Một số biến chứng xương tiểu đường

Đái tháo đường là bệnh lý phổ biến và có xu hướng gia tăng trong những năm trở lại đây. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chế độ ăn uống mà tiểu đường còn gây ra nhiều biến chứng ảnh hướng đến sức khỏe và chế độ sinh hoạt của người bệnh, trong đó có các biến chứng xương tiểu đường.
Theo nhiều chuyên gia, bệnh tiểu đường góp phần thúc đẩy các vấn đề ở hệ xương khớp xuất hiện sớm hơn, tiến triển nặng nhanh hơn. Bên cạnh đó, mật độ xương của bệnh nhân đái tháo đường cũng thấp hơn 20% – 30% so với người bình thường. Do đó, tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường mắc các vấn đề về xương khớp sẽ cao hơn người bình thường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, giảm khả năng lao động, nhu cầu sinh hoạt, thẩm mỹ và cả tinh thần. 
Dưới đây là một số biến chứng xương tiểu đường phổ biến hiện nay:

Loãng xương

Chất lượng xương thấp ở bệnh nhân tiểu đường làm tăng nguy cơ loãng xương. Các khoáng chất quan trọng bị mất đi, nhất là canxi đã làm xương trở nên yếu và dễ gãy hơn. Từ đó, tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và cột sống. Tình trạng loãng xương cũng thường gặp ở người cao tuổi.

Biến chứng xương tiểu đường

Loãng xương ở người tiểu đường

Tham khảo thêm: Top 6 các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2

Tình trạng loãng xương có thể phòng ngừa và điều trị được. Do đó, người bệnh có thể bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, tốt cho xương khớp vào bữa ăn hằng ngày, tăng cường thể dục thể thao. Tuy nhiên, đối với bệnh lý đặc thù như tiểu đường, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị và các chuyên gia dinh dưỡng khi bổ sung thực phẩm vào chế độ ăn của mình.

Giảm xương

Khối lượng và mật độ xương thấp đã khiến xương yếu hơn bình thường. Tình trạng này không khiến xương dễ gãy như loãng xương nhưng cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo một số báo cáo, giảm xương được xem là một biến chứng của tiểu đường type 1, thường gặp nhất ở bệnh nhân sử dụng insulin liều cao.

Viêm khớp

Biến chứng xương tiểu đường này thường gặp ở những người mắc đái tháo đường type 2 hoặc gặp tình trạng tăng insulin. Viêm khớp ở bệnh nhân tiểu đường thường gặp ở cột sống, ảnh hưởng đến gân và dây chằng. Tình trạng này làm cho các mô bị vôi hóa và các gai xương phát triển ở các vùng cột sống kết nối với xương, có thể gây ra các gai xương ở hông, đầu gối và vôi hóa xương khắp cơ thể.

Biến chứng xương tiểu đường

Biến chứng viêm khớp ở người tiểu đường

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng làm các dây chằng quanh vai bị viêm và cứng, khiến người bệnh khó khăn trong cử động vai, thực hiện các động tác giơ tay. Người bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát được sẽ có nguy cơ mắc biến chứng xương tiểu đường này cao gấp 5 lần so với người bình thường. Tình trạng này có thể gây đau nhức, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, và sẽ mất vài tháng đến nhiều năm để điều trị.

Hội chứng bàn tay tiểu đường

Đây là biến chứng xương tiểu đường xảy ra ở cả bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2. Người mắc bệnh cử động ngón tay bị hạn chế. Nhìn bên ngoài, bàn tay mềm, to và dày hơn bình thường. Biến chứng xương tiểu đường này thường gặp ở những người bệnh lâu năm và không được kiểm soát bệnh.

Biến chứng xương tiểu đường

Hội chứng bàn tay tiểu đường

Co cứng bàn tay

Chứng co cứng bàn tay sẽ khiến các mô liên kết dưới da tay trở nên dày. Ngón tay bị cong về phía lòng bàn tay, không gây đau đớn nhưng hạn chế cử động, gây bất tiện cho các sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần người bình thường, và người bệnh tiểu đường type 1 sẽ có nguy cơ cao hơn người bệnh tiểu đường type 2.

Bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt (bệnh thoái hóa khớp thần kinh Charcot) là biến chứng xương tiểu đường gây ra các dị tật ở bàn chân và mắt cá chân người bệnh đái tháo đường. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: sưng đỏ, đau và biến chứng bàn chân, làm giảm khả năng cử động.

Biến chứng xương tiểu đường

Biến chứng xương tiểu đường

Các biến chứng xương tiểu đường gây ra tình trạng đau khớp, sưng, cứng và biến dạng khớp, xương. Các phương pháp điều trị đa số đều tập trung vào việc giảm đau, sưng, cứng khớp và giảm nguy cơ biến dạng, dị tật chứ chưa có giải pháp chữa trị hoàn toàn. Vì thế, thực hiện các giải pháp phòng ngừa tiến triển biến chứng xương tiểu đường là điều vô cùng cần thiết.
Để giảm nguy cơ mắc các biến chứng xương tiểu đường, bệnh nhân cần tập thể dục thường xuyên. Một số bài tập bệnh nhân nên lựa chọn như chạy bộ, leo cầu thang hoặc lựa chọn một môn thể theo giúp xương chắc khỏe hơn. 
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng cần cân bằng và lành mạnh. Bổ sung nhiều trái cây, rau củ, các loại hạt và thực phẩm giàu Canxi. Đồng thời, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác. 
Tuy nhiên, vì đặc thù của bệnh lý tiểu đường nên người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung bất cứ loại thực phẩm nào.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo đến các chương trình hỗ trợ, đồng hành với người bệnh tiểu đường với sự tham gia của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng chuyên khoa của DiaB. Đến với chương trình, “Thay đổi lối sống”, bệnh nhân đái tháo đường sẽ được:
Hướng dẫn chi tiết cách kiểm soát đường huyết ổn định khoa học, hiệu quả dựa trên thể trạng bệnh của mỗi người.
  • Hướng dẫn ứng phó và cách xử lý với biến chứng xương tiểu đường.
  • Tư vấn các giải pháp giảm thiểu tối đa các nguy cơ biến chứng xương tiểu đường tiến triển.
  • Hướng dẫn chế độ và thói quen ăn uống, vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa đáp ứng theo thói quen, sở thích mà không cần đến việc kiêng khem quá mức.
Với những thông tin vừa chia sẻ qua bài viết, hy vọng bệnh nhân đã có cái nhìn rõ hơn về các biến chứng xương tiểu đường cùng các giải pháp phòng ngừa tiên triển của bệnh. Tham khảo ngay chương trình “Sống khoẻ cùng Đái tháo đường” hoặc liên hệ ngay với các chuyên gia DiaB qua Hotline 0931 888 832 để được hướng dẫn tận tình về các giải pháp chăm sóc cũng như hạn chế các tiến triển của biến chứng xương tiểu đường.

Nguồn tham khảo:

https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/bien-chung-ve-xuong-khop-o-nguoi-ai-thao-uong?inheritRedirect=false

https://www.healthline.com/health/osteoporosis-alternative-treatments#soy 

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Contact Me on Zalo