Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ: chỉ số, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

“Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ là gì?” luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Biểu hiện rõ nhất của bệnh này là lượng đường trong máu tăng cao quá mức bình thường. Và đái tháo đường thai kỳ chính là đái tháo đường nhưng chỉ diễn ra trong giai đoạn thai kỳ do thay đổi nội tiết tố.

Cùng tìm hiểu chi tiết về dấu hiệu cũng như chỉ số tiểu đường thai kỳ và chế độ ăn trong bài viết này. 

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Khi mang thai, một số thai phụ có thể bị tăng lượng đường trong máu. Tình trạng này được gọi là tiểu đường thai kỳ, thường phát triển giữa tuần thứ 24 hoặc tuần thứ 28 của thai kỳ. 

Trong thời gian mang thai, bạn có thể kiểm soát tiểu đường thai kỳ bằng cách ăn uống lành mạnh. Kiểm soát lượng đường trong máu để giữ cho bạn, em bé khỏe mạnh và ngăn ngừa sinh khó.

Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tuy nhiên, lượng đường trong máu sẽ trở lại mức bình thường ngay sau khi sinh. Nhưng một khi mắc tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 cao hơn. Chính vì vậy, bệnh nhân tiểu đường thai kỳ cần được kiểm tra những thay đổi về lượng đường trong máu thường xuyên hơn.

Tìm hiểu thêm: Ảnh hưởng của bệnh Đái tháo đường đến sức khỏe tinh thần

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ là gì?

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường không rõ ràng. Các triệu chứng nhẹ và chỉ được phát hiện trong những lần thăm khám định kỳ của thai phụ. Bạn có thể tham khảo những dấu hiệu sau đây của tiểu đường thai kỳ  để có thể phát hiện và kiểm soát bệnh kịp thời.

Dấu hiệu 1: thường xuyên đi vệ sinh

Dấu hiệu đầu tiên phải kể đến chính là thường xuyên đi vệ sinh.

Khi mang thai, do sự gia tăng của hormone hCG và tăng áp lực trên bàng quang, Điều này khiến mẹ bầu đi vệ sinh nhiều hơn trước kia. Đây là hiện tượng bình thường mà mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải. Cũng vì thế mà nhiều người không biết rằng đây chính là một dấu hiệu tiểu đường thai kỳ.

Vậy tại sao đi vệ sinh nhiều lại là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ?

Bệnh đái tháo đường hay tiểu đường xảy ra khi cơ thể gặp khó khăn trong việc tạo hoặc sử dụng insulin. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu cao đồng thời gây áp lực lên thận. Khiến cho việc đi vệ sinh thường xuyên hơn, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả giấc ngủ của thai phụ. 

Dấu hiệu 2: cảm thấy khô miệng, khát nước

Việc đi vệ sinh nhiều khiến cho cơ thể thai phụ bị mất nước và cần phải bổ sung thêm nước. Chính vì vậy mà dấu hiệu tiểu đường thai kỳ tiếp theo chính là thường xuyên bị khô miệng và muốn uống nước nhiều hơn. 

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ: cảm thấy khô miệng, khát nước
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ: cảm thấy khô miệng, khát nước

Dấu hiệu 3: Giảm thị lực trong thời gian ngắn

Một dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mà các mẹ bầu thường xuyên bỏ qua chính là giảm thị lực trong thời gian ngắn. Khi lượng đường trong máu tăng đột ngột, khiến cơ thể không kịp thích nghi dẫn đến tình trạng giảm thị lực.

Khi cơ thể đã dần thích nghi, thị lực sẽ trở lại như ban đầu. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên cẩn thận và thường xuyên kiểm tra máu nếu  thuộc những trường hợp sau: 

– Từng sinh bé nặng hơn 4,5 kg 

– Có mức cân nặng vượt chuẩn, chỉ số khối của cơ thể (BMI) vượt quá 30. Ví dụ: Cân nặng = 68 kg, Chiều cao = 165 cm (1,65 m). Cách tính: BMI = 68 /(1,65)^2 = 24,98 

Chỉ số BMI lý tưởng được các tổ chức y tế đưa ra là vào mức 18,5 - 25
Chỉ số BMI lý tưởng được các tổ chức y tế đưa ra là vào mức 18,5 – 25

– Có người thân bị tiểu đường hoặc bị tiểu đường thai kỳ

Tìm hiểu thêm về vấn đề giảm thị lực của tiểu đường thai kỳ qua bài viết: Phụ nữ mang thai và vấn đề thị lực

Dấu hiệu 4: cơ thể mệt mỏi

Khi mang thai, các tế bào có thể không  sử dụng được glucose để tạo năng lượng, khiến các mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải và không muốn làm gì. Cộng với mất nước có thể khiến tình trạng cơ thể trở nên xấu hơn.

Ngoài những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trên, còn có:

– Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu,… 

– Khó lành các vết trầy xước, vết thương. 

– Sụt cân không rõ nguyên nhân. 

Nếu có bất kỳ dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trên, thai phụ cần khám sức khoẻ ngay lập tức để phát hiện và có cách kiểm soát bệnh kịp thời. 

Tại Diab có chương trình Sống khỏe cùng đái tháo đường, hướng dẫn thay đổi lối sống, giúp bạn tự tin sống khỏe cùng đái tháo đường chỉ sau 12 TUẦN trên cơ sở 4 YẾU TỐ: Bệnh lý, Dinh dưỡng, Vận động, Tinh thần.

Chương trình được dựa theo Chương trình Giáo dục và Hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đường (DSMES) – Hoa Kỳ và đã mang lại những kết quả tích cực cho nhiều bệnh nhân. Tham gia ngay TẠI ĐÂY.

Những câu hỏi thường gặp về tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Nồng độ glucose trong máu cao khi mang thai có thể gây ra các vấn đề cho em bé của bạn, chẳng hạn như:

– Được sinh ra quá sớm, cân nặng quá nhiều. 

– Gây khó khăn cho việc sinh nở 

– Gặp các vấn đề về hô hấp

– Em bé của bạn nhiều khả năng sẽ bị thừa cân và mắc bệnh tiểu đường loại 2 khi bé lớn hơn.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sản phụ như thế nào?

Về lâu dài, các thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ tăng nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2 và các biến chứng liên quan đặc biệt là biến chứng tim mạch và các bệnh khác:

– Cao huyết áp

– Sinh non

– Nhiễm khuẩn niệu

Tuy nhiên, bạn cũng có thể kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ và hạn chế những biến  chứng cho cả mẹ và bé bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh. 

Tìm hiểu thêm: 3 điều bạn cần biết về tiền đái tháo đường

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ. Các khuyến nghị về chế độ ăn uống sau đây dành cho phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ KHÔNG dùng insulin.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để đảm bảo chất dinh dưỡng?

– Thịt nạc, cá, đậu hũ, yaourt, các loại sữa không béo và không đường. 

– Bổ sung các loại thực phẩm như: đậu đỗ, gạo lứt, các loại trái cây ít ngọt, củ quả, rau xanh. 

– Trong ngày nên ăn 3 bữa chính và 1 – 2 bữa ăn phụ. 

– Một lượng vừa phải ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, mì ống làm từ đậu và gạo, cộng với các loại rau có tinh bột, chẳng hạn như ngô và đậu Hà Lan. 

– Giữ số lượng và loại thực phẩm (carbohydrate, chất béo và protein) cân đối hàng ngày. Điều này có thể giúp bạn giữ lượng đường trong máu ổn định.

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với các chuyên gia sức khoẻ của Diab để được tư vấn về thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ. 

Thông tin liên hệ:

Email: lienhe@diab.com.vn

Hotline: 0768070727

Website: https://diab.com.vn/

Kết luận

Nếu không được điều trị, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các biến chứng về sức khỏe cho bạn và thai nhi. Hầu hết các cá nhân có thể kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ bằng chế độ ăn và tập thể dục. 

Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rõ về căn bệnh cũng như chế độ ăn uống, hoạt động phù hợp. Hãy để các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của Diab được đồng hành cùng bạn, giảm tối đa những biến chứng mà tiểu đường thai kỳ mang lại. 

thxduyen

Có thể bạn quan tâm:

Giải đáp về tiểu đường tuýp 1, chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1 là gì?

Bệnh đái tháo đường là gì? Phân loại và điều trị đái tháo đường hiệu quả

Chương trình Hướng dẫn Thay đổi lối sống – Phòng ngừa Đái Tháo Đường Típ 2

DiaB – Hệ sinh thái toàn diện dành riêng cho người Đái tháo đường

▪️ Chương trình Hướng dẫn kiểm soát đường huyết thông qua Thay đổi lối sống
▪️ Ứng dụng thông minh: Thư viện kiến thức và quản lý sức khỏe Đái tháo đường
▪️ Cửa hàng trực tuyến sản phẩm chăm sóc sức khỏe Đái tháo đường

Liên hệ tư vấn: 0931 888 832

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Call Now Button