5 cách chữa rối loạn giấc ngủ ở người tiểu đường đã được chứng minh

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có chất lượng giấc ngủ kém hoặc rối loạn giấc ngủ. Tin tốt là việc thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục có thể cải thiện lượng đường trong máu cũng như nâng cao chất lượng giấc ngủ. Cùng tìm hiểu chi tiết 5 cách giúp bạn ngủ ngon hơn.

1. Vì sao người tiểu đường thường bị rối loạn giấc ngủ? 

Mối quan hệ giữa giấc ngủ và đường huyết là không thể phủ nhận. Bệnh tiểu đường có thể gây rối loạn giấc ngủ và ngược lại, thiếu ngủ cũng khiến cho người bị tiểu đường khó kiểm soát đường huyết. 

Khi lượng đường trong máu cao sẽ được đào thải qua đường tiểu. Điều này khiến thận hoạt động nhiều để loại bỏ lượng đường thừa ra khỏi cơ thể khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn. 

Bệnh tiểu đường có thể gây rối loạn giấc ngủ và ngược lại
Bệnh tiểu đường có thể gây rối loạn giấc ngủ và ngược lại

Vào ban đêm, những lần đi vệ sinh thường xuyên này dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn. Hơn nữa, lượng đường trong máu cao cũng có thể gây đau đầu, tăng cảm giác khát nước và mệt mỏi từ đó gây rối loạn giấc ngủ ở người bệnh tiểu đường.

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ hoặc bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào khác, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và nhận lời khuyên tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: Kế hoạch hoạt động thể chất giảm lượng đường trong máu hiệu quả 2023

2. Một giấc ngủ ngon quan trọng với người bệnh tiểu đường thế nào? 

Mọi người đều cần một giấc ngủ ngon và điều này đặc biệt quan trọng khi bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Gregg Faiman, MD, bác sĩ tại Trung tâm Y tế Đại học Bệnh viện Cleveland ở Ohio cho biết: “Ngủ không đủ giấc có thể tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu, cả ngắn hạn và dài hạn. Trên thực tế, giấc ngủ cũng cần thiết cho sức khỏe của bạn như chế độ dinh dưỡng và tập thể dục.”

Ngủ không đủ giấc có thể tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu
Ngủ không đủ giấc có thể tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu

Ngủ quá ít gây căng thẳng cho cơ thể, khiến cơ thể giải phóng các hormone, bao gồm cả cortisol. Cortisol làm tăng khả năng kháng insulin và tăng lượng đường trong máu. 

Mặt khác, ngủ quá nhiều cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của những người mắc bệnh tiểu đường. Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2020 trên Diabetologia, những người mắc bệnh tiểu đường ngủ nhiều hơn (hoặc ít hơn) bảy giờ có nguy cơ tử vong cao hơn so với những người ngủ đủ bảy giờ.

Tóm lại, ngủ đủ giấc là cần thiết cho sức khỏe vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự thèm ăn, điều chỉnh tâm trạng và năng lượng. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, ngủ ít hơn có thể gây buồn ngủ vào ban ngày, điều này có thể ảnh hưởng đến thói quen sống.

Tìm hiểu thêm: Các vấn đề về giấc ngủ của bệnh tiểu đường

3. 5 cách để ngủ ngon hơn khi bạn mắc bệnh tiểu đường 

Dưới đây là một số cách đã được chứng minh có thể giúp bạn cải thiện giấc ngủ khi mắc bệnh tiểu đường.

3.1. Kiểm soát lượng đường trong máu 

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng lượng đường trong máu vượt quá mức bình thường, thì việc kiểm soát lượng đường trong máu là quan trọng giúp bạn ngủ ngon hơn. 

Những điều chỉnh đơn giản đối với chế độ dinh dưỡng có thể giúp bạn đạt được các chỉ số đường huyết trong phạm vi an toàn trước khi đi ngủ. Ví dụ, ăn nhiều rau và hạn chế tinh bột vào bữa tối. Đi bộ ngắn, tập hít thở sâu hoặc vươn vai cũng có thể tác động tích cực đến lượng đường trong máu. 

3.2. Hình thành thói quen trước khi ngủ 

Bên cạnh kiểm soát lượng đường huyết, việc hình thành một thói quen trước khi ngủ sẽ giúp tinh thần thoải mái và thư giãn, hạn chế rối loạn giấc ngủ. Có một thói quen trước khi ngủ phù hợp với cuộc sống của bạn và có thể thực hiện hàng ngày là tốt nhất. Ví dụ như: đi dạo, nghe nhạc thư giãn, đọc sách giấy, dưỡng da,…

Ngoài ra, sự thoải mái cũng rất quan trọng. Ưu tiên chọn mặc quần áo rộng rãi, chọn giường và gối phù hợp với sở thích của bạn. Giữ cho căn phòng với độ tối phù hợp, không quá tối cũng không quá sáng để có giấc ngủ ngon hơn. 

Ưu tiên chọn mặc quần áo rộng rãi, chọn giường và gối phù hợp với sở thích của bạn
Ưu tiên chọn mặc quần áo rộng rãi, chọn giường và gối phù hợp với sở thích của bạn

Không chỉ vậy, bạn có thể đặt mục tiêu đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Những thói quen này có thể hạn chế sự rối loạn giấc ngủ từ đó cải thiện lượng đường trong máu.

Một điều khác cần lưu ý là không nên lạm dụng giấc ngủ ngắn. Những giấc ngủ ngắn chỉ nên trong khoảng 20 phút và giới hạn vào đầu giờ chiều. Ngủ trưa muộn hơn có khả năng làm mất ngủ vào buổi tối.

3.3. Tắt thiết bị điện tử vào ban đêm 

Theo một nghiên cứu năm 2020, sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, bao gồm cả điện thoại thông minh, có thể gây mệt mỏi, tâm trạng tiêu cực và rối loạn giấc ngủ. 

Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử cũng có thể làm tăng sự tỉnh táo và khiến bạn khó ngủ hơn. Nếu có thể, hãy tránh xem màn hình ít nhất một giờ trước khi đi ngủ và không nên để điện thoại cạnh giường. 

3.4. Hạn chế sử dụng cafein vào buổi chiều

Cafein là một chất kích thích và có rất nhiều tác dụng phụ. Lượng cafein tăng cao nhất thường xảy ra sau 30 phút tiêu thụ, tuy nhiên, tác dụng của nó có thể kéo dài từ hai đến mười giờ. 

Uống cafe vào buổi chiều hoặc buổi tối có thể làm tăng sự tỉnh táo, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và ngủ không ngon giấc. Đồng thời nó cũng làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn.

Nếu có thể, hãy cố gắng cắt giảm hoặc giảm hoàn toàn lượng cafein để cải thiện giấc ngủ và sức khoẻ tổng thể.

3.5. Luyện tập thể dục đều đặn

Cuối cùng trong các cách chữa rối loạn giấc ngủ ở người bệnh tiểu đường là luyện tập thể dục đều đặn. Tập thể dục thường xuyên có nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường. Nó giúp làm giảm tình trạng kháng insulin – hormone giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và cho phép cơ thể sử dụng đường để cung cấp năng lượng.

Đặc biệt, tập thể dục thường xuyên không chỉ cải thiện lượng đường trong máu mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, duy trì cân nặng ổn định và ngủ ngon hơn. Hãy bắt đầu từ những hoạt động nhẹ nhàng, làm điều gì đó bạn thích và phát triển dần. 

Dù chỉ 10 phút mỗi ngày vẫn tốt hơn là không làm gì. Ngoài ra, trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ tập luyện nào, hãy đảm bảo nhận được lời khuyên từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.

Nếu bạn vẫn chưa biết nên bắt đầu từ đâu, chế độ ăn uống như thế nào là hợp lý hay hoạt động thể chất nào phù hợp với tình trạng sức khoẻ. Tham gia ngay chương trình Sống khỏe cùng Đái tháo đường của DiaB.

Tham gia chương trình, bạn sẽ được hỏi đáp trực tiếp cùng các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Chương trình hoàn toàn online nên bạn có thể tham gia mọi lúc, mọi nơi. Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của DiaB sẽ tạo lộ trình cá nhân hoá phù hợp và hiệu quả nhất với bạn. 

Tham gia ngay tại đây: https://chuongtrinh.diab.com.vn/ 

Kết luận

Giấc ngủ ngon là một trong nhiều việc bạn làm hàng ngày để giữ cho mình khỏe mạnh. Rối loạn giấc ngủ có thể là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và có thể góp phần làm tăng lượng đường trong máu. Hy vọng với 5 cách trong bài viết có thể giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình. 

Đừng ngần ngại liên hệ với DiaB để được tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ chuyên nghiệp. 

Website: https://diab.com.vn/ 

Ứng dụng DIAB: https://diab.com.vn/giai-phap/ 

Hotline: 0768070727

thxduyen

Có thể bạn quan tâm:

Top 5 thức ăn nhẹ giàu protein tốt nhất cho bệnh tiểu đường

8 loại trái cây dành cho người tiểu đường tốt nhất

Top 6 các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 bạn cần lưu ý

DiaB – Hệ sinh thái toàn diện dành riêng cho người Đái tháo đường

▪️ Chương trình Hướng dẫn kiểm soát đường huyết thông qua Thay đổi lối sống
▪️ Ứng dụng thông minh: Thư viện kiến thức và quản lý sức khỏe Đái tháo đường
▪️ Cửa hàng trực tuyến sản phẩm chăm sóc sức khỏe Đái tháo đường

Liên hệ tư vấn: 0931 888 832

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Call Now Button