Những điều cần biết về tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 là vấn đề sức khỏe đang phổ biến, có xu hướng gia tăng tại Việt Nam. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở những người trong độ tuổi trung niên đến lớn tuổi. Bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống nếu không được kiểm soát tốt.

Để hiểu rõ hơn về bệnh lý đái tháo đường type 2 là gì, nguyên nhân cùng các yếu tố nguy cơ gây bệnh, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của DiaB nhé.

Tiểu đường type 2 là gì?

Tiểu đường type 2 là bệnh lý rối loạn chuyển hóa mãn tính. Lúc này cơ thể không thể sử dụng insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả. 

Insulin là hormone trong cơ thể do tuyến tụy sản xuất, đảm nhận nhiệm vụ chuyển hoá glucose từ thức ăn làm năng lượng để phục vụ các hoạt động của cơ thể. Khi cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả, đồng nghĩa với việc lượng đường trong máu tăng cao. Nếu không có các giải pháp kiểm soát kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Tiểu đường type 2 là gì?
Tiểu đường type 2 là gì?

Theo các chuyên gia, tiểu đường type 2 được chia thành 2 giai đoạn:

  • Tiền tiểu đường: Lúc này cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng không đủ để chuyển hóa glucose hiệu quả.
  • Tiểu đường type 2: Cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể sản xuất đủ nhưng tế bào không thể sử dụng một cách hiệu quả như bình thường.

Theo số liệu thống kê từ một số báo cáo, tiểu đường type 2 có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi nhưng phổ biến ở những người lớn tuổi, nhất là đối tượng trên 45 tuổi. Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 2 không quá rõ ràng nhưng cũng là những cảnh báo mà cơ thể gửi đến bạn.

Một số dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ bạn đang mắc tiểu đường type 2 như: thường xuyên mệt mỏi, khát nước, vấn đề thị lực, đi tiểu nhiều trong ngày, sụt cân nặng đột ngột mà không rõ nguyên nhân cụ thể, vết thương lâu lành,… Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng này, bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe kịp thời.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện bài test nhỏ của DiaB để kiểm tra xem bản thân có nguy cơ mắc tiểu đường hay không ngay TẠI ĐÂY.

Nguyên nhân gây tiểu đường type 2?

Theo các chuyên gia sức khỏe, nguyên nhân gây ra tiểu đường type 2 rất phức tạp. Có nhiều nguyên nhân giống với nhiều bệnh lý khác khiến nhiều người nhầm lẫn. Một số nguyên nhân gây ra tiểu đường type 2 có thể kể đến như:

Thừa cân hoặc béo phì

Đây được xem là 2 yếu tố nguy cơ chính của tiểu đường type 2. Khi cân nặng vượt quá tiêu chuẩn, lượng mỡ thừa trong cơ thể sẽ làm tăng tình trạng kháng insulin khiến cơ thể khó có thể sử dụng insulin hiệu quả.

Thừa cân hoặc béo phì là yếu tố nguy cơ gây tiểu đường type 2
Thừa cân hoặc béo phì là yếu tố nguy cơ gây tiểu đường type 2

Tuổi tác

Tiểu đường type 2 thường gặp ở người lớn tuổi, nhất là những người từ độ tuổi 45 trở lên. Nguyên nhân là do cơ thể trở nên kém nhạy cảm với insulin khi lớn tuổi.

Di truyền

Trong gia đình có tiền sử mắc tiểu đường type 2 thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn ở thế hệ sau. Nguyên nhân là do con cháu có thể thừa hưởng các gen có liên quan đến bệnh tiểu đường type 2. Bên cạnh đó, một số căn bệnh di truyền cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Lối sống

Ngoài các yếu tố về tuổi tác, di truyền thì lối sống cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Chế độ sống lười vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ thừa cân hoặc béo phì, và tăng nguy cơ kháng insulin.

Sức khỏe tinh thần

Các yếu tố về sức khỏe tinh thần như căng thẳng, trầm cảm và lo lắng có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các yếu tố sức khỏe tinh thần có thể lằm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn từ 20% – 50% so với những người không bị các vấn đề này.

Một số bệnh lý khác

Ngoài các nguyên nhân trên, mộ số bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang, huyết áp cao, rối loạn lipid máu cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc như thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm: Tiểu đường type 2 có nguy hiểm không? 5 điều bạn cần biết

Phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2

Hiện nay, chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2 chủ yếu dựa trên kết quả xét nghiệm máu. Một số xét nghiệm máu thường được sử dụng trong việc tầm soát và chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2 bao gồm:

Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Xét nghiệm đường huyết lúc đói được thực hiện khi bạn nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. Nếu kết quả trả về trên 126 mg/dL thì bạn có thể mắc bệnh tiểu đường type 2.

Xét nghiệm đường huyết lúc đói để chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2
Xét nghiệm đường huyết lúc đói để chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2

Xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm HbA1c là việc theo dõi và đo lượng đường trung máu trung bình trong khoảng thời gian 3 tháng. Nếu kết quả trả về trên 6,5% thì bạn nên thăm khám để có kết luận chính xác về tình trạng bệnh hiện tại.

Liệu pháp dung nạp glucose đường uống

Liệu pháp dung nạp glucose đường uống cần được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Bạn cần nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng 75g glucose hòa tan trong 250-300ml nước và uống trong 5 phút. Trong 3 ngày trước đó, bạn cần ăn khẩu phần có khoảng 50-200 gam carbohydrate/ngày.

Nếu kết quả xét nghiệm có chỉ số đường huyết sau 1 giờ là 200 mg/dL hoặc chỉ số đường huyết sau 2 giờ là >= 200 mg/dL, thì bạn có nguy cơ cao mắc tiểu đường type 2.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán đái tháo đường theo Bộ Y Tế 2023

Biến chứng của tiểu đường type 2

Khi mắc tiểu đường type 2, nếu không được kiểm soát và dưới tác động tiêu cực của lượng đường trong máu cao có thể làm tiến triển thêm nhiều biến chứng làm ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan quan trọng cơ thể.

Biến chứng cấp tính

Một số biến chứng cấp tính ở bệnh nhân tiểu đường type 2 như:

  • Nhiễm toan ceton do tiểu đường: Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không thể tự sản xuất insulin để chuyển hóa đường từ thức ăn làm nặng lượng. Lúc này, cơ thể sẽ phân hủy chất béo để lấy năng lượng và tạo ra các chất ceton. Các chất này tích tụ trong máu và gây nhiễm toan. Tình trạng này gây ra 2 rối loạn sinh hóa nguy hiểm là rối loạn điện giải và tăng glucose trong máu.
  • Hạ đường huyết: Tình trạng này xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường. Hạ đường huyết có thể gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển đến hôn mê và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết: Đây được xem là biến chứng nghiêm trọng nhất của tiểu đường type 2 và có nguy cơ tỷ vong cao. Vì thế, việc cấp cứu ngay lập tức là điều cực kỳ quan trọng.
Đau đầu, buồn nôn khi bị hạ đường huyết
Đau đầu, buồn nôn khi bị hạ đường huyết

Biến chứng mạn tính

Khi lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài sẽ đẫn đến các biến chứng mạn tính của tiểu đường type 2. Một số biến chứng mạn tính phổ biến có thể kể đến như: bệnh tim mạch, bệnh thận, rối loạn thị giác, vấn đề về thần kinh, nhiễm trùng do suy yếu hệ thống miễn dịch, trầm cảm.

Các biến chứng mà DiaB liệt kê trên đây chỉ là là một phần nhỏ trong danh sách những vấn đề có thể tiến triển từ tiểu đường type 2. Vì thế, việc kiểm soát bệnh và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để ngăn ngừa và giảm thiểu các biến chứng là rất quan trọng.

Cách ngăn ngừa và kiểm soát tiểu đường type 2

Việc ngăn ngừa tiểu đường type 2 hoặc kiểm soát để hạn chế các biến chứng xảy ra là điều hoàn toàn có thể. Một số giải pháp bạn có thể thực hiện như sau:

Giữ cân nặng hợp lý

Thừa cân hoặc béo phì chính là những yếu tố nguy cơ gây ra chứng tiểu đường type 2. Vì thế, việc kiểm soát cân nặng ở mức ổn định và giảm cân khi đang thừa cân hoặc béo phì là cách giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 hiệu quả.

Tập thể dục thường xuyên

Các chuyên gia đã khẳng định rằng, việc tập thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp sẽ làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy của insulin và giảm nguy cơ tiến triển của bệnh tiểu đường type 2. Vì thế, dù đã được chẩn đoán mắc tiểu đường hay chưa thì bạn cũng nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.

Bài tập yoga phù hợp với người đái tháo đường type 2
Bài tập yoga phù hợp với người đái tháo đường type 2

Một số bài tập bạn có thể lựa chọn như: thể dục nhịp điệu, yoga, thiền,… Bạn nên lựa chọn bài tập mình yêu thích để có thể duy trì trong thời gian dài. Nên bắt đầu từ từ sau đó tăng dần thời gian và cường độ tập luyện.

Xem thêm: Thay đổi lối sống, bí quyết kiểm soát Đái tháo đường hiệu quả

Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống là yếu tố hàng đầu quyết định đến chỉ số đường huyết của người tiểu đường type 2. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy của insulin và giảm nguy cơ tiến triển các biến chứng của tiểu đường type 2.

Bạn nên tăng cường bổ sung chất xơ, ăn nhiều rau quả, trái cây có chỉ số đường huyết (GI) an toàn, ngũ cốc nguyên hạy và protein nạc. Đồng thời uống nhiều nước lọc để giữ cơ thể đủ nước và ngăn ngừa tình trạng mất nước. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế ăn đồ ngọt, đồ ăn nhanh và thức ăn chế biến sẵn.

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 thì bạn hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe. Các chuyên gia y tế có thể giúp bạn phát hiện sớm tình trạng đái tháo đường type 2 và bắt đầu điều trị kịp thời. 

Tham gia chương trình Thay đổi lối sống – phòng ngừa đái tháo đường type 2

Bằng cách thay đổi lối sống theo hướng tích cực, bạn có thể chủ động ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2 và hạn chế tiến triển các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng về về lối sống, ăn uống, vận động và chăm sóc sức khỏe tinh thần là điều cần thiết.

Để chủ động phòng ngừa tiểu đường type 2 cũng như hạn chế các biến chứng có thể xảy ra, bạn nên tham gia chương trình “Thay đổi lối sống – phòng ngừa đái tháo đường type 2 của DiaB.

Thay đổi lối sống – phòng ngừa đái tháo đường type 2
Thay đổi lối sống – phòng ngừa đái tháo đường type 2

Đến với chương trình, bạn sẽ được các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, vận động cung cấp các thông tin và hỗ trợ cần thiết để thay đổi lối sống khi được chẩn đoán tiền tiểu đường. Tham gia chương trình bạn sẽ được:

  • Tư vấn dinh dưỡng từ các chuyên gia để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Tư vấn tập thể dục phù hợp với cân nặng, thể trạng của mình. Từ đó có thể xây dựng được thói quen tập thể dục thường xuyên. 
  • Trò chuyện, giải đáp các thắc mắc về tiểu đường type 2, chế độ ăn uống hay tình trạng sức khoẻ cùng các chuyên gia 24/7. 

Tham gia chương trình “Thay đổi lối sống – phòng ngừa đái tháo đường type 2” ngay TẠI ĐÂY.

Tiểu đường type 2 là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cùng nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời. Nếu bạn hoặc người thân xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo về căn bệnh tiểu đường thì hãy tham gia chương trình “Thay đổi lối sống – phòng ngừa đái tháo đường type 2” của DiaB để nhận được sự hỗ trợ điều trị kịp thời từ các bác sĩ và chuyên gia nhé!

Nguồn tham khảo:

https://novi-health.com/library/what-is-type-2-diabetes 

https://vncdc.gov.vn/huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-benh-dai-thao-duong-tuyp-2-nd14582.html 

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Contact Me on Zalo