Top 6 các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 bạn cần lưu ý

Hiểu rõ về các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 là rất quan trọng, để có thể chẩn đoán sớm và có phương pháp điều trị hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 6 triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường tuýp 2, cách chẩn đoán, kiểm soát và phòng ngừa bệnh.

1. Chi phí điều trị cho người bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường, một bệnh mãn tính nguy hiểm và đang gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam. Nó không chỉ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, mà còn có thể gây nguy hiểm tính mạng. Không chỉ vậy, gánh nặng về chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân và xã hội cũng là một yếu tố mối lo ngại lớn.

Theo đó, hàng năm trung bình chi phí điều trị cho người bệnh tiểu đường không có biến chứng là 206 USD tương đương gần 5 triệu VNĐ. Với người bệnh tiểu đường có biến chứng, chi phí điều trị hàng năm là 398 USD tương đương 10 triệu VNĐ. Tổng chi phí điều trị hàng năm tại Việt Nam là 1,9 tỷ USD. Một con số đáng lo ngại.

Chi phí điều trị cho người bệnh tiểu đường
Chi phí điều trị cho người bệnh tiểu đường

Ngoài ra, tỷ lệ biến chứng tiểu đường ở Việt Nam khá cao so với các nước trên thế giới. Trong số hơn 3 triệu bệnh tiểu đường loại 2 đã được chẩn đoán tại Việt Nam thì có đến 65% người bệnh đã xuất hiện biến chứng (dẫn đầu là tim mạch, thần kinh…). 

Tỷ lệ biến chứng tiểu đường ở Việt Nam khá cao so với các nước trên thế giới
Tỷ lệ biến chứng tiểu đường ở Việt Nam khá cao so với các nước trên thế giới

Theo ước tính, Việt Nam có khoảng 57.200 ca tử vong/ 1 năm liên quan tới tiểu đường hoặc 1.100 ca tử vong do tiểu đường/1 tuần. Đó đều là những con số “biết nói” về nguy hiểm của bệnh tiểu đường. 

Hãy cùng DIAB tham gia một bài kiểm tra nhỏ về nguy cơ mắc tiểu đường ngay bây giờ để phát hiện kịp vời và có phương pháp điều trị hợp lý: 

https://diab.com.vn/bai-kiem-tra/kiem-tra-nhanh-nguy-co-dai-thao-duong/

Tham khảo thêm: 65% bệnh nhân đái tháo đường biến chứng, chi phí điều trị lớn

1. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể khá nhẹ nên có thể bạn không nhận thấy chúng. Khoảng 8 triệu người có các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 mà không hề biết điều đó. Hơn nữa, theo Bộ Y tế Việt Nam, tỷ lệ người bị tiểu đường nhưng chưa được chẩn đoán tại nước ta là 69,9%. 

Các triệu chứng tiểu đường tuýp 2 có thể là:

1.1. Thèm ăn và khát nước 

Một trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường đầu tiên của tiểu được tuýp 2 là cảm thấy khát nước thường xuyên và hay đi vệ sinh nhiều hơn bình thường. 

Khi cơ thể không thể sử dụng đường glucose trong máu một cách hiệu quả, dẫn đến một số biến đổi sinh lý gây ra cảm giác thèm ăn và khát nước.

Cùng với đó, mức đường trong máu tăng lên, cơ thể cố gắng loại bỏ nó qua đường tiểu. Điều này dẫn đến việc tiểu nhiều hơn bình thường. Từ đó gây ra tình trạng mất nước khiến bệnh nhân cảm thấy khát cả ngày lẫn đêm và cần uống nhiều nước hơn bình thường.

1.2. Tăng cân hoặc khó giảm cân

Tình trạng tăng cân hoặc khó giảm cân trong thời gian dài cũng là một trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Tình trạng tăng cân có thể xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng đường glucose hiệu quả và đồng thời tăng lượng insulin để cố gắng điều chỉnh mức đường trong máu. Insulin là một hormone chịu trách nhiệm điều hòa mức đường trong máu và cũng có thể góp phần vào việc tích trữ mỡ trong cơ thể. 

Tăng cân hoặc khó giảm cân là một trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2
Tăng cân hoặc khó giảm cân là một trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2

Mặt khác, một số người bị tiểu đường tuýp 2 có thể gặp khó khăn trong việc giảm cân. Điều này do cơ thể thiếu insulin hoặc không sử dụng insulin tốt, dẫn đến tăng đường huyết, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo và giảm sự đốt cháy calo.

Một số yếu tố nữa cũng có thể ảnh hưởng đến tăng cân hoặc khó giảm cân ở người bị tiểu đường tuýp 2 bao gồm chế độ ăn uống và mức độ hoạt động thể chất. Vì vậy, việc xây dựng một lối sống lành mạnh sẽ giúp phòng ngừa  đái tháo đường tuýp 2 đối những người có nguy cơ cao hoặc đang được chẩn đoán tiền đái tháo đường.

Đồng thời, thay đổi lối sống, tạo dựng những thói quen lành mạnh cũng nằm trong hướng dẫn điều trị dành cho người bệnh đái tháo đường tuýp 2, giúp giảm từ 1 – 2% HbA1c.

1.3. Hay cảm thấy mệt mỏi

Cơ thể mệt mỏi là một trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 khá phổ biến. Khi cơ thể không thể sử dụng đường glucose một cách hiệu quả, điều này dẫn đến sự suy giảm năng lượng và mệt mỏi.

Khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, đường trong máu không thể đi vào các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thay vào đó, glucose tích tụ trong máu gây ra sự suy giảm năng lượng và mệt mỏi.

1.4. Sự thay đổi tâm trạng và tinh thần

Một số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 sẽ dễ trở nên khó chịu, cáu gắt và khó tập trung, do có yếu tố sau:

– Mất cân bằng đường huyết 

Khi chỉ số đường trong máu không được kiểm soát tốt, có thể xảy ra biến động trong mức đường huyết. 

Mức đường huyết thấp (hạ đường huyết) có thể gây ra cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, khó tập trung, cáu gắt và khó chịu. Mức đường huyết cao (tăng đường huyết) có thể làm cho người bị tiểu đường cảm thấy căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi và có thể tạo ra sự khó chịu và thay đổi tâm trạng.

– Các biến chứng và yếu tố liên quan 

Các biến chứng của tiểu đường tuýp 2 chẳng hạn như tổn thương thần kinh, các vấn đề tim mạch, hoặc vấn đề thận có thể gây ra sự thay đổi tâm trạng và tinh thần. Ngoài ra, sự lo lắng về tình trạng sức khỏe cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của người bệnh.

– Hormone và yếu tố sinh lý 

Các biến đổi hormone do tiểu đường tuýp 2 sẽ góp phần vào sự thay đổi tâm trạng và tinh thần. Ví dụ, mức đường glucose không ổn định có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone như insulin, serotonin và cortisol, có thể làm thay đổi cảm xúc.

Và ngược lại, tress, thay đổi tâm trạng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số đường huyết. 

Stress cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số đường huyết
Stress cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số đường huyết

Vì khi stress những hormone như adrenalin hay cortisol được giải phóng vào máu khiến nhịp thở của bệnh nhân tăng cao. Do vậy, máu đến nhiều hơn ở ngoại biên và cơ thể không thực hiện chuyển hóa glucose nên đường huyết tăng cao. Ngoài ra chúng còn có đặc tính kháng insulin nên càng làm trầm trọng bệnh lý này hơn.

Mặt khác khi cơ thể bị stress một số bệnh nhân thường có xu hướng ăn uống nhiều hơn bình thường để giải tỏa căng thẳng. Chính việc ăn uống không cân bằng khiến cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn và gián tiếp gây nên bệnh cảnh tiểu đường.

Tìm hiểu thêm: Biến chứng đái tháo đường type 2: mối liên hệ đái tháo đường và tuyến tụy

1.5. Xuất hiện chấm đen trên da

Xuất hiện chấm đen trên da có thể là một trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2, được gọi là acanthosis nigricans. Đây là tình trạng mà da trở nên sạm màu, đặc biệt là ở các vùng như cổ, nách, khuỷu tay và khuỷu chân.

Khi mắc tiểu đường tuýp 2, sự kháng insulin hoặc mức đường huyết không ổn định có thể kích thích tăng sản xuất insulin, điều này làm tăng sản xuất melanin và dẫn đến xuất hiện chấm đen trên da.

Tuy chấm đen trên da không phải lúc nào cũng là triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng nó có thể là một dấu hiệu sức khỏe đáng chú ý và cần tham khảo ý kiến bác sĩ. 

1.6. Chậm lành vết thương

Cuối cùng, tiểu đường có thể ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương và phục hồi của cơ thể. Đây là một trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 dễ nhận biết nhất.

Tình trạng bệnh tiểu đường có thể gây ra sự suy giảm chức năng của các tế bào miễn dịch, giảm sự lưu thông máu và làm chậm quá trình tạo mô mới. Điều này dẫn đến việc vết thương lành chậm hơn so với người không mắc tiểu đường.

Ngoài ra, tiểu đường tuýp 2 có thể gây tổn thương đến hệ thần kinh, gọi là tổn thương thần kinh tiểu đường. Từ đó làm giảm cảm giác và khả năng nhận biết vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Tìm hiểu thêm về: Bệnh đái tháo đường là gì? Phân loại và điều trị đái tháo đường hiệu quả

2. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2?

Để chẩn đoán tiểu đường tuýp 2, Hiệp Hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) sử dụng 4 tiêu chuẩn sau đây: 

– Glucose huyết tương lúc đói (FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ.

– Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g OGTT ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

– HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol).

– Mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L) hoặc bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết. 

Xét nghiệm phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới và tiêu chuẩn quốc tế. Nếu không có triệu chứng của tăng glucose huyết, bệnh nhân không được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường.

Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán đái tháo đường

3. Kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 như thế nào?

Kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 là quá trình liên tục và đòi hỏi sự chăm sóc tổng thể để duy trì mức đường huyết ổn định.

3.1. Chế độ ăn uống lành mạnh 

Điều đầu tiên là chế độ ăn uống, những gì bạn nạp vào cơ thể. Tạo ra một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng, giàu dinh dưỡng và hạn chế đường giúp kiểm soát mức đường huyết. 

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát tiểu đường tuýp 2
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát tiểu đường tuýp 2

Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có đường cao, bữa ăn nhanh, thức ăn chế biến. Thay vào đó là rau, quả, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein ít chất béo. 

Tìm hiểu thêm: Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường – 1 kế hoạch dinh dưỡng hoàn hảo

3.2. Thực hiện hoạt động thể chất

Tập thể dục đều đặn có thể giúp cải thiện sự kiểm soát đường huyết. Bạn có thể thực hiện các hoạt động như đi bộ, chạy, bơi, đạp xe hoặc tham gia các lớp thể dục như aerobic. Hãy thảo luận với bác sĩ để xác định mức độ và loại hoạt động thích hợp cho bạn. 

3.3. Điều chỉnh cân nặng 

Nếu bạn có thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp cải thiện sự kiểm soát đường huyết. Kế hoạch giảm cân nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng và kết hợp với chế độ ăn uống và hoạt động thể chất. 

Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý cân bằng việc giảm cân để phù hợp với từng cá thể khác nhau. Cần đảm bảo đủ 3 yếu tố đường huyết – dinh dưỡng – năng lượng để làm việc và sinh hoạt hằng ngày.

3.4. Kiểm soát stress 

Stress có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mức đường huyết. Hãy tìm hiểu các phương pháp giảm stress như yoga, thực hành mindfulness, và tìm cách thư giãn và quản lý stress trong cuộc sống hàng ngày. 

3.5. Theo dõi y tế định kỳ 

Hãy tham gia các cuộc kiểm tra y tế định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn, kiểm tra các chỉ số y tế quan trọng như huyết áp, lipid máu và chức năng thận.

Theo các bác sĩ, chuyên gia sức khỏe, người bệnh tiểu đường cần đi khám sức khỏe thường xuyên hơn. Nên đi khám ít nhất 2 lần trong năm hoặc theo khuyến cáo của bác sĩ để chắc chắn sức khỏe luôn ổn định. 

Theo dõi y tế định kỳ để kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2
Theo dõi y tế định kỳ để kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2

Đặc biệt, DIAB có chương trình Hướng dẫn thay đổi lối sống – phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2. Với thời gian 12 tuần, chương trình giúp phòng ngừa hoặc trì hoãn bệnh đái tháo đường tuýp 2 và những vấn đề sức khoẻ khác.

Khi tham gia chương trình bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn trực tiếp từ các y bác sĩ, chuyên gia sức khỏe. Từ đó giúp bạn xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hình thành thói quen vận động, quản lý stress và suy nghĩ tích cực hơn. 

Tham gia cùng DIAB: https://tientieuduong.diab.com.vn/ 

4. Kết luận

Trên đây là các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn cần lưu ý. Đặc biệt, chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và giữ tinh thần luôn tích cực là “liều thuốc” tuyệt vời nhất giúp bạn kiểm soát và phòng ngừa tiểu đường tuýp 2. Liên hệ ngay với DIAB để được tư vấn bởi các bác sĩ, chuyên gia và huấn luyện viên sức khoẻ. 

Email: lienhe@diab.com.vn

Hotline: 0768070727

thxduyen

Có thể bạn quan tâm:

Giải đáp 5 thắc mắc về thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2

Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ: chỉ số, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

3 điều bạn cần biết về tiền đái tháo đường

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Contact Me on Zalo