Về bệnh lý
Hiểu rõ về các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 là rất quan trọng, để có thể chẩn đoán sớm và có phương pháp điều trị hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 6 triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường tuýp 2, cách chẩn đoán, kiểm soát và phòng ngừa bệnh.
1. Chi phí điều trị cho người bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường, một bệnh mãn tính nguy hiểm và đang gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam. Nó không chỉ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, mà còn có thể gây nguy hiểm tính mạng. Không chỉ vậy, gánh nặng về chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân và xã hội cũng là một yếu tố mối lo ngại lớn.
Theo đó, hàng năm trung bình chi phí điều trị cho người bệnh tiểu đường không có biến chứng là 206 USD tương đương gần 5 triệu VNĐ. Với người bệnh tiểu đường có biến chứng, chi phí điều trị hàng năm là 398 USD tương đương 10 triệu VNĐ. Tổng chi phí điều trị hàng năm tại Việt Nam là 1,9 tỷ USD. Một con số đáng lo ngại.
Ngoài ra, tỷ lệ biến chứng tiểu đường ở Việt Nam khá cao so với các nước trên thế giới. Trong số hơn 3 triệu bệnh tiểu đường loại 2 đã được chẩn đoán tại Việt Nam thì có đến 65% người bệnh đã xuất hiện biến chứng (dẫn đầu là tim mạch, thần kinh…).
Theo ước tính, Việt Nam có khoảng 57.200 ca tử vong/ 1 năm liên quan tới tiểu đường hoặc 1.100 ca tử vong do tiểu đường/1 tuần. Đó đều là những con số “biết nói” về nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Hãy cùng DIAB tham gia một bài kiểm tra nhỏ về nguy cơ mắc tiểu đường ngay bây giờ để phát hiện kịp vời và có phương pháp điều trị hợp lý:
https://diab.com.vn/bai-kiem-tra/kiem-tra-nhanh-nguy-co-dai-thao-duong/
Tham khảo thêm: 65% bệnh nhân đái tháo đường biến chứng, chi phí điều trị lớn
1. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể khá nhẹ nên có thể bạn không nhận thấy chúng. Khoảng 8 triệu người có các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 mà không hề biết điều đó. Hơn nữa, theo Bộ Y tế Việt Nam, tỷ lệ người bị tiểu đường nhưng chưa được chẩn đoán tại nước ta là 69,9%.
Các triệu chứng tiểu đường tuýp 2 có thể là:
1.1. Thèm ăn và khát nước
Một trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường đầu tiên của tiểu được tuýp 2 là cảm thấy khát nước thường xuyên và hay đi vệ sinh nhiều hơn bình thường.
Khi cơ thể không thể sử dụng đường glucose trong máu một cách hiệu quả, dẫn đến một số biến đổi sinh lý gây ra cảm giác thèm ăn và khát nước.
Cùng với đó, mức đường trong máu tăng lên, cơ thể cố gắng loại bỏ nó qua đường tiểu. Điều này dẫn đến việc tiểu nhiều hơn bình thường. Từ đó gây ra tình trạng mất nước khiến bệnh nhân cảm thấy khát cả ngày lẫn đêm và cần uống nhiều nước hơn bình thường.
1.2. Tăng cân hoặc khó giảm cân
Tình trạng tăng cân hoặc khó giảm cân trong thời gian dài cũng là một trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tình trạng tăng cân có thể xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng đường glucose hiệu quả và đồng thời tăng lượng insulin để cố gắng điều chỉnh mức đường trong máu. Insulin là một hormone chịu trách nhiệm điều hòa mức đường trong máu và cũng có thể góp phần vào việc tích trữ mỡ trong cơ thể.
Mặt khác, một số người bị tiểu đường tuýp 2 có thể gặp khó khăn trong việc giảm cân. Điều này do cơ thể thiếu insulin hoặc không sử dụng insulin tốt, dẫn đến tăng đường huyết, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo và giảm sự đốt cháy calo.
Một số yếu tố nữa cũng có thể ảnh hưởng đến tăng cân hoặc khó giảm cân ở người bị tiểu đường tuýp 2 bao gồm chế độ ăn uống và mức độ hoạt động thể chất. Vì vậy, việc xây dựng một lối sống lành mạnh sẽ giúp phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2 đối những người có nguy cơ cao hoặc đang được chẩn đoán tiền đái tháo đường.
Đồng thời, thay đổi lối sống, tạo dựng những thói quen lành mạnh cũng nằm trong hướng dẫn điều trị dành cho người bệnh đái tháo đường tuýp 2, giúp giảm từ 1 – 2% HbA1c.
1.3. Hay cảm thấy mệt mỏi
Cơ thể mệt mỏi là một trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 khá phổ biến. Khi cơ thể không thể sử dụng đường glucose một cách hiệu quả, điều này dẫn đến sự suy giảm năng lượng và mệt mỏi.
Khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, đường trong máu không thể đi vào các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thay vào đó, glucose tích tụ trong máu gây ra sự suy giảm năng lượng và mệt mỏi.
1.4. Sự thay đổi tâm trạng và tinh thần
Một số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 sẽ dễ trở nên khó chịu, cáu gắt và khó tập trung, do có yếu tố sau:
– Mất cân bằng đường huyết
Khi chỉ số đường trong máu không được kiểm soát tốt, có thể xảy ra biến động trong mức đường huyết.
Mức đường huyết thấp (hạ đường huyết) có thể gây ra cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, khó tập trung, cáu gắt và khó chịu. Mức đường huyết cao (tăng đường huyết) có thể làm cho người bị tiểu đường cảm thấy căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi và có thể tạo ra sự khó chịu và thay đổi tâm trạng.
– Các biến chứng và yếu tố liên quan
Các biến chứng của tiểu đường tuýp 2 chẳng hạn như tổn thương thần kinh, các vấn đề tim mạch, hoặc vấn đề thận có thể gây ra sự thay đổi tâm trạng và tinh thần. Ngoài ra, sự lo lắng về tình trạng sức khỏe cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của người bệnh.
– Hormone và yếu tố sinh lý
Các biến đổi hormone do tiểu đường tuýp 2 sẽ góp phần vào sự thay đổi tâm trạng và tinh thần. Ví dụ, mức đường glucose không ổn định có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone như insulin, serotonin và cortisol, có thể làm thay đổi cảm xúc.
Và ngược lại, tress, thay đổi tâm trạng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số đường huyết.
Vì khi stress những hormone như adrenalin hay cortisol được giải phóng vào máu khiến nhịp thở của bệnh nhân tăng cao. Do vậy, máu đến nhiều hơn ở ngoại biên và cơ thể không thực hiện chuyển hóa glucose nên đường huyết tăng cao. Ngoài ra chúng còn có đặc tính kháng insulin nên càng làm trầm trọng bệnh lý này hơn.
Mặt khác khi cơ thể bị stress một số bệnh nhân thường có xu hướng ăn uống nhiều hơn bình thường để giải tỏa căng thẳng. Chính việc ăn uống không cân bằng khiến cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn và gián tiếp gây nên bệnh cảnh tiểu đường.
Tìm hiểu thêm: Biến chứng đái tháo đường type 2: mối liên hệ đái tháo đường và tuyến tụy
1.5. Xuất hiện chấm đen trên da
Xuất hiện chấm đen trên da có thể là một trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2, được gọi là acanthosis nigricans. Đây là tình trạng mà da trở nên sạm màu, đặc biệt là ở các vùng như cổ, nách, khuỷu tay và khuỷu chân.
Khi mắc tiểu đường tuýp 2, sự kháng insulin hoặc mức đường huyết không ổn định có thể kích thích tăng sản xuất insulin, điều này làm tăng sản xuất melanin và dẫn đến xuất hiện chấm đen trên da.
Tuy chấm đen trên da không phải lúc nào cũng là triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng nó có thể là một dấu hiệu sức khỏe đáng chú ý và cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
1.6. Chậm lành vết thương
Cuối cùng, tiểu đường có thể ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương và phục hồi của cơ thể. Đây là một trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 dễ nhận biết nhất.
Tình trạng bệnh tiểu đường có thể gây ra sự suy giảm chức năng của các tế bào miễn dịch, giảm sự lưu thông máu và làm chậm quá trình tạo mô mới. Điều này dẫn đến việc vết thương lành chậm hơn so với người không mắc tiểu đường.
Ngoài ra, tiểu đường tuýp 2 có thể gây tổn thương đến hệ thần kinh, gọi là tổn thương thần kinh tiểu đường. Từ đó làm giảm cảm giác và khả năng nhận biết vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Tìm hiểu thêm về: Bệnh đái tháo đường là gì? Phân loại và điều trị đái tháo đường hiệu quả
2. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2?
Để chẩn đoán tiểu đường tuýp 2, Hiệp Hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) sử dụng 4 tiêu chuẩn sau đây:
– Glucose huyết tương lúc đói (FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ.
– Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g OGTT ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
– HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol).
– Mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L) hoặc bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết.
Xét nghiệm phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới và tiêu chuẩn quốc tế. Nếu không có triệu chứng của tăng glucose huyết, bệnh nhân không được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường.
Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán đái tháo đường
3. Kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 như thế nào?
Kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 là quá trình liên tục và đòi hỏi sự chăm sóc tổng thể để duy trì mức đường huyết ổn định.
3.1. Chế độ ăn uống lành mạnh
Điều đầu tiên là chế độ ăn uống, những gì bạn nạp vào cơ thể. Tạo ra một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng, giàu dinh dưỡng và hạn chế đường giúp kiểm soát mức đường huyết.
Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có đường cao, bữa ăn nhanh, thức ăn chế biến. Thay vào đó là rau, quả, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein ít chất béo.
Tìm hiểu thêm: Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường – 1 kế hoạch dinh dưỡng hoàn hảo
3.2. Thực hiện hoạt động thể chất
Tập thể dục đều đặn có thể giúp cải thiện sự kiểm soát đường huyết. Bạn có thể thực hiện các hoạt động như đi bộ, chạy, bơi, đạp xe hoặc tham gia các lớp thể dục như aerobic. Hãy thảo luận với bác sĩ để xác định mức độ và loại hoạt động thích hợp cho bạn.
3.3. Điều chỉnh cân nặng
Nếu bạn có thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp cải thiện sự kiểm soát đường huyết. Kế hoạch giảm cân nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng và kết hợp với chế độ ăn uống và hoạt động thể chất.
Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý cân bằng việc giảm cân để phù hợp với từng cá thể khác nhau. Cần đảm bảo đủ 3 yếu tố đường huyết – dinh dưỡng – năng lượng để làm việc và sinh hoạt hằng ngày.
3.4. Kiểm soát stress
Stress có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mức đường huyết. Hãy tìm hiểu các phương pháp giảm stress như yoga, thực hành mindfulness, và tìm cách thư giãn và quản lý stress trong cuộc sống hàng ngày.
3.5. Theo dõi y tế định kỳ
Hãy tham gia các cuộc kiểm tra y tế định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn, kiểm tra các chỉ số y tế quan trọng như huyết áp, lipid máu và chức năng thận.
Theo các bác sĩ, chuyên gia sức khỏe, người bệnh tiểu đường cần đi khám sức khỏe thường xuyên hơn. Nên đi khám ít nhất 2 lần trong năm hoặc theo khuyến cáo của bác sĩ để chắc chắn sức khỏe luôn ổn định.
Đặc biệt, DIAB có chương trình Hướng dẫn thay đổi lối sống – phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2. Với thời gian 12 tuần, chương trình giúp phòng ngừa hoặc trì hoãn bệnh đái tháo đường tuýp 2 và những vấn đề sức khoẻ khác.
Khi tham gia chương trình bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn trực tiếp từ các y bác sĩ, chuyên gia sức khỏe. Từ đó giúp bạn xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hình thành thói quen vận động, quản lý stress và suy nghĩ tích cực hơn.
Tham gia cùng DIAB: https://tientieuduong.diab.com.vn/
4. Kết luận
Trên đây là các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn cần lưu ý. Đặc biệt, chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và giữ tinh thần luôn tích cực là “liều thuốc” tuyệt vời nhất giúp bạn kiểm soát và phòng ngừa tiểu đường tuýp 2. Liên hệ ngay với DIAB để được tư vấn bởi các bác sĩ, chuyên gia và huấn luyện viên sức khoẻ.
Email: lienhe@diab.com.vn
Hotline: 0768070727
thxduyen
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp 5 thắc mắc về thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2
Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ: chỉ số, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
Đái tháo đường là một bệnh lý khá phổ biến trên toàn cầu, ảnh hưởng đến hàng triệu người. Việc hiểu các tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường sớm rất quan trọng để bắt đầu điều trị kịp thời và giảm nguy cơ phát triển các biến chứng nguy hiểm.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc chẩn đoán đái tháo đường sớm, các tiêu chuẩn chẩn đoán và những biến chứng có thể xảy ra nếu không chẩn đoán đái tháo đường kịp thời.
1. Tầm quan trọng của việc chẩn đoán đái tháo đường sớm
Việc chẩn đoán đái tháo đường sớm đóng vai trò then chốt trong việc quản lý bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Từ đó, người bệnh có thể thay đổi lối sống và tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp để kiểm soát mức đường trong máu.
Người bệnh đái tháo đường type 2 nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có nguy cơ bị bệnh tim như động mạch vành, đột quỵ và bệnh mạch máu ngoại biên cao hơn hẳn. Không chỉ vậy, nguy cơ bị rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và béo phì cũng tăng cao đáng kể.
Chính vì thế, việc phát hiện sớm bệnh đái tháo đường tuýp 2 rất quan trọng. Giúp giảm bớt gánh nặng điều trị, giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và phòng chống hiệu quả những biến chứng mãn tính nặng nề.
Các triệu chứng của đái tháo đường có thể rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu, khiến cho nhiều người bệnh không nhận ra. Tuy nhiên, những dấu hiệu như thèm ăn, uống nước nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, hay đau đầu có thể là những dấu hiệu cảnh báo cho bệnh đái tháo đường.
Vì vậy, theo bác sĩ thì 6 tháng đến 1 năm bạn nên khám sức khỏe tổng quát một lần, hoặc thường xuyên hơn tùy vào tuổi tác, tiền sử bệnh. Đặc biệt, đối với những người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 cao cũng nên chủ động theo dõi các chỉ số liên quan đến đường huyết.
Cùng DIAB tham gia một bài kiểm tra nhỏ để xem bạn có thuộc nhóm có nguy cơ mắc đái tháo đường cao hay không nhé:
https://diab.com.vn/bai-kiem-tra/kiem-tra-nhanh-nguy-co-dai-thao-duong/
Tìm hiểu thêm về đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường là gì? Phân loại và điều trị đái tháo đường hiệu quả
2. Các tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường
Theo Hiệp Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:
2.1. Kiểm tra mức đường huyết ngẫu nhiên
Đôi khi các bác sĩ sẽ sử dụng xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên để chẩn đoán đái tháo đường. Bạn có thể kiểm tra bất cứ lúc nào và không cần phải nhịn ăn trước. Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên thường thực hiện bằng cách chích đầu ngón tay để lấy 1 giọt máu.
Mức đường huyết ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L) trong hai lần kiểm tra khác nhau được coi là bất thường và có thể được chẩn đoán là đái tháo đường.
2.2. Kiểm tra mức đường huyết khi đói (fasting plasma glucose: FPG)
Nếu mức đường huyết của bạn ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) khi không ăn uống trong ít nhất 8 giờ (có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội), bạn có thể bị đái tháo đường.
2.3. Kiểm tra đường huyết HbA1c
Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Xét nghiệm HbA1c dùng để đo mức đường huyết trung bình của một người trong 2-3 tháng.
Thông thường, insulin được sản xuất bởi tuyến tụy để chuyển đổi glucose từ thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu thiếu insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả, glucose sẽ bám vào protein hemoglobin trong tế bào hồng cầu.
Khi tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, glucose cũng đi theo. Tế bào hồng cầu có tuổi thọ 2-3 tháng, vì vậy xét nghiệm HbA1c nên được thực hiện hàng quý và mỗi năm có thể xét nghiệm từ 2-4 lần.
Nếu kết quả A1C của bạn là 6,5% hoặc cao hơn, bạn có thể bị đái tháo đường.
2.4. Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống
Một tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường hiệu quả khác là nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Đây là một phương pháp kiểm tra việc sử dụng đường glucose – một chất cung cấp năng lượng quan trọng cho hoạt động sống của cơ thể.
Bạn sẽ nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, sau đó dùng với 75g glucose, hòa tan trong 250-300ml nước, uống trong 5 phút. Lưu ý, trong 3 ngày trước xét nghiệm bạn nên ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrate mỗi ngày.
Nếu kết quả ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L) bạn được chẩn đoán đái tháo đường.
Ngoài ra, nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được thực hiện khá phổ biến để kiểm tra đái tháo đường thai kỳ.
Tìm hiểu thêm kiến thức đái tháo đường của Bộ Y tế: Chẩn đoán đái tháo đường
Cùng DIAB tham gia một bài kiểm tra nhỏ để xem nguy cơ mắc đái tháo đường của bạn có cao hay không. Từ đó có cách kiểm soát bệnh phù hợp nhất.
https://diab.com.vn/bai-kiem-tra/kiem-tra-nhanh-nguy-co-dai-thao-duong/
3. Những biến chứng có thể xảy ra nếu không chẩn đoán đái tháo đường kịp thời
Nếu không chẩn đoán đái tháo đường kịp thời, có thể xảy ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số biến chứng của đái tháo đường:
Biến chứng tim mạch
Đái tháo đường có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh mạch vành. Đường huyết cao kéo dài có thể gây tổn thương mạch máu và gây ra sự hình thành các cặn bã trong mạch máu.
Biến chứng thần kinh
Bên cạnh các bệnh về tim mạch, đái tháo đường có thể gây ra tổn thương thần kinh, gọi là đái tháo đường thần kinh. Điều này có thể dẫn đến đau thắt lưng, đau tay và chân, nhức mỏi cơ bắp, mất cảm giác. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây khó khăn trong hoạt động hàng ngày.
Biến chứng thị lực
Đái tháo đường có thể làm suy giảm thị lực và gây ra các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể, đục mắt đen, bệnh đục mạc và thậm chí gây mất thị lực.
Biến chứng thận
Khi mức đường huyết cao kéo dài và không được kiểm soát, các mạch máu nhỏ trong thận bị tổn thương. Điều này gây ra sự suy giảm chức năng và tổn thương cấu trúc của các đơn vị chức năng của thận.
Không chỉ vậy, đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu của suy thận và có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính. Nghiêm trọng hơn sẽ cần thiết phải tiến hành điều trị thay thế chức năng thận như xử lý thay thế thận hoặc ghép thận.
Tìm hiểu thêm: Làm gì tốt cho thận? 5 cách giúp thận khỏe khi bạn mắc đái tháo đường
Biến chứng chân
Đái tháo đường có thể gây tổn thương dây thần kinh và mạch máu của chân, dẫn đến vấn đề chân như viêm mủ, loét chân, bỏng, và trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gây thủ thuật cắt chi.
Để tránh những biến chứng nghiêm trọng, điều quan trọng là chẩn đoán đái tháo đường sớm từ đó theo dõi mức đường huyết, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn.
4. Chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp cho người bệnh đái tháo đường
Tiến sĩ Santosh B, tại bệnh viện Bangalore Baptist Hospital cho biết: “Bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, những người mắc bệnh tiểu đường có thể cải thiện insulin và kiểm soát đường huyết, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào thuốc hoặc tiêm insulin”.
4.1. Chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh đái tháo đường
Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm thực phẩm với đầy đủ chất dinh dưỡng với lượng vừa phải. Những người bệnh đái tháo đường nên đảm bảo các nhóm thực phẩm sau trong chế độ ăn uống:
– Nhóm thực phẩm giàu chất xơ: Bông cải xanh, cà rốt, rau xanh, ớt và cà chua
– Nhóm thực phẩm giàu vitamin: Cam, dưa, quả mọng, táo, đu đủ,…
– Ngũ cốc: Ngũ cốc nguyên hạt, như lúa mì, gạo, yến mạch, bột ngô, lúa mạch và hạt diêm mạch.
– Thực phẩm giàu protein : thịt gà, cá, thịt nạc, các loại hạt và đậu phộng, trứng, đậu, đậu khô như đậu xanh và đậu phụ.
– Các sản phẩm từ sữa không béo : sữa yến mạch, sữa hạnh nhân, sữa chua, sữa ít béo.
Hiện nay vẫn còn một số quan niệm sai lầm về chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường được nhiều người truyền tai nhau đó là:
– Người bị bệnh đái tháo đường chỉ nên ăn miến dong, không ăn cơm: điều này hoàn toàn không chính xác. Bởi miến dong có chỉ số đường huyết là 95 cao hơn gạo trắng là 83.
– Bệnh nhân đái tháo đường cần dừng ăn tinh bột: tuy nhiên chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường không nên dừng ăn tinh bột, mà cần cân đối lượng tinh bột trong ngày để cung cấp từ 45 – 55% năng lượng cho cơ thể.
– Bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn mì tôm thay cơm: điều này sai hoàn toàn vì mì tôm cũng nằm trong nhóm thực phẩm chứa nhiều bột đường.
Để tránh những quan niệm sai lầm và xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động dành riêng cho bạn. Tham gia ngày chương trình Sống khỏe cùng Đái tháo đường cùng với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia, huấn luyện viên sức khoẻ.
Cùng DIAB thay đổi lối sống, tự tin sống khỏe cùng đái tháo đường:
https://chuongtrinh.diab.com.vn/
Tìm hiểu thêm: Giải đáp 5 thắc mắc về thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2
4.2. Tạo thói quen tập luyện dành cho người đái tháo đường
Ngoài chế độ ăn uống, tập luyện cũng rất quan trọng trong việc kiểm soát đái tháo đường. Tập luyện giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm mức đường trong máu và tăng cường sức khỏe chung của người bệnh.
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu tập luyện, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được mức độ tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
Các hoạt động tập luyện như đi bộ, chạy bộ, bơi lội và tập thể dục nhẹ nhàng được coi là tốt cho người đái tháo đường. Đặc biệt cần phải lưu ý để tránh các hoạt động quá căng thẳng hoặc quá mệt mỏi, có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: 5 kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường hiệu quả
5. Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường, tầm quan trọng của việc chẩn đoán sớm và chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp cho người bệnh. Lưu ý nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chẩn đoán và quản lý tốt nhất cho tình trạng sức khỏe của bạn.
thxduyen
Có thể bạn quan tâm:
Biến chứng đái tháo đường type 2: mối liên hệ đái tháo đường và tuyến tụy
Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không? Nên và không nên ăn loại thịt nào?
Top 6 các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 bạn cần lưu ý
Bàn chân đái tháo đường là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến 15% trong số 200 triệu bệnh nhân đái tháo đường trên toàn thế giới. Tình trạng này có thể ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường. Cùng DIAB tìm hiểu cách phòng ngừa và chăm sóc bàn chân đái tháo đường tốt nhất.
1. Bàn chân đái tháo đường là gì?
Bàn chân đái tháo đường là một biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường. Đây là tình trạng tổn thương dây thần kinh và mạch máu trên bàn chân do đái tháo đường gây ra.
Tình trạng này thường xuất hiện do các vấn đề liên quan đến tuần hoàn máu và dây thần kinh. Các triệu chứng của bàn chân đái tháo đường bao gồm đau, chuột rút, cảm giác tê cóng, da khô, nứt nẻ, vết thương và loét thậm chí là hoại tử da.
Ước tính mỗi năm có khoảng từ 4 – 10% người bệnh bị biến chứng bàn chân đái tháo đường, trong đó từ 1 – 4% là bị viêm loét. Hiện tại, 2 yếu tố nguy cơ gây bàn chân đái tháo đường phổ biến nhất là:
Bệnh thần kinh đái tháo đường:
Bệnh đái tháo đường có thể gây tổn thương cho hệ thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh ngoại vi. Tổn thương dây thần kinh khiến cho cảm giác đau bị giảm sút. Mất cảm giác đau có thể dẫn đến việc không nhận biết được sự tổn thương, chấn thương hoặc áp lực lên bàn chân, từ đó hình thành vết thương và loét.
Ngoài ra, rối loạn chức năng tự chủ dẫn đến giảm tiết mồ hôi, gây khô da có thể phát triển các vết nứt hoặc vết nứt có thể dễ bị nhiễm trùng.
Bệnh mạch máu ngoại vi (PAD):
Đây là một tình trạng mạch máu bị tắc nghẽn, thường xảy ra ở chân và tay. PAD có thể là một yếu tố góp phần vào việc tổn thương bàn chân đái tháo đường do làm suy yếu khả năng tuần hoàn máu và cung cấp dưỡng chất cho bàn chân.
Ngoài ra còn có một vài nguyên nhân khác ảnh hưởng đến bàn chân đái tháo đường: tuần hoàn máu kém, ít vận động, đường huyết tăng ngoài khả năng kiểm soát, đái tháo đường thời gian dài,…
Điều quan trọng là chủ động phòng ngừa những nguyên nhân này thông qua quản lý bệnh đái tháo đường hiệu quả và chăm sóc bàn chân đúng cách để giảm nguy cơ bị tổn thương cũng như các biến chứng.
Tìm hiểu thêm về bệnh mạch máu ngoại vi: Bệnh mạch máu ngoại vi gồm những bệnh nào? Nguyên nhân và triệu chứng cảnh báo
2. Chẩn đoán biến chứng bàn chân đái tháo đường
Chẩn đoán biến chứng bàn chân đái tháo đường rất quan trọng để tìm ra các vấn đề về sức khỏe bàn chân trước khi chúng gây nhiễm trùng nghiêm trọng.
2.1. Tầm soát bàn chân đái tháo đường
– Xuất hiện các triệu chứng: thay đổi màu da, sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân, bàn chân lạnh, da khô, vết loét hở trên bàn chân chậm lành hoặc chảy dịch,…
– Các biện pháp khám giúp đánh giá cảm giác của bản chân như: cảm giác nóng lạnh, cảm giác đau, cảm giác rung âm thoa, điện cơ,..
– Đánh giá tổn thương xương dựa trên các hình ảnh X Quang, MRI, CT Scan,…
2.2. Đánh giá vết thương, vết loét trên bàn chân đái tháo đường
Bên cạnh đó, để chẩn đoán bàn chân đái tháo đường các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương, nhiễm trùng. Việc đánh giá chính xác và đầy đủ sẽ giúp xác định mức độ tổn thương, loại vết thương và vết loét, từ đó đưa ra phác đồ điều trị và chăm sóc phù hợp.
– Quan sát vết thương: kiểm tra kích thước, hình dạng, độ sâu và mức độ nhiễm trùng của vết thương. Điều này giúp đánh giá mức độ tổn thương và xác định liệu có cần điều trị phẫu thuật hay không.
– Xét nghiệm mô: đôi khi, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm mô từ vết thương hoặc vết loét để xác định loại mô bị tổn thương và phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng.
Tìm hiểu thêm: Biến chứng hoại tử bàn chân ở người đái tháo đường
3. Cách phòng ngừa bàn chân đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường có thể gây ra biến chứng phức tạp như bàn chân đái tháo đường, do đó việc phòng ngừa rất quan trọng. Nếu xuất hiện vết loét, việc chăm sóc sớm và đúng phương pháp là cần thiết để giúp vết thương nhanh lành và ngăn ngừa bàn chân đái tháo đường.
3.1. Nên làm gì để phòng ngừa bàn chân đái tháo đường?
– Kiểm tra bàn chân của bạn hàng ngày, đến gặp bác sĩ ngay nếu có vết đỏ, đau, phồng rộp, vết cắt, vết trầy xước hoặc vết loét khác.
– Mang giày thoải mái, đảm bảo kiểm tra bên trong giày và cảm nhận xem có thứ gì có thể cọ xát vào chân không.
– Duy trì lưu lượng máu đến bàn chân. Ví dụ, kê cao chân khi ngồi và thường xuyên ngọ nguậy các ngón chân. Duy trì hoạt động, nhưng chọn các hoạt động nhẹ nhàng hơn cho đôi chân, chẳng hạn như đi bộ hoặc bơi lội.
– Hãy rửa chân thường xuyên, đặc biệt là giữa các ngón chân.
– Dưỡng ẩm cần thiết để giữ cho làn da của bạn không bị khô hoặc nứt nẻ. Những điều này cũng ngăn ngừa vết chai hình thành.
– Tránh nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Luôn kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi tắm
– Hãy đến gặp bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa chân ngay lập tức nếu bạn thấy bàn chân của mình có bất kỳ vấn đề gì.
– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý và vận động phù hợp ngay từ ban đầu để hạn chế những biến chứng đái tháo đường.
3.2. Không nên làm gì để phòng ngừa bàn chân đái tháo đường?
– Không đi chân trần trong nhà hoặc ngoài trời
– Không mang vớ chật, vì chúng có thể làm giảm lưu lượng máu đến chân của bạn.
Tìm hiểu thêm: Biến chứng đái tháo đường type 2: mối liên hệ đái tháo đường và tuyến tụy
4. Làm thế nào để chăm sóc bàn chân đái tháo đường tốt nhất?
Thông thường, để chăm sóc cho bệnh nhân bàn chân tiểu đường, ta cần kiểm soát sự chuyển hóa, làm rộng vết thương, kiểm soát nhiễm khuẩn tại chỗ bằng cách sử dụng băng gạc. Nếu cần thiết, ta có thể sử dụng các yếu tố phát triển và phương pháp tái tạo mạch.
Chăm sóc bàn chân đúng cách là chìa khóa để ngăn ngừa loét bàn chân do tiểu đường. Ngay từ ban đầu, bạn có thể theo dõi đường huyết, huyết áp, cân nặng, cảm xúc và cả dinh dưỡng, vận động của bản thân để phòng ngừa các biến chứng tiểu đường ở chân.
Và không cần phải tìm kiếm đâu xa, DIAB có ứng dụng trên điện thoại cung cấp giải pháp quản lý tiểu đường toàn diện gồm: kiến thức, kĩ năng, dinh dưỡng, vận động, có chuyên gia tư vấn và huấn luyện viên sức khỏe đồng hành.
Ứng dụng của DIAB còn giúp bạn tạo thực đơn mẫu phù hợp với cân nặng, thói quen ăn uống và tình trạng sức khoẻ. Từ đó, cải thiện sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.
Tải ứng dụng ngay để quản lý sức khỏe hiệu quả: https://diab.com.vn/giai-phap/
5. Kết luận
Biến chứng bàn chân đái tháo đường và các biến chứng khác được các chuyên gia gọi là đường 1 chiều. Bởi khi đã có dấu hiệu biến chứng dù là nhỏ nhất thì chỉ có để tìm mọi cách để trì hoãn và càng không thể điều trị hết hoàn toàn.
Vậy nên tuyệt đối đừng chọn con đường 1 chiều này và hãy đổi hướng khi còn có thể bằng các cách mà DIAB gợi ý. Đặc biệt, không nên chủ quan kể cả những vết thương nhỏ ở chân vì rất dễ nhiễm trùng, gây nhiều biến chứng bàn chân đái tháo đường nguy hiểm đến sức khỏe.
thxduyen
Có thể bạn quan tâm:
Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ: chỉ số, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường – 1 kế hoạch dinh dưỡng hoàn hảo
Làm gì tốt cho thận? 5 cách giúp thận khỏe khi bạn mắc đái tháo đường
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ khác với nam giới như thế nào? Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim (biến chứng tiểu đường phổ biến nhất) ở phụ nữ cao gấp 2 lần so với nam giới. Phụ nữ cũng có nguy cơ cao mắc các biến chứng khác liên quan đến bệnh tiểu đường như bệnh thận và trầm cảm.
Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ là bước quan trọng, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết.
1. 4 dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ
Nhiều dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở phụ nữ cũng giống như nam giới. Tuy nhiên, có một số triệu chứng và biến chứng của bệnh tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ. Biết được những triệu chứng này có thể giúp bạn chẩn đoán tiểu đường và có kế hoạch điều trị kịp thời, ngăn chặn diễn tiến bệnh và phòng ngừa các biến chứng.
Cảm giác khát nước thường xuyên
Bạn có cảm giác khát nước hơn bình thường? Nó có vẻ không phải là bất thường, nhưng có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở cả nam giới và nữ giới.
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không thể sử dụng đường hợp lý trong máu để cung cấp năng lượng cho các tế bào. Điều này dẫn đến việc tiểu nhiều hơn để loại bỏ glucose dư thừa, và trong quá trình này, cơ thể mất nước gây ra cảm giác khát liên tục.
Nếu bạn có cảm giác khát nước nhiều hay bất kỳ dấu hiệu khác về sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Bệnh nấm candida âm đạo
Bệnh nhiễm nấm Candida, hay còn được biết đến như nhiễm trùng nấm men, là do một loại nấm gọi là Candida gây ra. Loại nấm này có thể gây hại cho da, miệng, máu và các bộ phận sinh dục.
Bệnh tiểu đường được đặc trưng bởi mức đường huyết cao. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và nhân lên của nấm Candida trong cơ thể. Người bệnh bị nhiễm nấm âm đạo thường xuất hiện các triệu chứng: cảm thấy ngứa, đau rát vùng kín, nhiều khí hư, đi tiểu khó,…
Để điều trị nhiễm nấm Candida, điều quan trọng là kiểm soát mức đường huyết và duy trì môi trường âm đạo ổn định. Điều này bao gồm việc tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với vận động hoặc kem dùng ngoài da để điều trị viêm nhiễm.
Tìm hiểu thêm từ thông tin của Bộ Y tế: Bệnh do nấm Can-di-đa An-bi-căng
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Một dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ khác chính là nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). UTI là một loại nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, gây ra các triệu chứng như đau buốt khi đi tiểu, tiểu ra máu và cảm giác buồn nôn.
Tiểu đường là một bệnh lý liên quan đến lượng đường trong máu cao và tuần hoàn kém, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Đây chính là điều kiện môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn phát triển.
Hơn 50% phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) trong đời và nguy cơ cao hơn nếu bạn mắc bệnh tiểu đường.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Cuối cùng, dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), một rối loạn liên quan đến mất cân bằng hormon và kháng insulin.
Nó có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng như kinh nguyệt không đều, mụn trứng cá, rụng tóc, tăng cân,… Nồng độ insulin cao do hội chứng buồng trứng đa nang cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và khoảng một nửa số phụ nữ mắc PCOS đều mắc bệnh tiểu đường.
Tìm hiểu thêm: 11 câu hỏi – đáp đầy đủ về buồng trứng đa nang
2. Phụ nữ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn so với nam giới không?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ phụ nữ mắc tiểu đường là cao hơn so với nam giới trên toàn cầu. Một số lý do giải thích cho sự khác biệt này bao gồm:
– Yếu tố hormone:
Hormone estrogen có thể góp phần vào sự tác động của insulin, hormone có trách nhiệm điều chỉnh mức đường trong máu. Sự thay đổi mức hormone trong các giai đoạn cuộc sống của phụ nữ, như thai kỳ và mãn kinh, có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể.
– Tiếp xúc hormone trong thai kỳ:
Phụ nữ mang thai thường trải qua sự tăng hormone estrogen và progesterone. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng insulin, từ đó tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ và sau khi sinh.
– Tuổi mãn kinh:
Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh có nguy cơ cao hơn mắc tiểu đường. Sự giảm hormone estrogen trong thời kỳ này có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể.
Ngoài những yếu tố trên, còn có nhiều yếu tố khác như di truyền, lối sống và tác động môi trường có thể ảnh hưởng đến dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ. Tuy nhiên, mọi người đều có thể mắc tiểu đường, bất kể giới tính.
Chính vì vậy, hãy chăm sóc sức khỏe toàn diện với chế độ ăn uống lành mạnh, vận động, tập thể dục thường xuyên ngay hôm nay.
Tìm hiểu thêm: 6 thói quen tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường
3. Cách ngăn ngừa, kiểm soát các dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ
Nếu phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ, bạn có thể ngăn ngừa hoặc quản lý bệnh hiệu quả. Hầu hết những điều bạn cần làm là có một lối sống lành mạnh hơn. Vì vậy, nếu bạn thực hiện những thay đổi này không chỉ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh khác, mà có thể bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn và có nhiều năng lượng hơn.
Theo một kế hoạch ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh là một bước tiến quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường và không bao giờ là quá muộn để bắt đầu. Hãy bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm rau xanh, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu protein.
Bên cạnh đó, hạn chế tiêu thụ đường và thực phẩm chứa đường cao, bao gồm đồ ngọt, đồ uống có gas, bánh kẹo, và thực phẩm chế biến có nhiều đường. Điều chỉnh cân nặng thông qua việc duy trì hoặc giảm cân nếu cần thiết. Vì béo phì là một yếu tố nguy cơ lớn cho bệnh tiểu đường.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe: giúp bạn giảm cân và giảm lượng đường trong máu. Cả hai đều làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Cố gắng vận động thể chất ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày một tuần.
Bên cạnh đó, bạn có thể trò chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe để tìm ra loại bài tập nào là tốt nhất cho bản thân. Bạn có thể bắt đầu từ từ và đạt được mục tiêu của mình đặt ra.
Nếu bạn gặp khó khăn không đâu là những thực phẩm dinh dưỡng tốt cho bệnh tiểu đường hay làm sao để hình thành thói quen vận động. Tham gia ngay chương trình Sống khỏe cùng Đái tháo đường của DIAB.
Chương trình giúp tạo một chế độ dinh dưỡng, vận động và thư giãn dành riêng cho bạn để có thể dễ dàng thực hiện và duy trì lâu dài. Ngoài ra, bạn cũng có thể tương tác trực tiếp cùng bác sĩ, chuyên gia nội tiết, dinh dưỡng, vận động để giải đáp những thắc mắc.
4. Kết luận
Cuối cùng, quan trọng là bạn nhận ra được những dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ, bao gồm cả các triệu chứng đặc biệt chỉ xuất hiện ở phụ nữ và những triệu chứng chung. Việc hiểu biết và kiểm soát triệu chứng và biến chứng có thể giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh.
Có thể bạn quan tâm:
4 loại đường dành cho người tiểu đường tốt nhất
Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ: chỉ số, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
Không tìm thấy nội dung cần tìm?
Bạn, hoặc người thân trong gia đình, đang sống cùng bệnh đái tháo đường và mong muốn được hỗ trợ về thông tin? Đừng ngần ngại gửi câu hỏi trực tiếp cho chúng tôi theo mẫu bên dưới. Chúng tôi sẽ tổng hợp và phản hồi trong thời gian sớm nhất.