Khi được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, nhiều mẹ bầu có thể lo lắng, ảnh hưởng đến tâm lý. Tuy nhiên, điều quan trọng mà bạn cần biết là bản thân không đơn độc và vẫn có thể có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh. Cùng DiaB tìm hiểu ngay 5 cách kiểm soát tiểu đường thai kỳ trong bài viết này.
1. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ là gì?
Theo thống kê của Liên đoàn Tiểu đường thế giới (IDF), tỷ lệ tiểu đường thai kỳ năm 2021 tại Việt Nam tăng lên 21,8%, cao hơn khoảng 5 lần so với giai đoạn 2001 – 2004, tức là cứ 7 phụ nữ mang thai lại có 1 người mắc bệnh.
Đây là điều đáng báo động, bởi vì trước đây bệnh tiểu đường thai kỳ thường phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai lớn tuổi. Nhưng hiện nay tình trạng bệnh xảy ra nhiều hơn ở những bệnh nhân trẻ tuổi.
Tham khảo thêm: Đái tháo đường thai kỳ, mối nguy hại tiềm ẩn cho mẹ và bé
Để đạt được mục tiêu điều trị tiểu đường thai kỳ tốt nhất, trước tiên phải phát hiện những dấu hiệu kịp thời. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường không rõ ràng. Hầu hết các trường hợp chỉ được phát hiện trong những lần khám thai định kỳ.
Một số phụ nữ có thể phát triển các triệu chứng nếu lượng đường trong máu quá cao chẳng hạn như:
– Thường xuyên khát nước, khô miệng
– Đi vệ sinh nhiều hơn bình thường thậm chí còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của thai phụ
– Khô miệng mệt mỏi mờ mắt ngứa hoặc tưa miệng ở bộ phận sinh dục
– Giảm thị lực trong thời gian ngắn
– Cơ thể mệt mỏi
Nếu bạn lo lắng về bất kỳ triệu chứng nào mà mình đang gặp phải, thai phụ cần khám sức khỏe ngay để được chẩn đoán sớm và kiểm soát bệnh kịp thời.
Tham gia ngay mini test của DiaB để kiểm tra nguy cơ mắc tiểu đường sớm nhất: https://diab.com.vn/bai-kiem-tra/kiem-tra-nhanh-nguy-co-dai-thao-duong/
Tìm hiểu chi tiết hơn về những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ tại đây: Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ: chỉ số, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
2. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể bạn không thể sản xuất đủ insulin trong thai kỳ. Insulin là một loại hormone do tuyến tụy tạo ra, hoạt động để đưa đường trong máu vào các tế bào trong cơ thể và tạo năng lượng.
Bên cạnh đó, khi mang thai, cơ thể tạo ra nhiều hormone hơn và trải qua những thay đổi khác, chẳng hạn như tăng cân. Những thay đổi này khiến các tế bào của cơ thể bạn sử dụng insulin kém hiệu quả, một tình trạng gọi là kháng insulin.
Tất cả phụ nữ mang thai đều bị kháng insulin trong giai đoạn cuối thai kỳ. Tuy nhiên, một số phụ nữ bị kháng insulin ngay cả trước khi mang thai. Họ bắt đầu mang thai với nhu cầu insulin tăng lên và có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
2. Top 5 điều nên làm để kiểm soát tiểu đường thai kỳ
Giống như các loại tiểu đường khác, tiểu đường thai kỳ gây rối loạn lượng đường trong máu thời kỳ mang thai. Lượng đường cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ và cả mẹ bầu.
Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ bằng 5 cách hiệu quả được các chuyên gia chứng nhận dưới đây.
Có thể cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ khi bị tiểu đường thai kỳ
Theo nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ được thực hiện để kiểm tra mối liên hệ giữa phụ nữ cho con bú với bệnh tiểu đường loại 2. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ cho con bú ít nhất 6 tháng có thể giảm 46% tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2
Điều này được lý giải là do việc cho con bú có thể giúp cải thiện chuyển hóa glucose và chất béo ở người mẹ. Hơn nữa, việc cho con bú còn giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường và giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.
Đặc biệt, để kiểm soát bệnh cũng như sản xuất sữa chất lượng, những người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ cho con bú cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Chế độ dinh dưỡng ở bà mẹ đang cho con bú
Duy trì cân nặng ổn định khi bị tiểu đường thai kỳ
Mặc dù giảm cân không phải là ưu tiên hàng đầu lúc này. Nhưng cân nặng tăng thêm có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và tiểu đường loại 2. Nhiều mẹ bầu sau khi sinh con thường có suy nghĩ rằng cần ăn nhiều hơn, đặc biệt là protein, chất béo và tinh bột để sản xuất sữa tốt cho con bú.
Song, thực tế là chỉ cần ăn đủ để kiểm soát cân nặng và đảm bảo sữa có đầy đủ dinh dưỡng. Mẹ bầu cần tránh tăng cân quá mức bằng cách dung nạp lượng calo vừa đủ, từ 2.200 – 2.500/ngày nếu có cân nặng trung bình. Nếu bạn thừa cân thì sẽ khoảng 1.800 calo/ngày.
Chưa kể những mẹ bị tiểu đường thì càng cần phải có chế độ ăn phù hợp, tránh tăng cân quá mức. Vì có thể dẫn đến béo phì, tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Tạo chế độ dinh dưỡng cân bằng khi bị tiểu đường thai kỳ
Elaine Duryea, MD, Trợ lý Giáo sư tại Khoa Sản phụ của Bệnh viện và Sức khỏe Parkland Hoa Kỳ cho biết: “Một chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa để quản lý bệnh tiểu đường thai kỳ. Những chế độ ăn kiêng này thường bổ sung protein và tránh carbohydrate cũng như đường.”
Lựa chọn thực phẩm lành mạnh bao gồm:
– Protein: thịt nạc, cá, trứng, thịt gà, các loại đậu như đậu đen, đậu nành, đậu đỏ,…
– Chất béo lành mạnh từ các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều không vỏ,…), dầu ô liu, dầu dừa. Các nguồn chất béo thực vật khác như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, mì ống, bột yến mạch.
– Các sản phẩm từ sữa ít chất béo, sữa chua không đường, sữa không đường,…
– Bổ sung vitamin, chất chống lão hoá và chất xơ từ trái cây: đu đủ, bắp luộc, táo, bơ,…
Nên tránh những thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có đường, nước ngọt, cà phê, rượu, bia, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ,…
Vận động nhiều hơn khi bị tiểu đường thai kỳ
Tập thể dục là một phần quan trọng để duy trì cân nặng khỏe mạnh cũng như bảo vệ sức khỏe toàn diện. Cả trước và trong khi mang thai, tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ. Tập thể dục giúp cơ thể nhạy cảm hơn với insulin mà tuyến tụy tạo ra, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine (một trong những tạp chí Y khoa có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới) cho thấy hoạt động vừa phải 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần giúp giảm 45% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sau khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bạn có thể lựa chọn các hoạt động nhẹ nhàng: yoga cho mẹ bầu, đi bộ, bơi lội, tập pilates cho thai phụ vào tam cá nguyệt thứ nhất,… Song song với đó, mẹ bầu cần lưu ý một số điều trong tập luyện để đảm bảo an toàn:
– Tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa về sự phù hợp của bài tập với cơ thể.
– Không tập các bài thể dục có nguy làm dễ làm các mẹ mất thăng bằng, té ngã, gây nguy hiểm.
– Lựa chọn quần áo tập phù hợp.
– Không tập quá sức. Ngưng tập ngay khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn,…
Tìm hiểu thêm: Kế hoạch hoạt động thể chất giảm lượng đường trong máu hiệu quả 2023
Cải thiện chất lượng giấc ngủ khi bị tiểu đường thai kỳ
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, vận động thì giấc ngủ cũng rất quan trọng với người bệnh tiểu đường thai kỳ. Những phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ trước khi mang thai có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn.
Vì thiếu ngủ mãn tính có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin của cơ thể, khiến mức đường trong máu tăng cao. Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy, tình trạng thiếu ngủ mãn tính có thể ảnh hưởng đến các hormone kiểm soát sự thèm ăn của cơ thể.
Tóm lại, việc thay đổi lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng phù hợp, đủ chất, vận động thường xuyên với những bài tập an toàn và ngủ đủ giấc có thể giúp bạn kiểm soát, ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ trở thành tiểu đường loại 2 một cách hiệu quả.
Elaine Duryea, MD, Trợ lý Giáo sư tại Khoa Sản phụ của Bệnh viện và Sức khỏe Parkland Hoa Kỳ đã chia sẻ về sự thay đổi tích cực của một bệnh nhân ở độ tuổi ngoài 40 của cô ấy.
Sau hai thập kỷ cố gắng thụ thai, người phụ nữ đã có đứa con đầu lòng. Tuy nhiên, cô ấy được chẩn đoán tiền tiểu đường trước khi mang thai và đã phát triển thành tiểu đường thai kỳ trong thời gian đó.
Tuy nhiên, bởi vì cô ấy siêng năng tuân theo kế hoạch ăn uống, vận động có lợi cho bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai. Cuối cùng cô ấy đã sinh ra một em bé xinh đẹp và khỏe mạnh.
Nếu bạn được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, đừng lo lắng vì bạn không đơn độc. Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng dày dặn kinh nghiệm của DiaB luôn sẵn sàng đồng hành hỗ trợ phụ nữ mang thai ổn định đường huyết mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
DiaB sẽ giúp mẹ bầu xây dựng chế độ ăn trong thai kỳ với đủ chất dinh dưỡng, hướng dẫn kiểm soát đường huyết và thiền cho mẹ và bé để phát triển sức khỏe toàn diện. Tham gia ngay với DiaB tại đây: https://tieuduongthaiky.diab.com.vn/
Kết luận
Có thể nói tiểu đường thai kỳ giống như một bài kiểm tra sức khỏe trong tương lai của bạn. Nếu luôn tuân thủ một chế độ dinh dưỡng tốt, vận động thường xuyên, ngủ đủ giấc thì chắc chắn rằng bạn sẽ vượt qua bài kiểm tra này với sức khỏe và tinh thần tốt nhất.
Ngoài ra, kiểm soát đường huyết và thay đổi lối sống sau khi sinh là rất quan trọng để hạn chế nguy cơ chuyển biến thành tiểu đường tuýp 2. Mẹ bầu sau sinh tiếp tục kiểm tra đường huyết đều đặn. Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ về việc tự kiểm tra đường huyết và tuân thủ chế độ ăn uống.
Đừng quên rằng, DiaB luôn sẵn sàng là người bạn đồng hành tuyệt vời của bạn. Hotline: 0768070727
thxduyen
Có thể bạn quan tâm:
5 cách chữa rối loạn giấc ngủ ở người tiểu đường đã được chứng minh
Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ: chỉ số, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
Phát hiện sớm 4 dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ