Điểm qua 10 biến chứng bàn chân tiểu đường

Cùng với biến chứng về mắt, thận, thần kinh,… biến chứng bàn chân tiểu đường được xếp vào nhóm cần quan tâm chăm sóc đặc biệt. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ mỗi 30 giây trên thế giới lại có thêm một người tiểu đường bị cắt cụt chân.
Do đó, việc nắm rõ về biến chứng này cũng như cách chăm sóc sẽ giúp bệnh nhân và người nhà phối hợp với bác sĩ tốt hơn trong kế hoạch ngăn ngừa biến chứng tiểu đường lở loét chân

Biến chứng bàn chân tiểu đường là gì?

Biến chứng bàn chân tiểu đường được nhận định là biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường. Biến chứng này có biểu hiện là các vết loét ở bàn chân, có thể bị nhiễm trùng và lâu lành.
Những vết thương này gây ra ảnh hưởng lớn đến các sinh hoạt, chất lượng cuộc sống và sinh mệnh của người bệnh.

Hình ảnh biến chứng bàn chân tiểu đường

Hình ảnh biến chứng bàn chân tiểu đường

Biến chứng tiểu đường loét bàn chân có thể xảy ra với người mới bị và cả những người bệnh lâu năm. Theo các chuyên gia y tế, nhiễm trùng và chăm sóc không đúng cách là yếu tố quan trọng thúc đẩy bệnh lý bàn chân tiểu đường ngày càng xấu đi.

Nguyên nhân gây ra biến chứng bàn chân tiểu đường

Ước tính mỗi năm có khoảng 4% – 10% người bệnh bị biến chứng bàn chân tiểu đường.
Theo các chuyên gia, có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng biến chứng bàn chân tiểu đường là rối loạn chức năng thần kinh ngoại biên và bệnh mạch máu ngoại vi.
  • Bệnh thần kinh tiểu đường: Khi bệnh nhân đái tháo đường bị rối loạn chức năng thần kinh ngoại biên, ngoại vi chi dưới sẽ bị tê liệt khiến bệnh nhân mất cảm giác đau. Ngoài ra, bệnh còn gây ra tình trạng khó chịu, nhiễm trùng, lở loét và phồng rộp bàn chân.
Nếu không điều trị sớm, biến chứng bàn chân tiểu đường có thể bị hoại tử, diễn tiến nặng thâm chí còn phải đoạn chi.
  • Bệnh mạch máu ngoại vi (PAD): Đây cũng là nguyên nhân trục tiếp gây ra biến chứng bàn chân tiểu đường.
Bệnh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng cung cấp cho tế bào và phá vỡ cấu trúc các mô. Khi bị loét bàn chân tiểu đường kết hợp với bệnh PAD sẽ khiến các vết loét khó lành và lâu hồi phục.
Nguyên nhân gây loét ở biến chứng bàn chân tiểu đường

Nguyên nhân gây ra loét ở biến chứng bàn chân tiểu đường

Ngoài 2 nguyên nhân chính gây ra biến chứng bàn chân tiểu đường, còn có một số yếu tố có thể gây tổn thương lên bàn chân tiểu đường như:

  • Chăm sóc, vệ sinh bàn chân không đúng cách.
  • Giữ thói quen đi chân trần, không may giẫm đạp dị vật.
  • Cắt móng, cắt da không cẩn thận gây ra các vết thương và bị nhiễm trùng.
  • Mang giày, dép nhỏ hơn số, cứng gây tổn tương chân.
  • Can thiệp không đúng cách như bôi dầu nóng, ngâm nước nóng hoặc sử dụng các thiết bị tạo nhiệt với mục đích làm giảm các cơn đau nhức trên bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường.

Ngoài ra, khi có vết thương hở, chính thói quen hút thuốc lá hay tình trạng kiểm soát đường huyết kém, suy giảm sức đề kháng miễn dịch cũng là các tác nhân gây nên tình trạng viêm lóet và nhiễm trùng ở biến chứng bàn chân bệnh nhân tiểu đường.

Tham khảo thêm: Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Các triệu chứng của bàn chân tiểu đường

Các triệu chứng của biến chứng bàn chân tiêu đường khác nhau tùy thuộc vào thể trạng và vấn đề cụ thể mà bệnh nhân đái tháo đường đang gặp phải.
Một số triệu chứng chung như sau:
  • Mất cảm giác ở chân.
  • Cảm giác tê hoặc ngứa râm ran như kiến bò.
  • Mụn nước, vết thương mà không cảm thấy đau.
  • Đổi màu da và thay đổi nhiệt độ cơ thể mà không có nguyên nhân cụ thể.
  • Bàn chân xuất hiện những vệt đỏ khả nghi.
  • Khi bết thương bị nhiễm trùng lan rộng có thể xuất hiện các triệu chứng sốt, ớn lạnh, sốc, khó kiểm soát đường trong máu.
  • Bệnh lý bàn chân tiểu đường còn gây nên một số biến chứng nghiêm trọng khác như:
  • Hoại tử, áp xe, nhiễm trùng da và thậm chí là xương.
  • Biến dạng do ngón bàn chân di chuyển, thậm chí là bị gãy.
  • Nặng hơn chân có thể bị cắt cụt.

Mất cảm giác ở chân tiểu đường

Mất cảm giác ở chân khi mắc biến chứng bàn chân tiểu đường

Bên cạnh việc đánh giá các biến chứng của đái tháo đường thì việc tầm soát  biến chứng bàn chân tiểu đường là điều cần thiết để quá trình điều trị tích cực, hiệu quả hơn.
Khi xuất hiện vết thương, vết lở loét ở bàn chân, bệnh nhân đái tháo đường cần thực hiện các biện pháp cận lâm sàng đo ABI (Ankle Brachial Index), TcPO2 (transcutaneous oxygen tension) để đánh giá tình trạng mạch máu bàn chân.
Hoặc các biện pháp thăm khám khác để đánh giá cảm giác của bàn chân, chụp Xquang, MRI, CT Scan,… để có hướng điều trị tích cực, hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn, trả lại chức năng và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Người bệnh tiểu đường nên chăm sóc bàn chân như thế nào?

Chăm sóc bàn chân bệnh nhân tiểu đường đúng cách có thể giúp cải thiện và ngăn ngừa biến chứng bàn chân tiểu đường.
Dưới đây là một số giải pháp giúp người bệnh kiểm soát tốt bệnh lý:
  • Rửa sạch chân bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ mỗi ngày. Lưu ý, không nên ngâm chân mà chỉ nên rửa sạch rồi lau khô, nhất là các kẽ chân.
  • Người bệnh chỉ nên thoa kem sau khi chân đã được rửa sạch và lâu khô, không nên thoa kem vào các kẽ ngón chân. Bởi độ ẩm sẽ làm tăng nguy cơ mắc biến chứng bàn chân tiểu đường.
  • Thường xuyên vệ sinh cắt dũa móng chân, không cắt sâu vào khóe, da để tránh trường hợp bàn chân bị tổn thương.
  • Vận động chân mỗi ngày để tăng cường tuần hoàn máu đến các chân, tránh ngồi bắt chéo chân có thể khiến máu lưu thông kém.
  • Chọn giày dép đúng sai, đúng số và ưu tiên thiết kế kín mũi. Sử dụng tất chân làm từ chất liệu thoáng và mềm.
  • Chế độ sinh hoạt khoa học, không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ ngay cả khi không có dấu hiệu bất thường là cách ngăn ngừa biến chứng bàn chân tiểu đường.
Ngoài ra, với các vết thương hở, lở loét bàn chân tiểu đường, người bệnh không chỉ cần vệ sinh đúng cách, sử dụng thuốc bôi, uống theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị mà còn phải lựa chọn bông gạc đúng cách.
Chủ động lựa chọn và chăm sóc vết thương bằng bông gạc chống nhiễm khuẩn vết thương tiểu đường UrgoStart Contact là giải pháp an toàn giúp phòng chống nhiễm khuẩn và tiết kiệm chi phí tối ưu cho bệnh nhân bị biến chứng bàn chân tiểu đường.

Sử dụng băng gạc UrgoStart Contact để chăm sóc bàn chân bệnh nhân tiểu đường

Sử dụng băng gạc UrgoStart Contact để chăm sóc bàn chân bệnh nhân tiểu đường

UrgoStart Contact là loại băng gạc Lipido-Colloid được cấu tạo từ sợi không dệt polyester, tẩm các phân tử Hydocolloid có tính thấm hút cao giúp thúc đẩy quá trình điều trị vết thương nhanh làn.
Bên cạnh đó, nhờ ứng dụng công nghệ TLC (Technology-Lipido-colloid), băng gạc UrgoClean Contact mang lại tính kháng khuẩn cao giúp băng luôn thông thoáng, duy trì độ ẩm và giữ sạch nền vết thương. Đồng thời thay băng không đau và không lo bị dính vào vết thương.
Tại cửa hàng sản phẩm dành cho bệnh nhân tiểu đường của DiaB, bạn có thể mua ngay băng gạc UrgoStart Contact chính hãng, được hưởng chế độ bảo hành, được chuyên viên tư vấn và hướng dẫn sử dụng chi tiết nhất.
Không dừng lại ở việc cung cấp các sản phẩm chăm sóc biến chứng bàn chân tiểu đường cho bệnh nhân, DiaB còn đồng hành với người bệnh trong chương trình “Thay đổi lối sống” với sự đồng hành của các bác sĩ, chuyên gia đái tháo đường.

Đến với chương trình, bệnh nhân đái tháo đường sẽ được:

  • Hướng dẫn chi tiết cách kiểm soát đường huyết ổn định khoa học, hiệu quả dựa trên thể trạng bệnh của mỗi người.
  • Hướng dẫn ứng phó và cách xử lý với các biến chứng bàn chân tiểu đường.
  • Tư vấn các giải pháp giảm thiểu tối đa các nguy cơ biến chứng tiến triển.
  • Hướng dẫn chế độ và thói quen ăn uống, vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa đáp ứng theo thói quen, sở thích mà không cần đến việc kiêng khem quá mức.
Với những thông tin vừa chia sẻ qua bài viết, hy vọng bệnh nhân đã có cái nhìn rõ hơn về biến chứng bàn chân tiểu đường cùng cách chăm sóc các vết thương lở loét nếu có.
Tham khảo ngay chương trình “Sống khoẻ cùng Đái tháo đường”, hoặc liên hệ với các chuyên gia DiaB qua Hotline 0931 888 832 để được hướng dẫn tận tình về các giải pháp chăm sóc, cũng như hạn chế các tiến triển của biến chứng bàn chân tiểu đường.

 

Tham khảo thêm:

Diabetes and Your Feet | CDC

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Contact Me on Zalo