3 LOẠI GẠO KHUYÊN DÙNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Tinh bột là nguồn dinh dưỡng cung cấp phần lớn năng lượng cho cơ thể. Vì vậy, để cung cấp tinh bột cho bữa ăn, nhiều gia đình thường lựa chọn gạo trắng. Tuy nhiên, đây là loại tinh bột có khả năng làm tăng đường huyết nhanh, khiến người Đái tháo đường gặp “rắc rối” khi tiêu thụ nhiều. 

Nói rõ hơn, thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn (glucose/bánh mì trắng) được xác định bằng chỉ số đường huyết thực phẩm (gọi tắt là chỉ số GI). 

Chuyên gia Dinh dưỡng gợi ý:

7 bữa sáng cho người bệnh tiểu đường đủ chất và khoa học

4 loại đường dành cho người tiểu đường tốt nhất

GI dao động từ 1-100, mà gạo trắng có chỉ số GI lên đến 83, được xem là một trong những “hung thần” của người Đái tháo đường. Vì lẽ đó, không ít người tìm cách thay thế loại thực phẩm này bằng những loại gạo có chỉ số GI thấp hơn.

Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng diaB, sau đây là 3 loại gạo thay thế giúp người bệnh vừa kiểm soát đường huyết, vừa đảm bảo nhu cầu năng lượng: 

Gạo lứt (GI <68)

Sau gạo trắng, gạo lứt là loại gạo được nhiều nhà sử dụng vì những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Trong gạo lứt có chứa hàm lượng chất xơ cao và hợp chất flavonoid có tác dụng chống oxy hóa sẽ làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

Gạo mầm (GI <58 )

Gạo mầm thực chất là gạo lứt được nảy mầm trong môi trường thích hợp, có hàm lượng chất xơ gấp 3 lần gạo trắng, giúp bổ sung canxi và các loại vitamin B1, B6 cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, gạo mầm còn chứa hàm lượng gaba cao, giúp duy trì lượng đường trong máu luôn ổn định. 

Gạo đen (GI <55)

hay còn gọi là gạo cẩm, gạo tím vì có màu tím than đặc trưng do chất Anthocyanin mang lại. Chất này có tính oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ người Đái tháo đường khỏi tổn thương tế bào và các triệu chứng viêm.

Để hạn chế tình trạng dư thừa đường trong máu, người Đái tháo đường cũng cần chú ý một số loại thức ăn có nguồn gốc từ gạo, hạt có chỉ số GI cao nhưng thường bị hiểu lầm như: 

  • Cháo từ gạo trắng (GI = 78): Vốn có nguồn gốc từ gạo trắng, vậy nên khá dễ hiểu khi cháo từ loại gạo này cũng có chỉ số GI khá cao. Người Đái tháo đường cần đặc biệt chú ý khi sử dụng loại cháo này, nhất là khi đau ốm cần tiêu thụ những loại thức ăn dễ tiêu, dễ nuốt.
  • Cháo từ yến mạch ăn liền (GI = 79): Nhiều người thường nhầm lẫn giữa yến mạch nguyên cám và yến mạch ăn liền. Theo đó, yến mạch nguyên cám là loại thực phẩm không qua bất kỳ giai đoạn chế biến nào, cực kỳ tốt cho người Đái tháo đường. Ngược lại, quá trình chế biến khiến yến mạch ăn liền trở thành thực phẩm có GI cao. Nếu tiêu thụ nhiều, người Đái tháo đường sẽ mắc phải tình trạng đường huyết tăng cao khó kiểm soát. 

Chuyên gia Dinh dưỡng gợi ý Top 5 thức ăn nhẹ giàu protein tốt nhất cho bệnh tiểu đường

Nói tóm lại, để có được chế độ dinh dưỡng phù hợp, thứ người Đái tháo đường cần quan tâm không chỉ là cách phối hợp tỷ lệ các nhóm chất, mà còn là chỉ số GI của từng thực phẩm. Những việc làm này giúp người bệnh có được thực đơn an toàn, đầy đủ chất dinh dưỡng để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.

DiaB – Hệ sinh thái toàn diện dành riêng cho người Đái tháo đường

▪️ Chương trình Hướng dẫn kiểm soát đường huyết thông qua Thay đổi lối sống
▪️ Ứng dụng thông minh: Thư viện kiến thức và quản lý sức khỏe Đái tháo đường
▪️ Cửa hàng trực tuyến sản phẩm chăm sóc sức khỏe Đái tháo đường

Liên hệ tư vấn: 0931 888 832

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Contact Me on Zalo