Các biến chứng phổ biến do bệnh đái tháo đường và cách phòng ngừa

Đường huyết cao trong thời gian dài có thể  gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh nhân có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của các biến chứng nhờ vào việc kiểm soát đường huyết. 

phòng ngừa biến chứng đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính có đặc điểm tăng glucose huyết, nếu đường huyết cao trong thời gian dài sẽ gây ra các rối loạn chuyển hóa carbohydrat, protid, lipid và gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim, mạch máu, thận, mắt và hệ thần kinh.

Nguyên nhân gây ra các biến chứng bệnh đái tháo đường

Các chuyên gia cho rằng, chỉ số HbA1c càng cao thì bệnh nhân đái tháo đường càng có nguy cơ mắc các biến chứng. Ngay cả khi HbA1c tăng nhẹ cũng có thể làm tăng nguy cơ tiến triển của bệnh.

Tham khảo thêm: Chỉ số đường huyết trong chẩn đoán và điều trị đái tháo đường

Lượng đường trong máu cao trong thời gian dài có thể làm tổn thương nghiêm trọng đến các các mạch máu. Khi mạch máu bị tổn thương, máu không thể di chuyển và cung cấp đầy đủ đến các bộ phận trong cơ thể. Đây là nguyên nhân dẫn đến  dây thần kinh không hoạt động bình thường và làm cảm giác ở các bộ phận trên cơ thể. 

Khi các mạch máu và dây thần kinh ở một bộ phận bị tổn thương, bệnh nhân đái tháo đường có nhiều khả năng gặp các vấn đề tương tự ở các bộ phận khác trên cơ thể. Chẳng hạn như, nếu bàn chân của bệnh nhân bị tổn thương, họ có thể gặp phải các vấn đề ở tim. 

Mặt khác, bên cạnh đường huyết cao, huyết áp cao, hút thuốc và rối loạn lipid huyết cũng có thể là nguyên nhân gây tổn thương mạch máu và khiến bệnh nhân đái tháo đường mắc phải nhiều tổn thương hơn. 

6 ghi nhớ giúp người đái tháo đường và tiền đái tháo đường kiểm soát chỉ số HbA1C

Đường huyết cao trong thời gian dài gây ra các biến chứng của bệnh đái tháo đường

Biến chứng hạ đường huyết

Hạ đường huyết là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường do bệnh nhân ăn kiêng quá mức hoặc sử dụng thuốc hạ đường huyết quá liều.

Các đợt hạ đường huyết lặp đi lặp lại có thể dẫn đến suy yếu hệ thống điều hòa trong cơ thể. Các biến chứng ngắn hạn và dài hạn của hạ đường huyết liên quan đến bệnh đái tháo đường bao gồm bệnh mạch máu não cấp tính, nhồi máu cơ tim, rối loạn chức năng nhận thức thần kinh, chết tế bào võng mạc và mất thị lực

Ngoài ra, các vấn đề về chất lượng cuộc sống như sức khỏe tinh thần, chất lượng giấc ngủ, lái xe, việc làm, khả năng vận động… cũng bị ảnh hưởng.

Các dấu hiệu của hạ đường huyết

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng và từng đợt hạ đường huyết. Hạ  đường huyết thường khó phát hiện ở bệnh nhân cao tuổi do các triệu chứng mờ nhạt và không điển hình. Một số người có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Điều quan trọng là bệnh nhân cần thường xuyên theo dõi và kiểm soát đường huyết.

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường bao gồm:

  • Nhợt nhạt, choáng váng, đau đầu
  • Lời nói, cử chỉ chậm chạp
  • Cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ
  • Run, yếu cơ, vã mồ hôi
  • Đói bụng, cồn cào

Các triệu chứng nặng hơn có thể bao gồm: Hành vi bất thường, lú lẫn, co giật, mất ý thức, bất tỉnh, trường hợp hiếm gặp có thể dẫn đến tử vong. 

Biện pháp ngăn ngừa biến chứng hạ đường huyết

Việc nhận biết sớm các yếu tố nguy cơ hạ đường huyết, tự theo dõi đường huyết, lựa chọn chế độ điều trị thích hợp và áp dụng các chương trình giáo dục phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường là những biện pháp hiệu quả nhất kiểm soát đường huyết và giúp ngăn ngừa các biến chứng có liên quan.

Tham khảo thêm: Cấp cứu hạ đường huyết – Quy tắc 15/15

Cụ thể, để ngăn ngừa biến chứng hạ đường huyết, bệnh nhân đái tháo đường cần:

  • Thường xuyên theo dõi đường huyết: Đây là cách duy nhất để đảm bảo đường huyết vẫn nằm trong giới hạn an toàn. 
  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ: đặc biệt đối với các thuốc hạ đường huyết như insulin, người bệnh cần đảm bảo sử dụng thuốc đúng giờ và đúng liều lượng.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động phù hợp: người bệnh đái tháo đường cần ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng và hoạt động thể chất vừa sức. Người đái tháo đường nên tham khảo ý kiến và có sự hỗ trợ của các chuyên gia trước khi thực hiện thay đổi lối sống để tối ưu hiệu quả, và phòng tránh các tình uống áp dụng sai.
  • Ghi nhận lại các triệu chứng hạ đường huyết: Bệnh nhân nên chủ động ghi nhận lại các biểu hiện hạ đường huyết để có thể xác định được nguyên nhân và tìm cách phòng ngừa. 

Hạ đường huyết khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, choáng váng

Biến chứng trên hệ tim mạch

Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng như thế nào đến hệ tim mạch?

Bệnh tim mạch bao gồm tất cả các loại bệnh tim, đột quỵ và bệnh mạch máu, phổ biến nhất là bệnh mạch vành. Bệnh đái tháo đường thường đi kèm với bệnh tim mạch, bệnh nhân đái tháo đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ gấp đôi so với người bình thường. 

Đường huyết cao trong thời gian dài có thể làm tổn thương các mạch máu ở tim và tạo điều kiện hình thành các mảng xơ vữa trong mạch máu.

Xơ cứng động mạch ở các chi, thường thấy ở chi dưới, được gọi là bệnh động mạch ngoại biên. Đây thường là một trong các dấu hiệu sớm cho thấy bệnh nhân đái tháo đường mắc bệnh tim mạch.

Người đái tháo đường càng lâu thì càng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao, họ cũng thường gặp các vấn đề sức khỏe khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như tăng huyết áp, cholesterol trong máu cao hoặc thừa cân, đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Biện pháp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch?

Vì bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường nên một trong những mục tiêu chính của điều trị bệnh đái tháo đường là cải thiện nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.

Để bệnh nhân đái tháo đường quản lý và hạn chế tối đa các nguy cơ phát triển các vấn đề tim mạch, điều quan trọng là duy trì lối sống lành mạnh và ổn định đường huyết một cách hiệu quả như:

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ 
  • Ăn uống theo một chế độ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh 
  • Hoạt động thể chất (lý tưởng là ít nhất 30 phút, hầu hết các ngày trong tuần) 
  • Quản lý mức cholesterol trong máu và huyết áp trong mức yêu cầu của bác sĩ chủ trị
  • Không hút thuốc 
  • Hạn chế uống rượu

Người mắc bệnh đái tháo đường thường kèm theo bệnh tim mạch

Biến chứng thận

Bệnh thận do đái tháo đường là một dạng biến chứng mạch máu nhỏ xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2. Có nhiều bằng chứng cho thấy điều trị sớm có thể trì hoãn hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. 

Bệnh thận đái tháo đường nên được xem xét ở những bệnh nhân bị đái tháo đường và có tiền sử một hoặc nhiều bệnh sau:

  • Đi tiểu có bọt
  • Bệnh võng mạc đái tháo đường
  • Mỏi và phù chân thứ phát do giảm albumin máu
  • Các rối loạn liên quan khác như bệnh tắc mạch máu ngoại biên, tăng huyết áp hoặc bệnh động mạch vành.

Tham khảo thêm: Làm gì tốt cho thận? 5 cách giúp thận khỏe khi bạn mắc đái tháo đường

Biện pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận do đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường có thể thực hiện các biện pháp sau để ngăn ngừa tiến triển của các biến chứng:

  • Thường xuyên theo dõi và duy trì đường huyết trong giới hạn mục tiêu
  • Kiểm soát tình trạng tăng huyết áp
  • Ăn uống lành mạnh và duy trì hoạt động thể chết
  • Xét nghiệm chức năng thận định kỳ
  • Ngừng hút thuốc lá

Đái tháo đường có thể dẫn đến biến chứng trên thận

Bàn chân đái tháo đường

Đây là một trong các biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân đái tháo đường: bao gồm loét bàn chân và nhiễm trùng bàn chân.

Các biến chứng bàn chân ở người đái tháo đường thường bắt đầu từ các chấn thương, vết thương ở bàn chân. Ở người bệnh thường, các vết thương sẽ tự lành, ngược lại các vết loét sẽ dần phát triển và trở nên nghiêm trọng hơn ở những bệnh nhân đái tháo đường nếu không can thiệp kịp thời. Các biến chứng có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng da
  • Hình thành ổ áp xe
  • Nhiễm trùng huyết
  • Biến dạng bàn chân (ngón chân hình búa, đầu xương bàn chân nổi rõ, lòng bàn chân lõm,…)
  • Hoại tử, cắt cụt chi

Bệnh nhân có thể nhận biết các dấu hiệu bất thường của biến chứng bàn chân do đái tháo đường như: thay đổi màu da, các vết chai, vết thương ở bàn chân chậm lành, đau, sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân, đau hoặc mất cảm giác ở chân,….

Các biện pháp ngăn ngừa biến chứng bàn chân đái tháo đường:

  • Kiểm soát đường huyết: thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu, tuân thủ điều trị bằng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống theo sự hướng dẫn của các chuyên gia đái tháo đường để kiểm ổn định lượng đường trong máu.
  • Giữ vệ sinh bàn chân đúng cách: Rửa sạch hằng ngày và lau khô kỹ, chú ý lau khô giữa các ngón chân.
  • Thường xuyên kiểm tra bàn chân: Kiểm tra sự xuất hiện của các vết xước hay vết thương ở bàn chân để có biện pháp bảo vệ thích hợp.
  • Mang giày, tất sạch sẽ, thoải mái, tránh đi chân trần.
  • Thường xuyên vận động: đi bộ hằng ngày, hoạt động với cường độ thích hợp để kích thích sự lưu thông của máu ở bàn chân
  • Đến gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu bất thường, không tự ý xử lý các vết thương ở bàn chân

Biến chứng bàn chân đái tháo đường thường gây loét hoặc nhiễm trùng bàn chân

Biến chứng trên võng mạc

Bệnh võng mạc là một trong những vấn đề mạch máu nhỏ khá phổ biến ở người đái tháo đường. Khi đường huyết cao, các mạch máu ở mắt bị tổn thương dẫn đến tắc nghẽn, rò rỉ hoặc hình thành các mạch máu ngẫu nhiên, làm giảm lưu lượng máu đến mắt và khiến giảm khả năng hoạt động của mắt.

Ở giai đoạn đầu, bệnh võng mạc có thể không gây ra triệu chứng hoặc chỉ gây ra các vấn đề về thị lực nhẹ. Sau đó bệnh võng mạc ngày càng tiến triển và có thể dẫn đến mù lòa. Các triệu chứng khi bệnh tiến triển có thể gặp bao gồm:

  • Xuất hiện các đốm hoặc vật lơ lửng trong tầm mắt
  • Mờ mắt
  • Giảm thị lực
  • Tầm nhìn dao động

Các biện pháp ngăn ngừa sự tiến triển của biến chứng võng mạc

  • Ổn định đường huyết, huyết áp và lipid huyết bằng tuân thủ điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống lành mạnh.
  • Khám sức khỏe đái tháo đường định kỳ và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở mắt để điều trị kịp thời.

hạ đường huyết

Phòng ngừa biến chứng bằng thay đổi lối sống kết hợp với máy đo đường huyết liên tục

Đường huyết cao trong thời gian dài là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường. Vì vậy, mục tiêu chính trong điều trị đái tháo đường là kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa sự tiến triển của các biến chứng.

Trong tất cả các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị dành cho bệnh nhân đái tháo đường, điều trị bằng thuốc cần phải kết hợp với thay đổi lối sống để kiểm soát đường huyết trong ngưỡng an toàn.

Theo dõi đường huyết liên tục kết hợp với thay đổi lối sống là một trong những phương pháp quản lý đường huyết hiệu quả tại nhà, được chứng minh có khả năng làm giảm HbA1c, tương đương với giảm 45% nguy cơ tiến triển thành các biến chứng do đái tháo đường.

Theo dõi đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết liên tục kết hợp với thay đổi lối sống là chương trình được phát triển bởi DiaB – đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp tốt nhất cho bệnh nhân đái tháo đường.

Khách hàng khi mua máy đo đường huyết tại DiaB có cơ hội được trải nghiệm chương trình thay đổi lối sống và được hỗ trợ trực tiếp từ đội ngũ chuyên gia đái tháo đường giàu kinh nghiệm. Người bệnh sẽ nhận thấy rõ rệt sự cải thiện của chỉ số đường huyết thông chương trình thay đổi lối sống của DiaB, dựa trên dữ liệu từ máy đo đường huyết liên tục.

Nếu bạn có thắc mắc về máy đo đường huyết hoặc muốn kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn, hãy tham khảo chương trình thay đổi lối sống kết hợp với máy đo đường huyết liên tục tại  abbott.diab.com.vn/

Tham khảo 

 

DiaB – Hệ sinh thái toàn diện dành riêng cho người Đái tháo đường

▪️ Chương trình Hướng dẫn kiểm soát đường huyết thông qua Thay đổi lối sống
▪️ Ứng dụng thông minh: Thư viện kiến thức và quản lý sức khỏe Đái tháo đường
▪️ Cửa hàng trực tuyến sản phẩm chăm sóc sức khỏe Đái tháo đường

Liên hệ tư vấn: 0931 888 832

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Contact Me on Zalo