Bệnh nhân tiểu đường nên ăn rau gì để kiểm soát đường huyết?

Bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng đến khả năng sử dụng glucose của cơ thể. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường huyết và việc lựa chọn rau củ quả phù hợp là một phần thiết yếu. Vậy, bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì? Bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về các loại rau củ tốt cho người tiểu đường, cũng như bí quyết để tận dụng tối đa lợi ích từ việc ăn rau củ.

Rau củ có chỉ số đường huyết (GI) thấp

Chỉ số đường huyết (GI) xác định một loại thức ăn khi vào cơ thể sẽ gây tăng đường huyết ít hay nhiều, được chia thành 3 nhóm gồm: thực phẩm chứa chỉ số GI thấp 55, trung bình 56-69, cao từ 70 trở lên. Rau củ có chỉ số GI thấp giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn so với thực phẩm có GI cao. 
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì?
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì? Các loại rau củ có chỉ số GI thấp
Một số loại rau củ có chỉ số GI thấp tốt cho người tiểu đường có thể kể đến: (Nguồn: novi-health)
  • Bông cải xanh
  • Cà rốt
  • Cà chua
  • Rau bina
  • Củ cải
  • Ớt chuông
  • Đậu bắp
  • Cần tây
  • Dưa leo

Rau củ có hàm lượng nitrat cao

Nitrat trong rau củ có thể giúp cải thiện chức năng tế bào beta trong tuyến tụy, nơi sản xuất insulin. Ngoài ra, việc bổ sung các loại rau củ có hàm lượng nitrat cao vào thực đơn cho người tiểu đường còn giúp cải thiện tình trạng cao huyết áp đột ngột và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Vì thế, bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì? Rau củ có hàm lượng nitrat cao là gợi ý tuyệt vời. Một số loại rau củ giàu nitrat như:
  • Rau diếp cá
  • Rau cần tây
  • Củ cải
  • Cà rốt
  • Rau bina.

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì? – Rau củ giàu protein

Protein giúp bạn no lâu hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn và giảm lượng đường trong máu sau mỗi bữa ăn.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì
Đậu hà lan giàu protein tốt cho người đái tháo đường
Các loại rau củ giàu protein có thể kể đến như:
  • Các loại đậu
  • Bí đỏ
  • Rau dền
  • Đậu phụ 
  • Măng tây
  • Nấm.

Rau củ quả giàu chất xơ

Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu. Trong đó, rau là nhóm thực phẩm có nguồn chất xơ dồi dào. Mặc dù chất xơ không có quá nhiều chất dinh dưỡng nhưng bù lại, chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và kiểm soát đường huyết hiệu quả. 
Các loại rau thường chứa nhiều chất xơ. Vì thế, trong bữa ăn hàng ngày người tiểu đường nên ăn kèm rau với các loại thực phẩm khác như thịt, cá, vừa ngon miệng, vừa đầy đủ dinh dưỡng, vừa an toàn cho sức khỏe.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì
Rau củ quả giàu chất xơ

Bí quyết tận dụng tối đa lợi ích từ việc ăn rau củ

Không chỉ nắm vững bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì mà bạn còn cần biết cách tận dụng tối đa từ việc sử dụng các loại thực phẩm đó. Khi lên thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau đây để có thể áp dụng việc ăn rau củ đạt được lợi ích tối đa nhất.

Nên ăn đa dạng các loại rau

Theo khuyến nghị, trong thực đơn ăn uống hàng ngày, nên bổ sung đa dạng các loại rau củ để có đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ. Nên chọn rau củ có nhiều màu sắc như xanh lá, đỏ, cam, vàng, tím… để bổ sung đa dạng vitamin. 

Bổ sung chất béo có lợi khi chế biến

Các loại rau trong thực đơn cho người tiểu đường như cải bó xôi, bông cải xanh, cải xoăn… chứa các vitamin A, E, K tan trong chất béo. Do đó, để hấp thu tốt hơn, bạn nên kết hợp rau với chất béo tốt như dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương…

Trong bữa ăn nên ăn rau trước các thực phẩm khác

Ăn rau trước các thực phẩm khác trong bữa ăn giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, từ đó kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Ngoài ra, ăn rau trước còn tạo cảm giác no, giúp bạn giảm lượng thức ăn tiêu thụ.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì
Nên ăn rau trước các thực phẩm khác

Nếu hệ tiêu hóa gặp vấn đề cần liên hệ ngay với bác sĩ

Việc lựa chọn rau phù hợp đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường. Tuy nhiên, một số trường hợp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ rau do vấn đề về khẩu vị hoặc hệ tiêu hóa.
Đối với những người không thích hương vị hoặc kết cấu của rau, có thể áp dụng nhiều cách chế biến khác nhau để tăng hương vị và sự hấp dẫn của món ăn. Ví dụ, bạn có thể nấu, hấp, xào, luộc, hoặc nướng rau, kết hợp rau với các nguyên liệu khác, hoặc sử dụng gia vị và thảo mộc để tăng hương vị. Bên cạnh đó, một số người có thể gặp vấn đề tiêu hóa khi ăn rau, đặc biệt là rau quá giàu chất xơ. Các vấn đề tiêu hóa thường gặp bao gồm khó tiêu, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích,…
Để giải quyết vấn đề này, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để được tư vấn về loại rau phù hợp với khả năng tiêu hóa của cơ thể. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn rau có hàm lượng chất xơ thấp hoặc trung bình, nấu chín kỹ rau để làm mềm và dễ tiêu hóa hơn, và chia nhỏ khẩu phần ăn rau trong ngày.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo chương trình Sống khỏe cùng đái tháo đường của DiaB để có thêm nhiều thông tin hữu ích về chế độ ăn uống và lối sống phù hợp cho người tiểu đường. Chương trình cung cấp các bài viết chuyên môn, video hướng dẫn, thực đơn cho người tiểu đường và hỗ trợ tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế uy tín.
Lợi ích của chương trình Sống khỏe cùng đái tháo đường:
  • Cung cấp kiến thức khoa học về bệnh tiểu đường và cách kiểm soát hiệu quả.
  • Hỗ trợ xây dựng chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp với nhu cầu cá nhân.
  • Giúp người bệnh xây dựng thói quen sống lành mạnh, kiểm soát tốt đường huyết.
  • Tạo cộng đồng kết nối, chia sẻ kinh nghiệm giữa những người bệnh tiểu đường.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì? Bổ sung nhiều rau củ vào chế độ ăn uống là một cách hiệu quả để kiểm soát đường huyết cho người tiểu đường. Lựa chọn các loại rau củ có GI thấp, giàu nitrat, protein và chất xơ là điều quan trọng. Hãy áp dụng những bí quyết trên để tận dụng tối đa lợi ích từ việc ăn rau củ và cải thiện sức khỏe của bạn.
Nguồn tham khảo: 
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Contact Me on Zalo