Bệnh đái tháo đường là gì? Phân loại và điều trị đái tháo đường hiệu quả

Bệnh đái tháo đường là một trong những căn bệnh phổ biến nhất, gặp nhiều nhất ở độ tuổi 40 và đang có xu hướng trẻ hoá. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đái tháo đường sẽ dẫn đến một số biến chứng. Cùng DIAB tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này để có cách điều trị hiệu quả.

Bệnh đái tháo đường là gì? 

Bệnh đái tháo đường hay tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hoá không đồng nhất. Cụ thể là tình trạng lượng đường trong máu quá cao do cơ thể thiếu hụt/đề kháng với insulin hoặc do cả 2 nguyên nhân.

Ngoài ra, đái tháo đường còn do các nguyên nhân khác như: do sử dụng thuốc và hóa chất như glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS, lối sống không lành mạnh hay yếu tố di truyền,…

Bệnh đái tháo đường là gì? 
Bệnh đái tháo đường là gì?

Theo thời gian, nếu không được điều trị hiệu quả, đái tháo đường có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim, giảm thị lực, bệnh thận, ảnh hưởng đến thần kinh,…

Mặc dù hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm căn bệnh này. Tuy nhiên, bạn có thể từng bước cải thiện, kiểm soát tình trạng bệnh bằng việc lên kế hoạch chăm sóc ngay hôm nay.

Cùng DiaB tham gia chương trình hướng dẫn thay đổi lối sống, giúp bạn tự tin sống khỏe cùng đái tháo đường chỉ sau 12 TUẦN trên cơ sở 4 YẾU TỐ: Bệnh lý, Dinh dưỡng, Vận động, Tinh thần. Đội ngũ chuyên gia của Diab sẽ luôn sát cánh cùng bạn trong quá trình điều trị đái tháo đường.

Nhanh tay đăng ký TẠI ĐÂY.

Phân loại đái tháo đường: Type 1, Type 2, tiểu đường thai kỳ và nhiều hơn thế

Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021 cho thấy tại Việt Nam tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với khoảng gần 5 triệu người. 

Phân loại gồm có 3 nhóm chính: type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ

Phân loại đái tháo đường type 1

Insulin là hormon do các tế bào beta của đảo tụy sản xuất, giúp điều chỉnh sự chuyển hóa carbohydrate, protein và lipid bằng cách thúc đẩy hấp thụ glucose từ máu vào tế bào. 

Không phải lúc nào hệ thống miễn dịch cũng hoạt động tốt. Và những bệnh nhân mắc đái tháo đường type 1 chính là nhân chứng cho việc hệ thống miễn dịch của bạn tấn công và phá hủy nhầm các tế bào beta của đảo, dẫn đến không có hoặc có ít insulin.

Phân loại đái tháo đường type 1
Phân loại đái tháo đường type 1

Bệnh đái tháo đường type 1 chiếm 10 – 20% các trường hợp bệnh, thường được chẩn đoán ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu mắc bệnh tiểu đường type 1 bạn sẽ phải sử dụng insulin mỗi ngày và hiện tại vẫn chưa có cách để phòng ngừa.

Bạn phân vân không biết người bệnh đái tháo đường nên dùng loại thực phẩm nào?

Tham khảo ngay: 3 LOẠI GẠO KHUYÊN DÙNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Phân loại đái tháo đường type 2

Đái tháo đường type 2 do cơ thể thiếu insulin hoặc kháng insulin và không thể giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường. Bệnh thường xuất hiện đồng thời cùng một trong các căn bệnh kể sau: béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. 

Type 2 là loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất, khoảng 90- 95%. Đối tượng có thể mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở mọi lứa tuổi, ngay cả khi còn nhỏ. Tuy nhiên, loại bệnh này xảy ra thường xuyên nhất ở người trung niên trở lên.

Phân loại đái tháo đường type 2
Phân loại đái tháo đường type 2

Bệnh tiểu đường loại 2 có thể được ngăn ngừa hoặc trì hoãn bằng những thay đổi lối sống lành mạnh, chẳng hạn như: giảm cân, ăn thực phẩm lành mạnh, vận động thường xuyên,… 

Bạn muốn thay đổi lối sống và có chế độ ăn uống, luyện tập đúng cách để phòng ngừa căn bệnh này chứ? Đăng ký ngay TẠI ĐÂY để được tư vấn và đồng hành bởi các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của DIAB.

Tìm hiểu thêm về đái tháo đường type 2 trong video sau của Diab:

Đái tháo đường thai kỳ

Đây là loại tiểu đường được chẩn đoán ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ mặc dù sản phụ không mắc bệnh tiểu đường trước đó. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2  cho cả mẹ và bé trong tương lai.

Các thể đặc biệt khác của bệnh đái tháo đường

 Bên cạnh 3 loại cơ bản trên, căn bệnh này còn có những thể đặc biệt khác: 

– Đái tháo đường thứ phát sau bệnh lý tuyến tụy ngoại tiết:

Đây là tình trạng cơ thể không thể điều chỉnh đường huyết một cách hiệu quả do vấn đề về tuyến tụy. Điều này có thể xảy ra sau khi mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến tụy, gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất insulin, hormone quan trọng để điều chỉnh mức đường huyết.

– Khiếm khuyết di truyền chức năng tế bào beta:

Đây là một tình trạng di truyền hiếm gặp liên quan đến khả năng sản xuất và hoạt động của tế bào beta trong tuyến tụy. Tế bào beta là những tế bào chịu trách nhiệm sản xuất insulin. 

Khiếm khuyết di truyền chức năng tế bào beta là một bệnh hiếm. Quả lý mức đường huyết cùng các phương pháp quản lý chế độ ăn uống và lối sống là cách chính để kiểm soát tình trạng này.

– Một số bệnh nội tiết: to đầu chi (acromegaly), u tủy thượng thận, cường giáp, u tiết glucagon, hội chứng cushing. 

– Các hội chứng bất thường nhiễm sắc thể kết hợp cùng bệnh đái tháo đường. 

Tìm hiểu thêm: CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ ALZHEIMER

Bệnh đái tháo đường đã phổ biến như thế nào trên thế giới?

Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF) đưa ra những con số thống kê đáng chú ý về thực trạng bệnh tiểu đường trên toàn thế giới như sau: 

– Mỗi năm thế giới có khoảng 132.600 trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. 

– Hơn 21 triệu phụ nữ đang mang thai bị tăng đường huyết và dung nạp đường kém, chiếm tỷ lệ 1/6 tổng số phụ nữ mang thai. 

– Khoảng 2/3 số bệnh nhân tiểu đường là người cao tuổi, tuy nhiên, số bệnh nhân tiểu đường trẻ tuổi cũng không ngừng gia tăng. 

– Cứ 6 giây trôi qua sẽ có 1 người tử vong vì các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường. Năm 2017, số bệnh nhân tử vong do tiểu đường là 4 triệu người. 

– Chi phí điều trị bệnh tiểu đường toàn thế giới là 727 tỷ đô la, trở thành gánh nặng của toàn thế giới. 

Tìm hiểu thêm: Khoảng 5 triệu người Việt đang mắc căn bệnh gây nhiều biến chứng về tim mạch, thần kinh, cắt cụt chi…

Triệu chứng chung của bệnh đái tháo đường là gì?

Dù thuộc loại bệnh tiểu đường nào, các triệu chứng có thể giống nhau và liên quan đến lượng đường trong máu cao của cơ thể. Cá nhân mắc bệnh tiểu đường có thể xuất hiện các triệu chứng sau: 

– Nhanh khát, cảm giác đói nhiều hoặc ăn liên tục 

– Giảm cân đặc biệt phổ biến với bệnh tiểu đường type 1 

– Đi tiểu thường xuyên 

– Mờ mắt 

– Mệt mỏi và thờ ơ 

– Vết loét và vết thương lâu lành

– Người lớn tuổi có thể bị chóng mặt, lú lẫn, dễ ngã

Triệu chứng chung của bệnh đái tháo đường là gì?
Triệu chứng chung của bệnh đái tháo đường là gì?

Ở bệnh nhân đái tháo đường type 1, các triệu chứng xuất hiện rõ như sút cân nhanh chóng, đi tiểu nhiều, trong khi các triệu này thường ít xuất hiện hơn đối với bệnh nhân nhân đái tháo đường type 2.

Kết luận

Đái tháo đường là một căn bệnh mãn tính và hiện vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm. Ăn uống lành mạnh cùng với việc siêng vận động chính là chìa khóa giúp bạn chủ động kiểm soát căn bệnh này. 

Liên hệ ngay với DIAB để được tư vấn chi tiết và đồng hành cùng các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hàng đầu. Hãy để DIAB được cùng bạn kiểm soát căn bệnh mãn tính này.

 

Có thể bạn quan tâm:

Chương trình Hướng dẫn Thay đổi lối sống – Phòng ngừa Đái Tháo Đường Típ 2

CẤP CỨU HẠ ĐƯỜNG HUYẾT – “QUY TẮC 15/15”

7 sai lầm thường gặp khi chăm sóc người thân mắc Đái tháo đường

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Contact Me on Zalo