Chưa phân loại
Kiểm soát bệnh tiểu đường không phải là vấn đề khó. Điều quan trọng là áp dụng thói quen tốt cho sức khỏe. Việc đối phó với bệnh tiểu đường không thể được giải quyết chỉ sau một đêm. Nhưng nếu hình thành lối sống lành mạnh theo thời gian, tiểu đường sẽ không còn là nỗi lo của bạn.
Cùng tìm hiểu 6 thói quen tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường trong bài viết.
1. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng ở Việt Nam và trên thế giới. Theo BS.CKI Võ Trần Nguyên Duy, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết, bất kỳ ai cũng có thể bị tiểu đường. Tuy nhiên, người có một trong các yếu tố như thừa cân, béo phì, lớn tuổi… thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
1.1. Người thừa cân, béo phì
Cụ thể, béo phì, thừa cân có thể làm giảm khả năng sử dụng insulin – hormone quan trọng trong quá trình điều tiết đường huyết. Mỡ tích tụ trong mô mỡ có thể làm phá vỡ cân bằng insulin, gây ra hiện tượng kháng insulin, khiến các tế bào không thể tiếp thu đường từ máu một cách hiệu quả.
1.2. Người trung niên, lớn tuổi
Người lớn tuổi có nguy cơ cao hơn mắc bệnh tiểu đường so với nhóm tuổi trẻ hơn. Một phần do sự thay đổi về hormone và sự suy giảm của chức năng tế bào beta trong tụy.
Ngoài ra, người lớn tuổi thường dễ tăng cân và mất đi sự linh hoạt cơ thể. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
1.3. Di truyền và gia đình có tiền sử bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh có thể di truyền. Trong đó, tiểu đường loại 2 có tỉ lệ di truyền cao hơn tiểu đường loại 1. Tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố duy nhất quyết định việc bạn có mắc tiểu đường hay không. Môi trường và thói quen tốt cho sức khoẻ cũng đóng vai trò quan trọng.
Tham gia kiểm tra nhanh để biết bạn có đang thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 không nhé:
https://diab.com.vn/bai-kiem-tra/kiem-tra-nhanh-nguy-co-dai-thao-duong/
Tìm hiểu thêm: Các yếu tố làm tăng nguy cơ đái tháo đường
2. 6 thói quen tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường
Những thay đổi trong lối sống, thói quen tốt cho sức khỏe thường là những khuyến nghị chính của các bác sĩ để phòng ngừa và quản lý bệnh tiểu đường. Cùng tìm hiểu 6 thói quen tốt mà bạn có thể phải thực hiện.
2.1. Tạo chế độ ăn uống cân bằng
Kiểm soát lượng đường trong máu là chìa khóa để sống tốt với bệnh tiểu đường và chế độ ăn uống khoa học là chìa khóa để kiểm soát lượng đường trong máu. Nhưng thế nào là ăn ngon và lành mạnh?
Hãy tập trung vào việc ăn đủ lượng thực phẩm cần thiết cho cơ thể. Bao gồm rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Bạn nên chọn sữa không béo và thịt nạc để giảm thiểu lượng chất béo trong chế độ ăn uống của mình.
Ngoài ra, nên hạn chế thực phẩm có nhiều đường và chất béo, và theo dõi lượng carbohydrate trong chế độ ăn uống của mình. Vì carbs có ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Ăn nhiều carbohydrate, đường huyết có thể tăng nhanh và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Tìm hiểu thêm: Tạo chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường tuýp 2 cân bằng và lành mạnh
2.2. Thói quen vận động thường xuyên
Bên cạnh chế độ ăn uống thì vận động cũng là một thói quen tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Khi tập thể dục, cơ thể sử dụng lượng glucose dư thừa trong máu để cung cấp năng lượng cho quá trình tập luyện. Điều này giúp cân bằng lượng đường trong máu.
Ngoài việc kiểm soát bệnh tiểu đường, hoạt động thể chất có thể cải thiện hệ hô hấp và giúp bạn đối phó với căng thẳng. Hãy bắt đầu với mục tiêu ít nhất 150 phút mỗi tuần cho hoạt động thể chất với cường độ vừa phải.
Các hoạt động bạn có thể thực hiện: đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội, chơi thể thao, yoga, hay làm việc nhà cũng chính là một cách giúp bạn vận động và giảm căng thẳng hiệu quả.
2.3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Ở Việt Nam, việc khám sức khỏe định kỳ để theo dõi và bảo vệ sức khỏe của người dân chưa được phổ biến. Thay vì đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, người dân thường chỉ đến khi gặp vấn đề. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị bệnh.
Vì vậy, một trong những thói quen tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường không thể bỏ qua là kiểm tra sức khỏe định kỳ 6-12 tháng/ lần.
Đặc biệt với bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm tổn thương thận, vấn đề tim mạch, tổn thương dây thần kinh, vấn đề mắt và vết thương khó lành. Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu và triệu chứng của các biến chứng này, từ đó kiểm soát bệnh một cách hiệu quả hơn.
Tìm hiểu thêm: Tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ
2.4. Giải tỏa căng thẳng
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính làm tăng đường trong máu. Các cảm xúc tiêu cực: căng thẳng, lo lắng, áp lực,… có thể ảnh hưởng đến lối sống và quyết định ăn uống của người bệnh tiểu đường. Một số người có xu hướng ăn nhiều hoặc ăn không lành mạnh khi gặp căng thẳng, điều này có thể dẫn đến tăng đường trong máu.
Do đó, việc việc giải tỏa căng thẳng, học cách quản lý căng thẳng rất quan trọng và là một thói quen tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Có nhiều cách để giải tỏa căng thẳng: tập thể dục, yoga, thư giãn cùng âm nhạc, nến thơm hay làm bất cứ việc gì khiến bạn cảm thấy thoải mái.
2.5. Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn
Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn không chỉ là một thói quen tốt cho sức khỏe người tiểu đường mà còn đối với tất cả chúng ta. Việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn có thể dễ dàng hơn nếu không uống quá nhiều bia, rượu.
2.6. Bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khoẻ
Cuối cùng hãy hình thành thói quen tốt cho sức khỏe bằng việc bỏ thuốc lá. Không có gì tốt từ việc hút thuốc và nếu bạn bị tiểu đường, việc hút thuốc sẽ khiến bạn gặp nhiều biến chứng nguy hiểm: bệnh tim, tổn thương thận và tổn thương thần kinh.
Không chỉ vậy, hút thuốc lá có thể làm tăng mức đường huyết ngắn hạn. Thuốc lá chứa các chất gây kích thích như nicotine, có thể tăng mức đường huyết ngay sau khi hút thuốc. Điều này có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết đối với người bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 30% – 40% so với những người không hút thuốc. Vì vậy, hãy bỏ thuốc ngay từ hôm nay để bảo vệ sức khoẻ của chính bạn.
Tìm hiểu thêm: Tiền tiểu đường được chẩn đoán như thế nào? Có nguy hiểm không?
3. Cách hình thói quen tốt cho sức khỏe người tiểu đường
Những thói quen tốt cho sức khỏe giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống và sống khỏe hơn mỗi ngày. Có thể bạn đã cố gắng ăn uống điều độ hơn, tập thể dục nhiều hơn hoặc ngủ nhiều hơn, bỏ thuốc lá hoặc giảm căng thẳng.
Tuy nhiên, DIAB hiểu rằng điều đó không hề dễ dàng. Cùng tham khảo cách hình thành thói quen tốt cho sức khỏe.
– Quy tắc 21 ngày: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phải mất 21 ngày để hình thành hoặc từ bỏ một thói quen. Vậy tại sao không thử ngay bây giờ? Mỗi ngày trong 3 tuần tới, hãy cố gắng thay đổi thói quen tốt cho sức khỏe. Và sau 21 ngày, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn rất nhiều.
– Bắt đầu từ những điều nhỏ nhất: Thay đổi thói quen đột ngột có thể khiến bạn khó duy trì. Vậy nên hãy bắt đầu với những thói quen nhỏ. Ví dụ, đi bộ ngắn hàng ngày có thể là khởi đầu của thói quen tập thể dục.
– Thực hiện những thói quen tốt cho sức khỏe mỗi ngày: Các nhà nghiên cứu người Anh đã chỉ ra rằng, mất nhiều thời gian để hình thành một thói quen mới, nhưng bạn có thể rút ngắn thời gian khi chúng ta thực hiện thường xuyên hơn.
Ví dụ, mỗi ngày bạn có thể thực hiện một số bài tập nhỏ: nhảy dây, yoga, đi bộ nhanh,.., thay vì cố gắng đến phòng tập thể dục ba ngày một tuần. Khi việc tập thể dục hàng ngày trở thành thói quen, bạn có thể khám phá các hình thức tập thể dục mới, cường độ cao hơn.
Hơn nữa, hãy tìm người bạn đồng hành phù hợp để cùng bạn thay đổi những thói quen, tạo động lực và tinh thần thoải mái hơn. Nếu vẫn chưa có bạn đồng hành chất lượng, các chuyên gia của DIAB sẵn sàng giúp bạn.
Tham gia ngay chương trình Sống khỏe cùng Đái tháo đường của DIAB. Chương trình hướng dẫn thay đổi lối sống, giúp bạn tự tin sống khỏe cùng đái tháo đường chỉ sau 12 TUẦN.
– Giúp người bệnh đánh giá tình trạng sức khoẻ hiện tại.
– Tư vấn, đồng hành để người bệnh tìm thấy động lực mạnh mẽ từ chính bản thân. Từ đó bắt đầu hành trình với quyết tâm cao và có thể duy trì lâu dài.
– Được trang bị kiến thức về tiểu đường, tạo dựng thói quen, tạo động lực, thấu hiểu, đồng cảm, tận tâm.
Bên cạnh đó là 1 chương trình chuyên biệt được các nhân hoá dành riêng cho mỗi cá nhân. Áp dụng kiến thức khoa học và sự thấu cảm để tạo nên lộ trình thay đổi lối phù hợp với mục tiêu người bệnh, đáp ứng được sở thích, thể trạng, sức khoẻ của người tham gia.
Không chỉ vậy, bạn còn có thể kết nối với những người bạn có cùng tình trạng sức khỏe để chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm. Điều này giúp có thêm tinh thần, động lực cải thiện sức khỏe, cùng nhau lan tỏa năng lượng tích cực để sống chung với căn bệnh mạn tính này.
Tham gia ngay cùng DIAB: https://chuongtrinh.diab.com.vn/
4. Kết luận
Có thể thấy việc hình thành thói quen tốt cho sức khoẻ là rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường và sống một cuộc sống lành mạnh. Những thay đổi lối sống tích cực sẽ không có ý nghĩa gì nhiều nếu chúng không thể duy trì lâu dài. Vì vậy, đừng từ bỏ, DIAB sẽ luôn ở đây, là người bạn đồng hành cùng bạn kiểm soát tiểu đường hiệu quả.
thxduyen
Có thể bạn quan tâm:
Tiền tiểu đường nên ăn gì? Top 4 nhóm thực phẩm kiểm soát đường huyết tốt
Đường dành cho người tiểu đường là lựa chọn của nhiều người đang tìm kiếm chất làm ngọt không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc, điều quan trọng là phải hiểu các loại chất thay thế đường và cách chúng ảnh hưởng đến cơ thể. Cùng tìm hiểu trong bài viết này.
1. Đường dành cho người tiểu đường là gì?
Đường dành cho người tiểu đường (chất tạo ngọt nhân tạo) thường được gọi là “đường không calo” hoặc “đường thay thế”. Đây là các loại đường được thiết kế đặc biệt để có ít hoặc không gây tăng đường huyết sau khi ăn.
Loại đường này thường không hoàn toàn được chuyển hóa thành glucose trong cơ thể, do đó không tác động lớn đến chỉ số đường trong máu. Đường dành cho người tiểu đường được chia thành hai loại chính: chất tạo ngọt có giá trị dinh dưỡng và chất tạo ngọt không có giá trị dinh dưỡng hoặc “ít calo”.
Chất tạo ngọt có giá trị dinh dưỡng
Đây là các chất tạo ngọt có năng lượng calo và có khả năng cung cấp đường cho cơ thể. Ví dụ điển hình là đường mì, đường mía và mật ong. Chất tạo ngọt có giá trị dinh dưỡng thường được tìm thấy trong các nguồn tự nhiên như các loại đường, trái cây hoặc một số loại mật ong.
Chất tạo ngọt không có giá trị dinh dưỡng hoặc “ít calo”
Đây là các chất tạo ngọt được sử dụng để thay thế đường mà không gây tăng đường huyết hoặc gây ít tác động đến lượng calo. Ví dụ điển hình là cỏ ngọt stevia, sucralose, đường dừa, đường chà là,…
Các chất tạo ngọt này thường không hoàn toàn được chuyển hóa thành glucose trong cơ thể, do đó không gây tăng đường huyết như đường thông thường và có ít hoặc không có năng lượng calo.
Đường dành cho người tiểu đường có thể sử dụng để thay thế đường thông thường trong chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, như với mọi thứ, việc sử dụng loại đường này cần được kiểm soát và kết hợp với một chế độ ăn lành mạnh cùng lối sống tích cực.
Tìm hiểu thêm: Tiền tiểu đường nên ăn gì? Top 4 nhóm thực phẩm kiểm soát đường huyết tốt
2. Có nên sử dụng đường dành cho người tiểu đường
Mặc dù các loại đường dành cho người tiểu đường trên thị trường đều được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quản lý và được coi là an toàn. Tuy nhiên, việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo sẽ khiến cho cơ thể thèm ngọt thường xuyên hơn và lạm dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin nghiêm trọng.
Do đó, để duy trì sức khỏe, người bệnh tiểu đường cần tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh và có thể thay thế đường bằng vị ngọt có sẵn trong các thực phẩm với lượng vừa đủ.
Tóm lại, bạn có thể sử dụng đường dành cho người tiểu đường giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ các biến chứng do tiểu đường gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng đường này cũng cần được kết hợp với liều lượng, chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
Tìm hiểu thêm: Người tiểu đường nên lưu ý gì khi dùng đường ăn kiêng?
3. 4 loại đường dành cho người tiểu đường tốt nhất
Một câu hỏi lớn thường được đặt ra là mức độ an toàn của đường dành cho người tiểu đường. Người bệnh tiểu đường có thể yên tâm vì tất cả các chất thay thế đường phải trải qua quá trình kiểm tra an toàn, nghiêm ngặt.
Không chỉ vậy, các nhà sản xuất nguyên liệu thực phẩm phải cung cấp thông tin từ các nghiên cứu an toàn cho thấy rằng đường dành cho người tiểu đường:
– Không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
– Không ảnh hưởng đến sinh sản
– Không gây phản ứng dị ứng
– Không được phép tích tụ trong cơ thể hoặc biến đổi thành các chất gây hại khác.
Dưới đây là 4 loại đường dành cho người tiểu đường tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.
Đường Stevia
Đầu tiên là stevia hay còn gọi là cỏ ngọt, được chiết xuất từ lá cây stevia rebaudiana. Nó đã được sử dụng trong hàng ngàn năm ở Nam Mỹ và Trung Mỹ để làm ngọt trong các món ăn và đồ uống.
Theo Tiêu chuẩn chăm sóc y tế cho bệnh tiểu đường năm 2019, chất làm ngọt không dinh dưỡng, bao gồm cả stevia, ít hoặc không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, đường stevia đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt là an toàn.
Theo FDA, lượng đường stevia ăn vào hàng ngày có thể chấp nhận được là 4 miligam trên mỗi kilôgam (mg/kg) trọng lượng cơ thể của một người. Ví dụ, một người nặng 60 kg, có thể tiêu thụ 9 gói nhỏ stevia một cách an toàn mỗi ngày.
Đường dừa
Tiếp theo trong top các loại đường dành cho người tiểu đường tốt nhất là đường dừa. Đây là một loại đường tự nhiên được chế biến từ dừa. Nó được sản xuất bằng cách lấy nước cốt dừa và chưng cất để tách riêng phần nước và phần đường tự nhiên từ dừa. Đường dừa có một số đặc điểm quan trọng sau:
– Tự nhiên và không tinh chế: Đường dừa là một sản phẩm tự nhiên và không chứa chất phụ gia hoặc chất bảo quản nhân tạo.
– Hương vị và màu sắc tự nhiên: Đường dừa có một hương vị ngọt tự nhiên với một chút hương dừa nhẹ. Nó cũng có màu sắc tương ứng với màu của nước cốt dừa, thường là một sắc trắng nhạt hoặc vàng nhạt.
– Thành phần dinh dưỡng: Đường dừa chứa một số lượng nhỏ các khoáng chất và vitamin tự nhiên có trong dừa như kali, magiê và vitamin C. Tuy nhiên, nồng độ này thường thấp và không đáng kể đối với việc cung cấp dinh dưỡng.
Đối với người tiểu đường, việc sử dụng đường dừa cần được kiểm soát và hợp lý. Mặc dù đường dừa có một chỉ số glycemic thấp hơn so với đường trắng thông thường, nó vẫn chứa đường tự nhiên và có khả năng tăng đường huyết.
Người tiểu đường nên tiêu thụ một lượng hợp lý và theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để kiểm soát mức đường huyết.
Tìm hiểu thêm: Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường – 1 kế hoạch dinh dưỡng hoàn hảo
Tagatose
Đường tagatose là một loại đường tự nhiên. Nó tồn tại với số lượng nhỏ trong một số loại trái cây, chẳng hạn như táo, cam và dứa. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thường chiết xuất nó từ sữa và có thể sử dụng trong thực phẩm như một chất làm ngọt, có hàm lượng calo thấp.
Đặc biệt, đường tagatose có hương vị ngọt tự nhiên tương tự như đường thông thường, tuy nhiên có lượng calo thấp hơn.
Đường Tagatose có glycemic (IG) thấp, tức là nó không gây tăng đường huyết một cách nhanh chóng. Điều này khiến tagatose trở thành một lựa chọn phổ biến cho người tiểu đường hoặc những người muốn kiểm soát mức đường huyết.
Tuy nhiên, loại đường dành cho người tiểu đường này có giá thành cao hơn các chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp khác và có thể khó tìm thấy ở các cửa hàng.
Rượu đường
Rượu đường (tên tiếng Anh là sugar alcohols) còn được gọi là polyol. Rượu đường có thể kích thích cảm giác ngọt trên đầu lưỡi và có tác dụng làm mát. Rượu đường có thể được tìm thấy trong một số loại trái cây và rau quả như mận, dâu tây và bơ.
FDA chỉ ra rằng mặc dù rượu đường tương đối ít calo và thân thiện với lượng đường trong máu, nhưng chúng có thể gây khó tiêu và đầy hơi ở một số người. Do đó, việc sử dụng đường rượu nên được điều chỉnh và tuân thủ liều lượng hợp lý, khoảng 10 – 15 gram/ngày.
Tìm hiểu thêm: BỮA ĂN TIỂU ĐƯỜNG CÓ “ĐÁNG SỢ” NHƯ BẠN NGHĨ?
4. Những lưu ý khi dùng đường dành cho người tiểu đường
Khi sử dụng đường dành cho người tiểu đường cần lưu ý:
– Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng: Trước khi thay đổi chế độ ăn uống hoặc sử dụng đường dành cho người tiểu đường, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
– Kiểm soát lượng đường tiêu thụ: Dù là đường dành cho người tiểu đường, nó vẫn chứa calo và có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Hãy đảm bảo bạn tiêu thụ đường trong mức độ hợp lý và theo hướng dẫn của chuyên gia.
– Chú ý chỉ số glycemic (IG): Chỉ số glycemic đo mức độ tác động của một loại thực phẩm lên mức đường huyết sau hai giờ tiêu thụ. Nên ưu tiên chọn đường có chỉ số IG thấp để tránh tăng đột ngột mức đường huyết. Thường thì đường dành cho người tiểu đường có IG thấp hơn so với đường trắng thông thường.
– Theo dõi mức đường huyết: Theo dõi mức đường huyết của bạn sau khi sử dụng đường dành cho người tiểu đường để đảm bảo rằng nó không gây tăng đường huyết đáng kể. Nếu bạn thấy có bất thường hoặc tăng đường huyết, hãy thảo luận với bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn uống.
Cuối cùng, đường dành cho người tiểu đường chỉ là một phần của chế độ ăn uống tổng thể. Hãy đảm bảo rằng bạn tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và cân nhắc đủ chất dinh dưỡng cần thiết từ các nguồn thực phẩm khác.
Tải ngay ứng dụng của DIAB để theo dõi sức khoẻ và được đồng hành cùng các huấn luyện viên, chuyên gia dinh dưỡng bác sĩ.
Ngoài các video ngắn trình bày theo những hình thức dễ xem, dễ nhớ, ứng dụng còn gợi ý các thực đơn mẫu, lịch nhắc nhở, quy đổi chỉ số dinh dưỡng, vận động mà bạn tiêu thụ hàng ngày.
Đây là một công cụ rất tốt để có thể theo dõi được sức khỏe của người bệnh ngay cả khi bạn ở nhà mà không đến phòng khám hay bệnh viện.
Tải ứng dụng tại đây: https://diab.com.vn/giai-phap/
5. Kết luận
Đường dành cho người tiểu đường có hàm lượng calo thấp có thể cho phép bạn thỉnh thoảng thưởng thức một món ngọt mà không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy việc chuyển sang sử dụng chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường trong thời gian dài.
Tốt nhất những người mắc bệnh tiểu đường nên tiêu thụ chất ngọt ở mức độ vừa phải như một phần của chế độ ăn uống cân bằng. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn tốt nhất cho mình.
thxduyen
Có thể bạn quan tâm:
Tiền tiểu đường nên ăn gì? Top 4 nhóm thực phẩm kiểm soát đường huyết tốt
Giải đáp 5 thắc mắc về thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2
Hội nghị được tổ chức bởi ATTD (Advanced Technologies & Treatments for Diabetes), là sự kiện quan trọng quy tụ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đái tháo đường từ khắp nơi trên thế giới, nhằm chia sẻ những tiến bộ mới nhất trong công nghệ và phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường.
Tại hội nghị, DiaB vinh dự trình bày về nghiên cứu “Hiệu quả của chương trình giáo dục tự quản lý đái tháo đường trực tuyến đồng hành cùng huấn luyện viên dành cho người bệnh tại Việt Nam”. DiaB sẽ chia sẻ những kết quả ấn tượng mà chương trình đã đạt được, giúp cải thiện đáng kể kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường tại Việt Nam.
Hội nghị ATTD-ASIA 2024 sẽ quy tụ các chuyên gia đầu ngành từ hơn 15 quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cùng với các chuyên gia quốc tế. Đây là cơ hội tuyệt vời để DiaB trình bày những ý tưởng và nghiên cứu tiên phong, trao đổi các phương pháp điều trị mới mẻ, và kết nối với các chuyên gia hàng đầu thế giới. DiaB kỳ vọng sự kiện này sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển các chiến lược điều trị tối ưu, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của bệnh nhân đái tháo đường tại Việt Nam và khu vực.
DiaB rất hân hạnh được đóng góp vào hội nghị uy tín này và tiếp tục cam kết cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường thông qua các giải pháp sáng tạo và hiệu quả.
Không tìm thấy nội dung cần tìm?
Bạn, hoặc người thân trong gia đình, đang sống cùng bệnh đái tháo đường và mong muốn được hỗ trợ về thông tin? Đừng ngần ngại gửi câu hỏi trực tiếp cho chúng tôi theo mẫu bên dưới. Chúng tôi sẽ tổng hợp và phản hồi trong thời gian sớm nhất.