Nguy cơ tiến triển mạn tính của đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là bệnh lý rối loạn chuyển hóa có thể gặp phải khi mang thai. Theo nhiều nghiên cứu, có khoảng 10% thai phụ gặp phải tình trạng này trong thai kỳ. Nếu đường huyết không kiểm soát được có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi. Vì thế, nếu chẳng may gặp phải tình trạng này, bạn cần gặp bác sĩ để được điều trị nhanh chóng, ngăn ngừa các nguy cơ tiến triển mạn tính.

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kỳ (tiểu đường thai kỳ) là tình trạng chỉ số đường huyết cao ở một số phụ nữ trong thời gian mang thai. Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh thường phát triển từ tuần thai thứ 24 đến tuần thai thứ 28.

Đái tháo đường thai kỳ thường phát triển từ tuần thai thứ 24 - 28
Đái tháo đường thai kỳ thường phát triển từ tuần thai thứ 24 – 28

Nếu bị đái tháo đường thai kỳ thì không đồng nghĩa với việc bạn đã mắc bệnh trước khi mang thai hoặc sẽ mắc đái tháo đường sau khi sinh. Tuy nhiên, đái tháo đường thai kỳ có thể là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 trong tương lai nếu không được lưu ý và kiểm soát tôt đường huyết.

Xem thêm: Đái tháo đường type 2: Nguyên nhân và các yếu tố rủi ro

Dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ

Dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ không rõ rệt như các loại đái tháo đường type 1, type 2. Bệnh chỉ được phát hiện trong những lần tham khám thai định kỳ của mẹ bầu. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cảnh báo, bạn cần lưu ý để chủ động chăm sóc sức khỏe của mình.

Khát nước liên tục cũng là 1 dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường thai kỳ
Khát nước liên tục cũng là 1 dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường thai kỳ

Một số dấu hiệu có thể kể đến như: đi tiểu nhiều lần trong ngày, mệt mỏi, thị lực giảm, khát nước liên tục, ngủ ngáy, thèm ăn nhiều hơn, tăng cân quá nhanh so với tiêu chuẩn và khuyến nghị, vết thương lâu lành hơn bình thường,….

Nguyên nhân gây ra đái tháo đường thai kỳ

Ở người bình thường, khi cơ thể tiêu thụ thức ăn, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để vận chuyển  glucose vào tế bào và chuyển hóa thành năng lượng để phục cho các hoạt động của cơ thể. Do đó, chỉ số đường huyết khi đói và sau khi ăn sẽ được điều hòa và luôn ổn định.

Ở phụ nữ mang thai, bánh nhau thường tăng sản xuẩt một số hormone khiến đường huyết tăng cao hơn bình thường. Nếu tuyến tụy sản xuất đủ insulin để xử lý hết số lượng đường huyết này thì cơ thể bạn sẽ không xảy ra bất thường. Nếu ngược lại sẽ gây ra tình trạng tăng đường huyết. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đái tháo đường thai kỳ.

Nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị đái thái đường thai kỳ
Nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị đái thái đường thai kỳ

Ngoài ra, một số yếu tố còn làm tăng nguy cơ bị đái thái đường thai kỳ mà bạn cần lưu ý như sau:

  • Thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai.
  • Đã từng mắc đái tháo đường thai kỳ ở những lần mang thai trước.
  • Phụ nữ đã từng sinh con nặng hơn 4kg, hoặc đã từng bị lưu thai ở giai đoạn 3 tháng cuối, hay từng thảy sai nhiều lần liên tiếp.
  • Mẹ bầu mắc chứng buồng trứng đa nang.
  • Mẹ bầu mắc bệnh mạn tính như tim mạch, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu,…
  • Tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường.

Một số biến chứng có thể gặp khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ

Tăng huyết áp và tiền sản giật là 2 biến chứng nghiêm trọng đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Đái tháo đường thai kỳ nếu không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng như tăng nguy cơ sinh non, dọa sảy tự nhiên, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.,…

Khi lượng đường trong máu của mẹ bầu cao hơn bình thường sẽ khiến thai nhi phát triển quá nhanh, cân nặng lúc sinh khá lớn (thường là trên 4 kg). Khi thai quá lớn có thể gặp chấn thương lúc sinh như sai khớp vai, liệt thần kinh cánh tay, gãy xương đòn, ngạt,….

Nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kiểm soát tốt đường huyết
Nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kiểm soát tốt đường huyết

Nguy cơ suy yếu thai cũng cao gấp 4 lần, dễ mắc các dị tật bẩm sinh. Nguy cơ sinh non hoặc trẻ gặp phải hội chúng suy hô hấp và sẽ phải chăm sóc đặc biệt sau sinh. Bên cạnh đó là các nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn ở trẻ như hạ glucose máu, hạ canxi máu, tăng bilirubin máu, chứng đa hồng cầu. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch và béo phì.

Đối với mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ, nếu không kiểm soát gluose không tốt sẽ dễ bị cao huyết áp dẫn đến tình trạng sản giật, tiền sản giật gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Bên cạnh đó là nguy cơ nhiễm khuẩn niệu. Tình trạng nhiễm khuẩn niệu có thể không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, và chỉ được phát hiện trong những lần khám thai định kỳ.

Nhiếm khuẩn niệu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng viêm đài bể thận cấp. Đây là nguyên nhân gây ra các tai biến khác như nhiễm ceton, sinh non hoặc nhiễm trùng ối. Về lâu dài, khi có tiền sử đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguy cơ cao diễn tiến thành đái tháo đường type 2 trong tương lai.

Giảm nguy cơ tiến triển mạn tính của đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ gây rối loạn lượng đường trong máu thời kỳ mang thai. Lượng đường cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ và cả mẹ bầu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát để giảm nguy cơ tiến triển mạn tính của đái tháo đường thai kỳ bằng một số giải pháp dưới đây:

Tuân thủ chế độ ăn có lợi cho đái tháo đường

Theo các chuyên gia sức khỏe, một chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa để quản lý bệnh đái tháo đường thai kỳ. Chế độ ăn kiêng có lợi cho người đái tháo đường thai kỳ thường bổ sung protein và tránh carbohydrate cũng như đường.

Các loại thực phẩm lành mạnh mà mẹ bầu có thể bổ sung như: protein (thịt nạc, cá, trứng, thịt gà, các loại đậu), chất béo lành mạnh (hạnh nhân, dầu ô liu, dầu dừa), sữa chua không đường, sữa không đường, vitamin và chất xơ từ trái cây (đu đủ, bắp luộc, táo, bơ,)…

Tuân thủ chế độ ăn có lợi cho đái tháo đường thai kỳ
Tuân thủ chế độ ăn có lợi cho đái tháo đường thai kỳ

Khi bị đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu cũng nên tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ, thức uống chứa đường, nước ngọt, nước có gas, cà phê, rượu, bia và các chất kích thích khác.

Tham khảo ngay: Top 5 thức ăn nhẹ giàu protein tốt nhất cho bệnh tiểu đường

Tập thể dục nhiều hơn

Tăng cường vận động là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường. Khi tập thể dục sẽ giúp cơ thể nhạy cảm hơn với insulin mà tuyến tụy tạo ra. Nhờ đó, lượng đường trong máu sẽ được điều chỉnh và cân bằng.

Tập thể dục trước và trong thai kỳ sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Và nếu có mắc tiểu đường thai kỳ, thì việc duy trì tập thể dục với cường độ vừa phải trong 30 phút mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 trong tương lai ở mẹ bầu.

Bạn có thể lựa chọn các hoạt động nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga cho mẹ bầu, bơi lội, tập pilates cho thai phụ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về các động tác, bài tập phù hợp. Không nên lựa chọn các động tác dễ gây mất thăng bằng, té ngã, gây nguy hiểm.

Đồng thời lựa chọn quần áo khi tập phù hợp. Không tập quá sức và ngưng ngay khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt hay buồn nôn.

Duy trì cân nặng ổn định

Trong quá trình thai kỳ, giảm cân không phải là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, với mẹ bầu đái tháo đường thai kỳ thì việc duy trì cân nặng ổn định là điều cần thiết. Nếu cân nặng tăng quá nhiều thì nguy cơ mắc tiểu đường type 2 sẽ cao hơn, cùng với đó là biến chứng tim mạch và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì thế, mẹ bầu chỉ cần có chế độ ăn uống đủ để kiểm soát cân nặng và đảm bảo sữa có đầy đủ dinh dưỡng cho bé.

Tham gia chương trình “Thay đổi lối sống – Cùng mẹ bầu ổn định đường huyết”

Nếu bạn được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì đừng lo lắng, vì bạn không hề đơn độc khi được DiaB luôn đồng hành trong chương trình “Thay đổi lối sống – Cùng mẹ bầu ổn định đường huyết“. Với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng dày dặn kinh nghiệm luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ bạn, giúp ổn định đường huyết mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Thay đổi lối sống - Cùng mẹ bầu ổn định đường huyết
Thay đổi lối sống – Cùng mẹ bầu ổn định đường huyết

Trong vòng 7 tuần, đội ngũ chuyên gia DiaB sẽ giúp bạn xây dựng được chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, hướng dẫn kiểm soát đường huyết, nhận biết và kiểm soát stress trong thai kỳ, hướng dẫn các bài tập thiền cho mẹ và bé để phát triển toàn diện.  Bên cạnh đó là các thông tin, giải pháp giúp bạn phòng ngừa đái tháo đường type 2 sau sinh.

Bên cạnh đó, bạn còn được trang bị thêm máy đo đường huyết + 2 hộp que test, thực đơn dinh dưỡng cá nhân, cẩm nang dinh dưỡng và bộ dụng cụ cao cấp. Cùng với đó là tài khoản ứng dụng điện thoại DiaB miễn phí, cho phép bạn truy cập thư viện kiến thức, bài học về đái tháo đường đa dạng. Cùng các công cụ theo dõi và nhắc nhở đo đường huyết.

Tham gia chương trình “Thay đổi lối sống – Cùng mẹ bầu ổn định đường huyết” ngay TẠI ĐÂY.

Đái tháo đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn tuân thủ chế độ dinh dưỡng tốt, vận động thường xuyên, phù hợp thì sẽ vượt qua thai kỳ với sức khỏe và tinh thần tốt nhất. Và đừng quên rằng, DiaB là người bạn tuyệt vời, luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Liên hệ ngay Hotline: 0931 888 832 khi cần được giúp đỡ hoặc tư vấn nhé!

 

Nguồn tham khảo:

https://www.cdc.gov/diabetes/basics/gestational.html#:~:text=Gestational%20diabetes%20is%20a%20type,pregnancy%20and%20a%20healthy%20baby.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/symptoms-causes/syc-20355339 
http://www.benhvienbaichay.vn/news/chuyen-khoa-sau/nhung-bien-chung-nguy-hiem-cua-dai-thao-duong-thai-ky.html 

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Contact Me on Zalo