Đo đường huyết liên tục kết hợp thay đổi lối sống giúp giảm HbA1c

Đối với bệnh nhân đái tháo đường, việc kiểm soát chỉ số HbA1c là mục tiêu chính trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, việc thay đổi lối sống và tự theo dõi lượng đường trong máu, đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường.

loi_song_lanh_manh

Chỉ số HbA1c là gì?

HbA1c là một chỉ số dùng để chẩn đoán hoặc theo dõi đường huyết ở những người mắc bệnh đái tháo đường.

HbA1c là một loại hemoglobin gắn với đường glucose có trong máu, chỉ số HbA1c càng cao chứng tỏ lượng đường trong máu càng cao. HbA1c tồn tại trong suốt đời sống của hồng cầu, trung bình khoảng 120 ngày. Vì vậy, HbA1c cho biết lượng glucose trung bình trong 2-3 tháng trước khi đo đường huyết và cho biết đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân.

Những người mắc bệnh đái tháo đường cần kiểm tra chỉ số HbA1c thường xuyên để xác định xem mức đường huyết trung bình của họ có nằm trong phạm vi mục tiêu hay không. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo nên kiểm tra HbA1c hai lần một năm ở những bệnh nhân có đường huyết ổn định hoặc được kiểm soát tốt và kiểm tra 3 tháng một lần ở những bệnh nhân thay đổi thuốc hoặc đường huyết không được kiểm soát tốt.

xet_nghiem_HbA1c

Chỉ số HbA1c dùng để chẩn đoán và theo dõi đường huyết

Vì sao người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát chỉ số HbA1c?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đái tháo đường là một bệnh chuyển hóa mãn tính, đặc trưng bởi lượng đường trong máu tăng cao, kiểm soát đường huyết kém là nguyên nhân gây ra các biến chứng mạch máu liên quan đến bệnh đái tháo đường, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong sớm.

Mục tiêu của việc điều trị đái tháo đường là giảm các triệu chứng và ngăn ngừa hoặc ít nhất  là làm chậm sự tiến triển thành các biến chứng có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh. Chỉ số HbA1c càng cao thì càng nhiều nguy cơ gây ra các biến chứng, vì vậy cần tập trung vào việc điều chỉnh chỉ số HbA1c về càng gần mức bình thường càng tốt.

Tuy nhiên, HbA1c chỉ đánh giá tương đối về khả năng kiểm soát glucose huyết và không đề cập đến sự biến đổi đường huyết ngắn hạn hoặc các biến cố hạ đường huyết. Lượng đường trong máu thường không ổn định mà có thể tăng giảm vào các thời điểm khác nhau trong ngày, khi đó, việc đo đường huyết liên tục có thể giúp bệnh nhân kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hơn so với việc chỉ dựa vào chỉ số HbA1c.

bien_chung_dai_thao_duong

Kiểm soát chỉ số HbA1c để ngăn ngừa biến chứng của đái tháo đường

Các biện pháp giúp giảm HbA1c cho bệnh nhân đái tháo đường

Đối với bệnh nhân đái tháo đường, việc kiểm soát và duy trì lượng đường trong máu trong một giới hạn thích hợp có vai trò vô cùng quan trọng. Có nhiều nguyên nhân khiến đường huyết thay đổi như thuốc, thức ăn, chế độ luyện tập,…Vì vậy, người bệnh cần hiểu rõ được các yếu tố ảnh hưởng này để có thể dễ dàng kiểm soát được lượng đường huyết của bản thân.

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường của Bộ Y tế, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, việc thay đổi lối sống cũng được chỉ định trong phác đồ điều trị nhằm đạt được mức HbA1c mục tiêu một cách hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Điều trị bằng thuốc

Tất cả các loại thuốc hạ đường huyết đều thể hiện tác dụng tùy thuộc vào thời gian sử dụng và liều lượng. Ngoài việc giúp kiểm soát lượng đường trong máu, một số loại thuốc có thể có những lợi ích khác như bảo vệ tim, thận, giảm cân hoặc có thể gây ra một số tác dụng phụ, đặc biệt là tác dụng hạ đường huyết.

Bệnh nhân cần phối hợp tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ cải thiện được chỉ số đường huyết hiệu quả cũng như ngăn ngừa các tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc.

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống trong điều trị đái tháo đường bao gồm điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và vận động thể lực. Việc thay đổi lối sống thường được cá nhân hóa để phù hợp với mục tiêu điều trị của từng đối tượng bệnh nhân, mặt khác việc tuân thủ lâu dài lối sống là một thách thức đối với bệnh nhân đái tháo đường.

Do đó họ cần nhân cần nhận được sự tư vấn và theo dõi của các chuyên gia để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị.

Chế độ dinh dưỡng

Một số nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng dành cho tất cả các đối tượng bao gồm:

  • Nên giảm cân ít nhất 3-7% cân nặng nền đối với bệnh nhân bị thừa cân, béo phì
  • Sử dụng carbohydrate chứa nhiều chất xơ như gạo lứt, bánh mì đen, nui chứa nhiều chất xơ nhầm giảm tốc độ hấp thu trong quá trình tiêu hóa.
  • Đối với người không suy giảm chức năng thận nên bổ sung đạm khoảng 1-1,5 gam/kg cân nặng mỗi ngày, nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần.
  • Ưu tiên dùng thực phẩm chứa acid béo không no như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá và hạn chế chất béo dạng trans.
  • Giảm lượng muối ăn, còn khoảng 2300 mg natri mỗi ngày
  • Bổ sung chất xơ ít nhất 15 gam mỗi ngày.
  • Bổ sung đầy đủ các hợp chất vi lượng nếu thiếu
  • Rượu bia: tối đa một lon bia/ngày, rượu vang đỏ khoảng 150 -200 mL/ngày
  • Không được hút thuốc lá
  • Hạn chế tối thiểu nếu sử dụng đối với các chất tạo ngọt như đường ngô, aspartam, saccharin.

Tham khảo thêm: Gợi ý 7 bữa sáng cho người bệnh tiểu đường đủ chất và khoa học

Vận động thể lực

Trước khi luyện tập thể lực, bệnh nhân cần được đánh giá tình trạng sức khỏe chung bao gồm: kiểm tra huyết áp, nhịp tim và kiểm tra các biến chứng như tim mạch, mắt, thần kinh, nhiễm trùng bàn chân. Không được gắng sức khi đường huyết > 250 -270 mg/dL và bị nhiễm toan ceton.

Bài tập thông dụng và dễ thực hiện nhất: đi bộ 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngừng tập 2 ngày liên tiếp, mỗi tuần tập kháng lực 2-3 lần.

Người già, người gặp khó khăn về vận động nên chia thành nhiều lần tập trong ngày, người trẻ nên tập khoảng 60 phút/ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần.

Tham khảo thêm: Kế hoạch hoạt động thể chất giảm lượng đường trong máu hiệu quả

Đo đường huyết liên tục

Nhiều nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng, đo đường huyết liên tục đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và ngăn ngừa tác dụng hạ đường huyết của thuốc, đồng thời giúp tối ưu hóa phác đồ điều trị.Theo đó, các máy đo đường huyết liên tục được sử dụng ngày càng phổ biến và trở thành công cụ hữu ích để hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường.

Dựa vào các số liệu đo đường huyết liên tục từ máy đo đường huyết, bệnh nhân có thể theo dõi chi tiết sự thay đổi lượng đường trong máu hằng ngày, dự báo được xu hướng thay đổi đường huyết để có thể ngăn ngừa nguy cơ tăng hoặc hạ đường huyết thông qua việc điều chỉnh thuốc, chế độ dinh dưỡng và vận động thích hợp.

may_do_duong_huyet_khong_lay_mau

Thay đổi lối sống giúp hạ đường huyết

Bên cạnh đó, việc đo đường huyết liên tục cũng góp phần nâng cao nhận thức của bệnh nhân, thúc đẩy sự thay đổi và tăng cường sự tuân thủ của bệnh nhân trong thay đổi lối sống, góp phần mang lại hiệu quả điều trị đáng kể.

Tham khảo thêm: Đo đường huyết tại nhà và giải pháp tối ưu trong điều trị đái tháo đường típ 2

Đo đường huyết bằng trọn bộ máy đo đường huyết liên tục

Đo đường huyết liên tục là một phương pháp tiên tiến để những người mắc bệnh tiểu đường theo dõi nồng độ glucose trong một khoảng thời gian dựa theo thời gian thực. Gần đây, sự ra đời của các máy đo đường huyết liên tục (CGM) đã đáp ứng được nhu cầu theo dõi sức khỏe và mang đến những tác động tích cực cho bệnh nhân đái tháo đường.

Máy đo đường huyết liên tục hoạt động nhờ công nghệ cảm biến glucose dưới da để phát hiện nồng độ glucose có trong dịch kẽ và không cần trích máu ngón tay. Máy đo đường huyết liên tục được thiết kế với kích thước nhỏ gọn, tạo sự tiện lợi và thoải mái trong quá trình sử dụng, cấu thành từ 2 phần chính:

  • Bộ phận cảm biến được gắn cố định trên da (thường là da ở bụng hoặc cánh tay), loại cảm biến này thường là cảm biến dùng một lần. Một loại cảm biến khác gọi là cảm biến cấy ghép, được đặt trong cơ thể của bệnh nhân.
  • Thiết bị đọc và ghi dữ liệu: có thể là một thiết bị cầm tay độc lập, một ứng dụng trên điện thoại thông minh sẽ tự động ghi dữ liệu liên tục sau vài phút, bệnh nhân có thể biết được được đường huyết vào bất kỳ thời điểm nào, cũng như có thể xem lại lịch sử đường huyết và dự đoán được xu hướng thay đổi đường huyết thông qua dữ liệu mà thiết bị ghi nhận trong suốt quá trình sử dụng.

Người dùng có thể xem chỉ số đường huyết bất kỳ lúc nào hoặc biết được mức glucose đang tăng hay giảm thông qua các mũi tên xu hướng. Một số thiết bị thể hiện sự thay đổi đường huyết bằng biểu đồ dữ liệu được thu thập trong một khoảng thời gian nhất định hoặc có cảnh báo để người dùng biết khi nào lượng glucose đạt mức cao hay thấp. Nhờ vào đó, bệnh nhân có thể hiểu rõ hơn về tình trạng đường huyết  và tự tin hơn trong việc kiểm soát đường huyết của bản thân.

DiaB là một trong những đơn vị uy tín có cung cấp thiết bị theo dõi đường huyết liên tục từ nhà cung cấp ABBOTT. Với mong muốn mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt khi mua sản phẩm tại DiaB, khách hàng sẽ nhận được ưu đãi tham gia chương trình thay đổi lối sống cùng chuyên gia.

kiem_soat_duong_huyet_thay_doi_loi_song

Máy đo đường huyết liên tục FreeStyle Libre ABBOTT

Với bộ đo đường huyết liên tục kết hợp dịch vụ tư vấn 1:1 cùng bác sĩ hoặc chuyên gia tại DiaB  trong điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vận động, nâng cao đời sống tinh thần, khách hàng sẽ nhận thấy rõ rệt hiệu quả kiểm soát đường huyết sau một thời gian sử dụng.

Các chiến dịch theo dõi đường huyết liên tục bằng máy đo đường huyết liên tục kết hợp thay đổi lối sống cùng chuyên gia tại DiaB đã và đang ngày càng mang lại nhiều phản hồi tích cực từ bệnh nhân và được chứng minh là có hiệu quả giảm HbA1c đáng kể trên lâm sàng.

Nếu bạn có thắc mắc về bệnh đái tháo đường hoặc muốn kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn, hãy tham khảo chương trình thay đổi lối sống kết hợp với máy đo đường huyết liên tục tại https://abbott.diab.com.vn/

Nguồn tham khảo:

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Contact Me on Zalo