Mục lục
hide
Người đái tháo đường cần có chế độ ăn uống lành mạnh để giúp kiểm soát đường huyết, ổn định huyết áp, với mục tiêu cao nhất là hướng đến việc kiểm soát tiểu đường, giảm nguy cơ tiển triến các biến chứng liên quan đến tim mạch, đột quỵ, thận và mắt. Vậy bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì? Dưới đây là tổng hợp 10 lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân đái tháo đường.
Chọn carbohydrate lành mạnh
Theo trang Diabetes, tất cả các loại carbohydrate đều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Tuy nhiên, người đái tháo đường không thể loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm có chứa carbohydrate trong chế độ ăn hằng ngày của mình. Vì thế, việc lựa chọn thực phẩm chứa carbohydrate lành mạnh là điều cần thiết.
Một số thực phẩm cung cấp nguồn carbohydrate lành mạnh mà bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của mình như: ngũ cốc nguyên hạt, trái cây có chỉ số GI phù hợp, rau, đậu xanh, đậu và đậu lăng, sữa chua không đường, sữa không đường,…
Bên cạnh đó, người đái tháo đường cũng nên hạn chế các loại thực phẩm chứa ít chất xơ như bánh mỳ trắng, gạo trắng và ngũ cốc đã qua chế biến.
Không nên ăn nhiều muối
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người đái tháo đường ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, từ đó tăng nguy cơ mắc các biến chứng về tim. Do đó, chế độ ăn ít muối sẽ tốt hơn cho người tiểu đường.
Lượng muối khuyến cáo dành cho bệnh nhân đái tháo đường tối đa 6g/ngày. Vì thế, bạn nên theo dõi lượng muối hằng ngày, có thể dùng các loại thảo mộc và các gia vị khác để thay thế muối trong chế biến thức ăn. Bên cạnh đó, nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm đóng gói sẵn chứa nhiều muối cũng là lời khuyên dành cho bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì – Ăn ít thịt đỏ
Ăn thịt giúp no lâu hơn nhưng bạn nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thịt đã qua chế biến như giăm bông, xúc xích, thịt xông khói, thịt bò hay thịt cừu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại thịt này để có mối liên hệ đến các biến chứng về tim mạch và ung thư.
Vậy bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì? Thay thế đạm động vật từ thịt bằng các thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường là lựa chọn hoàn hảo. Một số thực đó là đậu và các loại đậu giàu chất xơ, trứng, cá giàu omega-3, thịt gà, các loại hạt không tẩm thêm muối.
Tăng cường trái cây và rau quả
Ăn nhiều trái cây và rau quả có chỉ số GI nằm trong ngưỡng cho phép rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Bạn có thể bổ sung rau và trái cây vào bữa chính cũng như sử dụng chúng như đồ ăn nhẹ cho bữa phụ. Sử dụng rau và trái cây không chỉ giữ đường huyết ổn định mà còn bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ cần thiết để cơ thể khỏe mạnh.
Tham khảo thêm: Chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI)
Vậy với những trái cây có đường thì sao? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trái cây có vị ngọt, có đường là đường tự nhiên nên vẫn tốt cho sức khỏe. Vì thế, người tiểu đường có thể bổ sung chúng vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Tuy nhiên, người bệnh nên ăn nguyên trái, không nên ép lấy nước và nên chia thành các phần nhỏ, ăn rải vào các thời điểm trong ngày thay vì ăn một phần lớn một lần.
Chọn chất béo lành mạnh
Chất béo là thành phần cần thiết trong chế độ ăn hằng ngày để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, người đái tháo đường được khuyến cáo nên sử dụng các chất béo lành mạnh có trong các loại hạt không tấm thêm muối, quả bơ, dầu cá, dầu hạt cải và dầu ô liu.
Giảm lượng đường bổ sung
Người đái tháo đường cần cắt giảm lượng đường bổ sung trong chế độ ăn bằng cách không dùng thức uống có đường, nước ép trái cây. Thay vào đó, bệnh nhân nên thay thế bằng sữa nguyên chất, trà, sữa không đường để kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức độ an toàn.
Trong một số trường hợp bị hạ đường huyết đột ngột, bác sĩ điều trị có thể khuyên người bệnh nên dự trữ thực phẩm có đường bên cạnh như kẹo, đồ uống có đường,… Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, người đái tháo đường cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh việc sử dụng quá mức cho phép gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình kiểm soát đường huyết.
Sử dụng đồ ăn nhẹ một cách thông minh
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì trong bữa phụ? Sữa chua, các loại hạt, trái cây và rau không tấm thêm muối là những gợi ý tuyệt vời. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chú ý đến khẩu phần ăn, hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm như bánh quy, socola, khoai tây chiên và các thực phẩm chiên sẵn khác làm bữa nhẹ.
Hạn chế uống rượu, thuốc lá và chất kích thích
Rượu, thuốc lá và các chất kích thích đều là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số đường huyết. Vì thế, người tiểu đường cần hạn chế sử dụng chúng, đặc biệt là tuyệt đối không được uống rượu say. Khi sử dụng insulin hoặc các loại thuốc trị tiểu đường khác, người bệnh không được uống rượu khi bụng đói để tránh tình trạng hạ đường huyết đột ngột, gây nguy hiểm.
Hiểu đúng về thực phẩm chức năng dành cho người tiểu đường
Hiện nay chưa có bằng chứng nào chứng minh các thực phẩm chức năng dành cho người tiểu đường mang lại lợi ích đặc biệt hơn chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ sinh hoạt hợp lý. Vì thế, người đái tháo đường cần cảnh giác trước những lời quảng cáo hoa mỹ.
Nếu có ý định sử dụng bất cứ loại thuốc hay thực phẩm chức nào đều cần phải tham khảo qua ý kiến của bác sĩ điều trị, tuyệt đối không tự ý sử dụng.
Bổ sung khoáng chất và vitamin từ thực phẩm
Chưa có bằng chứng nào chứng minh việc bổ sung khoáng chất và vitamin sẽ giúp kiểm soát tốt tiểu đường. Vì thế, người tiểu đường không tự ý bổ sung vitamin hay khoáng chất nào khác ngoại trừ chỉ định của bác sĩ.
Do đó, bổ sung dưỡng chất thiết yếu từ các loại thực phẩm lành mạnh là câu trả lời hoàn hảo cho vấn đề bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì. Việc bổ sung vi chất không đúng cách không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn có thể ảnh hưởng đến thuốc đang dùng hoặc làm một số biến chứng tiểu đường tiến triển nặng thêm.
Bên cạnh việc ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất và lối sống năng động cũng là nhân tố quan trọng giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc các biến chứng hiệu quả. Bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục với cường độ vừa phải mỗi ngày.
Tham khảo thêm: Kế hoạch hoạt động thể chất giảm lượng đường trong máu hiệu quả
Ngoài ra, việc chủ động theo dõi đường huyết cũng là nhân tố quan trọng mà bệnh nhân đái tháo đường cần lưu tâm. Người bệnh có thể sử dụng máy đo đường huyết để theo dõi chỉ số đường huyết ngay tại nhà. Đồng thời kết hợp với chương trình thay đổi lối sống – Sống khỏe cùng Đái tháo đường được phát triển bởi DiaB để giảm nguy cơ tiến triển các biến chứng do tiểu đường.
Chương trình “Sống khỏe cùng Đái tháo đường” áp dụng 7 nguyên lý về hành vi tự quản lý và chăm sóc, dựa trên chương trình giáo dục và hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đường (DSMES) – Hoa Kỳ. 7 nguyên lý đó là Dinh dưỡng, Vận động, Theo dõi chỉ số, Tâm lý hành vi, Tuân thủ phác đồ điều trị, Biến chứng cấp & phòng tránh, Biến chứng mạn & phòng tránh.
- Hướng dẫn chi tiết cách kiểm soát đường huyết ổn định khoa học, hiệu quả, dựa trên thể trạng bệnh của mỗi người.
- Hướng dẫn ứng phó và cách xử lý với các biến chứng do tiểu đường.
- Tư vấn các giải pháp giảm thiểu tối đa các nguy cơ biến chứng tiến triển.
- Hướng dẫn chế độ và thói quen ăn uống, vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa đáp ứng theo thói quen, sở thích mà không cần đến việc kiêng khem quá mức.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì là vấn đề nhận được sự quan tâm của chính cả bệnh nhân và người nhà. Với những thông tin vừa chia sẻ qua bài viết, hy vọng bệnh nhân đã có cái nhìn rõ hơn về chế độ dinh dưỡng cho người đái tháo đường.
Tham khảo ngay chương trình “Sống khoẻ cùng Đái tháo đường” hoặc liên hệ ngay với các chuyên gia DiaB qua Hotline 0931 888 832 để được hướng dẫn tận tình về các giải pháp chăm sóc cũng như hạn chế các tiến triển của biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường.
Nguồn tham khảo:
DiaB – Hệ sinh thái toàn diện dành riêng cho người Đái tháo đường
▪️ Chương trình Hướng dẫn kiểm soát đường huyết thông qua Thay đổi lối sống
▪️ Ứng dụng thông minh: Thư viện kiến thức và quản lý sức khỏe Đái tháo đường
▪️ Cửa hàng trực tuyến sản phẩm chăm sóc sức khỏe Đái tháo đường
Liên hệ tư vấn: 0931 888 832
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích