Hướng dẫn sử dụng bảng theo dõi đường huyết tại nhà cho người tiểu đường tuýp 2

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, việc theo dõi đường huyết thường xuyên tại nhà là một phần quan trọng của quá trình quản lý tình trạng bệnh, giúp phòng ngừa các biến chứng tiểu đường. Bảng theo dõi đường huyết tại nhà không chỉ giúp người bệnh tự kiểm soát tình trạng sức khỏe mà còn là công cụ hữu ích trong việc điều chỉnh lối sống và chăm sóc bản thân. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng bảng theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà một cách hiệu quả và tối ưu.

Tại sao cần theo dõi đường huyết tại nhà?

Theo dõi đường huyết tại nhà đúng cách không chỉ giúp người bệnh tránh được các biến chứng của tiểu đường mà còn giúp kiểm soát hiệu quả các tình huống khẩn cấp như hạ đường huyết, tăng đường huyết,… 

bảng theo dõi đường huyết tại nhà

Theo dõi đường huyết tại nhà giúp kiểm soát hiệu quả các tình huống khẩn cấp

Thói quen kiểm tra đường huyết thường xuyên cũng mang lại nhiều lợi ích khác như:

  • Đánh giá được mức độ bệnh đang ở mức nào.
  • Hiểu rõ những ảnh hưởng của tập thể dục và chế độ ăn uống đến chỉ số đường huyết. Từ đó, đưa ra được chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Nhận biết được các yếu tố như bệnh tật và căng thẳng ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào.
  • Đánh giá hiệu quả của thuốc tiểu đường đang sử dụng và cần thiết phải thay đổi liều lượng hay không.
  • Theo dõi thời điểm đường huyết tăng hoặc giảm quá mức trong ngày.

Tham khảo thêm: Các phương pháp theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà

Cách sử dụng bảng theo dõi đường huyết tại nhà

Thời điểm nên kiểm tra chỉ số đường huyết 

Đối với bệnh nhân đái tháo thường tuýp 2, nên thử đường huyết tại nhà theo các gợi ý sau:

  • Buổi sáng lúc đói, trước ăn trưa, trước ăn chiều.
  • Sau ăn 1-2 giờ các bữa sáng, trưa, chiều.
  • Trước khi đi ngủ.

Giải thích các thông số, nội dung trong bảng theo dõi đường huyết

Bảng theo dõi đường huyết chuẩn

Bảng theo dõi đường huyết chuẩn 

Chỉ số Glucose của người bình thường là bao nhiêu?

Glucose, hay còn được biết đến là đường, là nguồn năng lượng chính cung cấp cho cơ thể từ thực phẩm hàng ngày. Trong máu của chúng ta, có một lượng Glucose nhất định được duy trì để hỗ trợ các hoạt động hàng ngày:

  • Trước khi ăn: 90 – 130 mg/dl (tương đương 5 – 7,2 mmol/l).
  • Sau khi ăn khoảng 1 – 2 tiếng: Dưới 180 mg/dl (tương đương 10 mmol/l).
  • Trước khi đi ngủ: 100 – 150 mg/dl (tương đương 6 – 8,3 mmol/l).

Việc đo chỉ số Glucose trong các khoảng thời gian này giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân và có thể phát hiện sớm các vấn đề về tiểu đường.

Chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

Đo chỉ số Glucose khi đói (sau ít nhất 8 tiếng không ăn) với kết quả 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên cho thấy người đó có thể bị tiểu đường. Cần lưu ý rằng việc đo hai lần liên tiếp được khuyến nghị để đảm bảo kết quả chính xác hơn do có thể có sự biến động. 
Nếu chỉ số Glucose lần hai vẫn cao hơn 126 mg/dl (7 mmol/l), cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. Nếu chỉ số Glucose khi đói nằm trong khoảng 110 – 126 mg/dl (6,1 – 7 mmol/l), có thể đang gặp phải rối loạn đường huyết tiền tiểu đường. Trong trường hợp này, việc theo dõi và điều trị sớm là rất quan trọng để tránh những biến chứng nặng nề.
Chỉ số HbA1c cao sẽ dẫn đến nguy cơ bị các biến chứng của đái tháo đường tăng lên. Do đó, đo lường chỉ số HbA1c ở người bị bệnh đái tháo đường là việc cần thiết để đánh giá và kiểm soát đường huyết, giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả bệnh lý này. Chỉ số HbA1c bình thường ở ngưỡng < 5.7%. Nếu chỉ số này trong khoảng 5.7 – 6.4% sẽ phản ánh tình trạng tiền đái tháo đường. Nếu HbA1c ≥ 6.5% sẽ phản ánh tình trạng mắc bệnh đái tháo đường. 
Hiện nay, xét nghiệm HbA1C đã có dịch vụ kiểm tra tại nhà để thuận tiện cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không nên thử đo tiểu đường nhiều lần trong ngày mà nên đo định kỳ một thời điểm nhất định, khi đó kết quả theo dõi sẽ chính xác và khách quan.

Các rủi ro có thể gặp phải khi nằm ngoài ngưỡng chỉ số trong bảng theo dõi đường huyết

Ở người có sức khỏe bình thường, chỉ số HbA1c thường dưới 5.7%. Khi nằm trong khoảng 5.7 – 6.4%, bạn có thể gặp phải tiền tiểu đường nhưng tình trạng này chưa đến mức nguy hiểm. Tuy nhiên, càng gần với 6.4%, nguy cơ phát triển thành tiểu đường type 2 càng tăng.
Mức HbA1c từ 6.5% trở lên được coi là đặc điểm chẩn đoán của bệnh tiểu đường. Mức độ này càng cao, nguy cơ mắc các biến chứng của tiểu đường cũng tăng lên . Đặc biệt, HbA1c từ 9% trở lên được xem là mức độ nguy hiểm, tăng khả năng phát triển các biến chứng như phát triển đột quỵ, bệnh tim mạch, bệnh thận, tổn thương võng mạc, tổn thương thần kinh,…

Theo dõi đường huyết tại nhà

Chỉ số HbA1c cao làm gia tăng biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Nếu HbA1c của bạn đang ở mức nguy hiểm, điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ là cần thiết để đưa chỉ số này về mức an toàn, từ đó ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn.

Giải pháp tối ưu để sử dụng bảng theo dõi đường huyết tại nhà

Hiện nay, việc theo dõi đường huyết tại nhà dựa vào bảng theo dõi đường huyết ngày càng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Sử dụng ứng dụng tự chăm sóc và ổn định đường huyết, cùng với thiết bị có kết nối là giải pháp tối ưu giúp người tiểu đường tuýp 2 quản lý bệnh hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống. 
Nổi bật là ứng dụng DiaB. Đây là ứng dụng hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, vận động và thư giãn giúp quản lý đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, ứng dụng còn gợi ý thời gian đo đường huyết được cá nhân hóa theo bệnh lý. Các chỉ số sẽ được tự động lưu trữ để cảnh báo người dùng nếu chỉ số nằm ngoài ngưỡng an toàn. Điều này giúp giảm tải việc ghi chép chỉ số, đối sánh với bảng thủ công.

Tham khảo thêm: Các phương pháp theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà

Sử dụng ứng dụng tự chăm sóc và ổn định đường huyết DiaB sẽ giúp ích cho bạn trong việc quản lý tình trạng bệnh: 

  • Tự động cập nhật chỉ số lên app sau khi đo (*): Loại bỏ việc ghi chép thủ công, hạn chế sai sót, tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Cảnh báo khi nằm ngoài ngưỡng an toàn: Giúp bạn nhận biết sớm để điều chỉnh kịp thời, ổn định đường huyết, tránh biến chứng nguy hiểm do đường huyết cao hoặc thấp.
  • Biểu đồ xu hướng đường huyết: Cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình sức khỏe, theo dõi xu hướng thay đổi của đường huyết theo thời gian, giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp.

Tải ngay ứng dụng DiaB TẠI ĐÂY

Việc sử dụng bảng theo dõi đường huyết tại nhà là một phần quan trọng trong quá trình quản lý tình trạng bệnh tiểu đường type 2. Bằng cách sử dụng ứng dụng tự chăm sóc và thiết bị đo đường huyết tại nhà, người bệnh có thể dễ dàng theo dõi chỉ số đường huyết của mình và điều chỉnh lối sống một cách khoa học, hiệu quả. Điều này giúp người bệnh duy trì sức khỏe tốt và giảm nguy cơ phát sinh biến chứng do tiểu đường.

(*) Đối với các thiết bị có kết nối với ứng dụng DiaB

Nguồn tham khảo:

https://www.cdc.gov/diabetes/managing/managing-blood-sugar/bloodglucosemonitoring.html 

https://www.cdc.gov/diabetes/managing/managing-blood-sugar/a1c.html

https://www.webmd.com/diabetes/glucose-diabetes

DiaB – Hệ sinh thái toàn diện dành riêng cho người Đái tháo đường

▪️ Chương trình Hướng dẫn kiểm soát đường huyết thông qua Thay đổi lối sống
▪️ Ứng dụng thông minh: Thư viện kiến thức và quản lý sức khỏe Đái tháo đường
▪️ Cửa hàng trực tuyến sản phẩm chăm sóc sức khỏe Đái tháo đường

Liên hệ tư vấn: 0931 888 832

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Contact Me on Zalo