Trong quá trình quản lý tình trạng bệnh tiểu đường, việc đo đường huyết tại nhà là một phần quan trọng giúp kiểm soát tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng việc này. Bài viết dưới đây, DiaB sẽ hướng dẫn bạn cách thử tiểu đường tại nhà chính xác nhất, từ việc chuẩn bị thiết bị đo cho đến cách đọc và đánh giá kết quả.
Những trường hợp nên đo đường huyết tại nhà
Bạn nên đo đường huyết thường xuyên tại nhà nếu nằm trong nhóm đối tượng dưới đây:
- Người bệnh tiểu đường: Tất cả bệnh nhân tiểu đường đều cần được hướng dẫn đo đường huyết tại nhà để theo dõi tình trạng chỉ số đường huyết và điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động phù hợp.
- Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, béo phì, ít vận động, hoặc có rối loạn dung nạp glucose cần được đo đường huyết tại nhà để phát hiện sớm bệnh lý.
- Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ: Việc theo dõi đường huyết thường xuyên giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Tham khảo thêm: Đo đường huyết tại nhà và giải pháp tối ưu trong điều trị đái tháo đường tuýp 2
Cách thử tiểu đường tại nhà
Chuẩn bị trước khi đo
Trước khi bắt đầu quy trình thử tiểu đường tại nhà, cần phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đo. Đảm bảo máy đo đường huyết hoạt động tốt, cùng với việc có đủ bộ dụng cụ như que thử, bông gòn, cồn sát khuẩn. Sau đó, bạn nên rửa tay sạch bằng xà phòng và nước ấm trước khi tiến hành đo.
Cách lấy máu và kiểm tra đường huyết
- Bước 1: Sát trùng vùng lấy mẫu: Sử dụng bông gòn tẩm cồn y tế 70 độ để sát khuẩn vị trí đầu ngón tay sẽ lấy máu. Để cồn khô tự nhiên trong vài giây, đảm bảo khu vực lấy mẫu được làm sạch hoàn toàn.
- Bước 2: Chuẩn bị que thử: Lấy một que thử mới từ hộp, kiểm tra xem que có bị bẩn, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng hay không. Sau đó, tiến hành lắp que thử vào máy đo theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Bước 3: Lấy mẫu máu: Sử dụng đầu kim của que thử chích nhẹ vào đầu ngón tay (tránh chích vào giữa hoặc quá gần đầu móng tay). Bóp nhẹ đầu ngón tay để lấy lượng máu vừa đủ (khoảng 5 microlit).
- Bước 4: Thực hiện thử tiểu đường tại nhà: Lau giọt máu đầu tiên bằng miếng gạc sạch. Nhẹ nhàng nhúng đầu que thử có chứa máu vào khe lấy mẫu của máy đo. Chờ cho máy tự động lấy mẫu và hiển thị kết quả. Lưu ý, không di chuyển tay hoặc máy đo trong khi quá trình lấy mẫu. Sau khi máy phát ra tiếng bíp hoặc thông báo hoàn tất, lấy que thử ra khỏi máy.
- Bước 5: Đọc kết quả: Máy sẽ tự động hiển thị kết quả đo đường huyết trên màn hình sau vài giây. Tiến hành ghi chép lại kết quả đo cùng với thời gian đo để theo dõi.
Đọc ngay: Bảng theo dõi đường huyết tại nhà
Cách đọc kết quả đo đường huyết
Chỉ số đường huyết ở người bình thường:
- Đường huyết bình thường: Dưới 4 mmol/L hoặc 72 mg/dL.
- Khi cơ thể hoạt động bình thường: 4,4 – 6,1 mmol/L (hoặc 82 – 110 mg/dL).
- Sau khi ăn: Tối đa 7,8 mmol/L (hoặc 140 mg/dL).
Chỉ số đường huyết ở người bệnh tiểu đường:
- Trước khi ăn: Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 là 4 – 7 mmol/L (hoặc 72 mg/dL – 128 mg/dL).
- Sau khi ăn: Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 là dưới 9 mmol/L. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 là dưới 8,5 mmol/L.
Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường:
- Sau ăn sáng: 95 mg/dl (5.3 mmol/l) (có thể thấp hơn)
- Sau ăn 1 tiếng: 140 mg/dl (7.8 mmol/l) (có thể thấp hơn)
- Sau ăn 2 tiếng: 120 mg/dl (6.7 mmol/l) (có thể thấp hơn)
Tần suất kiểm tra đường huyết tại nhà cho bệnh nhân tiểu đường
Tần suất thử tiểu đường tại nhà sẽ phụ thuộc vào loại bệnh, giai đoạn bệnh. Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, bệnh nhân nên đo đường huyết 3 lần/ ngày.
Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên đo đường huyết vào 4 mốc thời gian quan trọng trong ngày, bao gồm:
- Trước các bữa ăn
- Khoảng 1-2 giờ sau ăn
- Trước khi đi ngủ
- Kiểm tra vào thời điểm nghi ngờ cơ thể bị hạ đường huyết
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể cần đo đường huyết thường xuyên hơn trong một số trường hợp, như:
- Khi có dấu hiệu hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết
- Khi thay đổi chế độ ăn uống hoặc tập luyện
- Khi thay đổi liều lượng thuốc đang sử dụng
Những lưu ý khi thử tiểu đường tại nhà
Để đảm bảo kết quả đo đường huyết chính xác và an toàn, bạn cần lưu ý những điều sau:
Đối với máy đo đường huyết:
- Bảo quản máy đúng cách: Giữ máy ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao, không để máy bị va đập mạnh hoặc rơi xuống đất, vệ sinh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Sử dụng máy và que thử theo hướng dẫn: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng máy. Nên sử dụng que thử chính hãng, phù hợp với máy đo. Thay que thử mới sau mỗi lần sử dụng, không sử dụng que thử đã hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng.
- Bảo trì máy định kỳ: Kiểm tra độ chính xác của máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Đối với vết thương sau khi lấy máu:
- Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước ấm sau khi lấy máu.
- Sử dụng kim lấy máu mới cho mỗi lần đo.
- Chọn vị trí lấy máu phù hợp: Lấy máu ở đầu ngón tay, tránh lấy máu ở giữa hoặc quá gần đầu móng tay, luân phiên lấy máu ở các ngón tay khác nhau để tránh bị đau.
- Sử dụng bông gòn hoặc gạc để lau sạch vết máu.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý:
- Ghi chép lại kết quả chỉ số đường huyết sau mỗi lần đo.
- Mang theo sổ ghi chép kết quả đo đường huyết khi đi khám bác sĩ.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách đo đường huyết tại nhà.
Để đảm bảo kết quả đo đường huyết tại nhà chính xác nhất, bạn nên lựa chọn những loại máy chất lượng, uy tín. Hiện nay, DiaB đang có Trọn bộ máy đo đường huyết Accu-Chek® Guide. Máy đo đường huyết Accu-Chek® Guide là dòng máy đo do hãng Roche sản xuất – thương hiệu nổi tiếng tại Đức. Đây là một trong những thiết bị đo đường huyết tốt nhất hiện nay với nhiều tính năng thông minh, được dùng để định lượng nồng độ đường trong máu mao mạch toàn phần cho kết quả cực nhanh và chính xác.
Khám phá chi tiết về bộ máy đo đường huyết TẠI ĐÂY.
Tham khảo thêm: Chương trình Sống khỏe cùng đái tháo đường
Việc thực hiện đo đường huyết thường xuyên tại nhà là một phần quan trọng trong quá trình quản lý tình trạng bệnh tiểu đường. Bằng cách tuân thủ đúng quy trình và các lưu ý về cách thử tiểu đường tại nhà đã được chúng tôi đề cập trong bài viết, bạn có thể kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình một cách hiệu quả và an toàn.
Nguồn tham khảo:
https://www.cdc.gov/diabetes/managing/manage-blood-sugar.html
https://www.cdc.gov/diabetes/managing/managing-blood-sugar/bloodglucosemonitoring.html
DiaB – Hệ sinh thái toàn diện dành riêng cho người Đái tháo đường
▪️ Chương trình Hướng dẫn kiểm soát đường huyết thông qua Thay đổi lối sống
▪️ Ứng dụng thông minh: Thư viện kiến thức và quản lý sức khỏe Đái tháo đường
▪️ Cửa hàng trực tuyến sản phẩm chăm sóc sức khỏe Đái tháo đường
Liên hệ tư vấn: 0931 888 832