Giáo Dục và Hỗ trợ tự quảng lý bệnh đái tháo đường DSMES

Kết luận

Trong giai đoạn đầu của tiền đái tháo đường và bệnh tiểu đường tuýp 2, việc chú ý đến lựa chọn thực phẩm và hoạt động thể chất rất quan trọng. Điều này có thể cải thiện lượng đường trong máu, “đảo ngược” bệnh một cách hiệu quả và giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Vì mục tiêu sống khỏe cùng tiền đái tháo đường, cùng Diab thay đổi lối sống ngay hôm nay. Tham gia ngay chương trình của chúng tôi. 

Trụ sở chính: L17-11 Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Q. 1, TPHCM

Email: lienhe@diab.com.vn

Hotline: 0768070727

Website: https://diab.com.vn/

thxduyen

Có thể bạn quan tâm:

TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – QUẢ BOM NỔ CHẬM CỦA SỨC KHỎE

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ ALZHEIMER

NHỮNG CON SỐ “BIẾT NÓI” TỪ VIỆC THAY ĐỔI LỐI SỐNG

Không tìm thấy nội dung cần tìm?

Bạn, hoặc người thân trong gia đình, đang sống cùng bệnh đái tháo đường và mong muốn được hỗ trợ về thông tin? Đừng ngần ngại gửi câu hỏi trực tiếp cho chúng tôi theo mẫu bên dưới. Chúng tôi sẽ tổng hợp và phản hồi trong thời gian sớm nhất.