Kết quả nghiên cứu từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) cho thấy thay đổi lối sống giúp giảm đến 2% HbA1C, là một trong những phương pháp điều trị không sử dụng thuốc hiệu quả hàng đầu hiện nay.
Giảm chỉ số HbA1C giúp bảo vệ người bệnh hiệu quả
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 366 triệu người mắc Đái tháo đường, với người trong độ tuổi 20-79 chiếm 8,3% vào năm 2011. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 552 triệu vào năm 2030. Đái tháo đường có thể gây nên nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Hơn 50% số người mắc bệnh tiểu đường chết vì bệnh tim mạch, là nguyên nhân hàng đầu khiến cho người bệnh thận giai đoạn cuối cần chạy thận hoặc ghép thận. Đây cũng là nguyên nhân chính gây mù lòa do tổn thương võng mạc ở nhóm tuổi trưởng thành. Người mắc bệnh Đái tháo đường típ 2 cũng có nguy cơ bị cắt cụt chi dưới cao hơn gấp 25 lần so với người khỏe mạnh. Năm 2011, đái tháo đường đã gây ra khoảng 4,6 triệu ca tử vong trong độ tuổi 20-79.
Với người đái tháo đường, mục tiêu quan trọng là kiểm soát lượng đường trong máu để bảo vệ các cơ quan trong cơ thể. Và một trong những chỉ số “vàng” cần được kiểm soát chính là HbA1c hay Hemoglobin A1c hoặc A1c.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) đã chứng minh: Thay đổi lối sống có thể giảm đến 2% HbA1C. Đây là một kết quả vô cùng lý tưởng. Bởi giảm 1% HbA1c ở người Đái tháo đường típ 2 đã có thể giảm:
- 19% nguy cơ đục thủy tinh thể
- 16% nguy cơ suy tim
- 43% nguy cơ bị cắt cụt chi, tử vong do bệnh lý mạch máu ngoại biên
Cứ mỗi 1% chỉ số HbA1c giảm thêm, người bị Đái tháo đường típ 2 còn có thể giảm nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ lên đến 25%. Vấn đề đặt ra là phải thay đổi lối sống như thế nào để mang đến hiệu quả như mong muốn?
Bí quyết thay đổi lối sống cùng DiaB
Để duy trì chỉ số HbA1c ở giới hạn bình thường trong một thời gian dài, người bệnh cần phải tuân thủ hướng dẫn của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, vận động hợp lý kết hợp với việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế.
Đây là một trong những thách thức lớn khi người bệnh đái tháo đường không thể xây dựng cho mình một hệ sinh thái quản lý bệnh một cái toàn diện và chuyên sâu. Đặc biệt, khi tình hình dịch bệnh còn khá phức tạp, việc di chuyển đến phòng khám hay bệnh viện và tiếp xúc với nhiều người ở các cơ sở y tế thường tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Thấu hiểu những trăn trở đó, DiaB, ứng dụng hỗ trợ sống khỏe cùng Đái tháo đường, đã xây dựng một hệ sinh thái kỹ thuật số bằng cách cung cấp chương trình quản lý bệnh trên 4 yếu tố: bệnh lý, dinh dưỡng, vận động, tinh thần.
Nhờ đó, người bệnh sẽ được chăm sóc toàn diện theo xu hướng cá thể hóa với sự đồng hành của các bác sĩ, huấn luyện viên, chuyên gia tâm lý… để kiến tạo nên một lối sống lành mạnh từ thể chất đến tinh thần, giúp người bệnh đạt được mục tiêu giảm chỉ số HbA1C, giúp kiểm soát biến chứng của Đái tháo đường hiệu quả, đẩy lùi bệnh tật và tận hưởng một cuộc sống lạc quan, thoải mái và chất lượng hơn.
Để tìm hiểu và sử dụng DiaB, nền tảng ứng dụng sở hữu những tính năng tích hợp ưu việt trong việc theo dõi chỉ số, lập kế hoạch, nhắc nhở, giúp quản lý Đái tháo đường an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết tại https://diab.com.vn/vi/
Nguồn tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5426415/
- https://humamedical.com/y-nghia-lam-sang-cua-hba1c-trong-dai-thao-duong/