Mang thai là giai đoạn thiêng liêng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cho mẹ bầu. Một trong những vấn đề đáng quan tâm là tiểu đường thai kỳ bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Nhận biết sớm các dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là bước quan trọng để kiểm soát và điều trị hiệu quả bệnh lý này.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?
Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ:
- Thừa cân, béo phì: Chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi mang thai ≥ 25 kg/m2.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường: Có thể là cha, mẹ, anh chị em ruột bị tiểu đường.
- Tiền sử sinh con to: Từng sinh con nặng trên 4kg.
- Rối loạn dung nạp glucose: Tiền sử thai kỳ trước đó bị tiểu đường thai kỳ, rối loạn dung nạp glucose hoặc glucose niệu dương tính.
- Tuổi tác: Thai phụ dưới 25 tuổi ít nguy cơ mắc bệnh hơn, nhưng nguy cơ tăng cao ở phụ nữ trên 35 tuổi.
- Tiền sử sản khoa bất thường: Thai chết lưu, con dị tật bẩm sinh, tiền sản giật, sinh non không rõ nguyên nhân.
- Chủng tộc: Phụ nữ châu Á có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn so với các chủng tộc khác.
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Bên cạnh các yếu tố nguy cơ trên, vẫn xảy ra một số trường hợp không có yếu tố nào nhưng vẫn có thể mắc tiểu đường thai kỳ. Do vậy, tất cả phụ nữ mang thai đều cần được tầm soát và theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh và có hướng chữa trị kịp thời.
Tham khảo thêm: Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ
Những dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý nguy hiểm nhưng thường tiến triển âm thầm vì dễ nhầm lẫn với các triệu chứng ốm nghén. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo là bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Dưới đây là 5 dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ:
Dễ khát nước
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lượng đường trong máu cao, từ đó cơ thể cần nhiều nước để đào thải. Mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy khát nước, nhất là vào ban đêm.
Bên cạnh đó, việc đi tiểu thường xuyên là hoàn toàn bình thường, lượng nước tiểu có thể nhiều và sẽ có kiến do hòa tan đường.
Vết thương, vết bầm tím lâu lành
Hệ miễn dịch suy giảm do đường huyết tăng cao khiến các tế bào bạch cầu hoạt động kém hiệu quả, làm chậm quá trình phục hồi vết thương.
Ngoài ra, đối với những người bị rối loạn khả năng chuyển hóa đường cũng gặp tình trạng giảm khả năng tuần hoàn máu, dẫn đến tình trạng vết thương, vết bầm tím lâu lành hơn bình thường. Hay nghiêm trọng hơn, người bệnh còn có khả năng bị xơ vữa động mạch.
Thị lực giảm trong thời gian ngắn
Lượng đường trong máu cao khiến cho thủy tinh thể bị sưng, gây mờ mắt, tầm nhìn hạn chế. Hầu như tình trạng mờ mắt thường không xảy ra thường xuyên và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Trong một số trường hợp có thể bị mờ mắt kéo dài đến sau sinh.
Mệt mỏi kéo dài
Rối loạn insulin làm cho các tế bào cơ không được cung cấp đủ năng lượng, dẫn đến tình trạng mệt mỏi thường xuyên. Dấu hiệu cho tình trạng này là mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, chân tay rã rời, dễ buồn ngủ.
Vùng kín bị viêm nhiễm
Hệ miễn dịch suy giảm, khi đó, các vi khuẩn có lợi tại vùng kín bị suy yếu, là điều kiện để những vi khuẩn, nấm gây hại xâm nhập, gây bệnh, gây viêm nhiễm vùng kín.
Triệu chứng: ngứa rát, nóng ran, dịch âm đạo có mùi bất thường.
Tham khảo thêm: Chỉ số tiểu đường thai kỳ ở mức nguy hiểm
Phương pháp hỗ trợ làm giảm biến chứng tiểu đường thai kỳ
Nếu được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, bạn cần thực hiện một số biện pháp để kiểm soát lượng đường trong máu và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi.
- Chế độ ăn uống: Tuân thủ chế độ ăn dành cho người bệnh tiểu đường, đảm bảo cung cấp đủ calo và chất dinh dưỡng cho thai nhi.
- Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể sản xuất và sử dụng insulin hiệu quả hơn. Nên tập các bài tập nhẹ nhàng đến trung bình trong 15-30 phút mỗi ngày.
- Kiểm tra lượng đường trong máu: Tự kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ, việc kiểm tra giúp đánh giá hiệu quả điều trị và điều chỉnh phác đồ phù hợp.
- Sử dụng thuốc: Nếu thay đổi lối sống và chế độ ăn không hiệu quả, bạn sẽ được kê toa thuốc tiểu đường hoặc tiêm insulin để kiểm soát lượng đường trong máu.
- Theo dõi sự phát triển thai nhi: Bác sĩ sẽ theo dõi sát sao kích thước thai nhi để giảm thiểu biến chứng. Nếu thai nhi phát triển quá lớn, có thể cân nhắc chấm dứt thai kỳ sớm hơn dự sinh (sau 37 tuần).
- Kiểm tra sau sinh: Sau sinh, cần kiểm tra để đảm bảo lượng đường trong máu đã trở lại bình thường nhằm giảm thiểu biến chứng do tiểu đường thai kỳ.
Để có thể đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, hiện nay DiaB đang có chương trình “Cùng mẹ bầu ổn định đường huyết”. Chương trình sẽ hướng dẫn thay đổi lối sống, giúp mẹ bầu ổn định đường huyết nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong vòng 7 tuần.
Vậy chương trình của DiaB có gì?
- 7 buổi khai vấn và thực hành cùng Huấn luyện viên sức khỏe.
- 5 buổi tư vấn trực tuyến cùng bác sĩ và chuyên gia.
- Thiết bị theo dõi đường huyết và bộ thực hành dinh dưỡng.
- Truy cập không giới hạn kho bài học, bài tập vận động tại ứng dụng diaB.
Tham gia chương trình TẠI ĐÂY.
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Mẹ hãy chú ý theo dõi sức khỏe, nhận biết các dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ đã cảnh báo và áp dụng các phương pháp hỗ trợ để bảo vệ mẹ và bé một cách toàn diện nhất.
Nguồn tham khảo:
https://www.cdc.gov/diabetes/basics/gestational.html
https://www.cdc.gov/healthyweight/assessing/bmi/index.html
https://www.cdc.gov/diabetes/basics/pcos.html