8 dấu hiệu nhận biết tiểu đường bạn cần biết

Trong thế giới hiện đại, với lối sống thay đổi ngày càng phức tạp, bệnh tiểu đường đang trở thành một trong những vấn đề sức khỏe đáng quan tâm. Tiểu đường được phân loại thành nhiều dạng: tiền tiểu đường, tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. 

Việc nắm bắt các dấu hiệu nhận biết tiểu đường đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn nguy cơ bệnh tiến triển. Cùng DiaB tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này.

Bệnh tiểu đường là gì? 

Tiểu đường (đái tháo đường) là một tình trạng sức khỏe mà mức đường huyết trong cơ thể luôn ở mức cao hơn so với mức bình thường. Nguyên nhân chính của bệnh này là do cơ thể thiếu hụt khả năng hoặc kháng lại insulin, một hormone quan trọng để điều chỉnh mức đường trong máu và chuyển đổi nó thành năng lượng. 

Tình trạng này dẫn đến sự mất cân bằng trong quá trình chuyển hóa đường trong máu, khiến mức đường dần tăng cao. Theo thời gian, mức đường trong máu cao có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như các vấn đề về tim mạch. 

dấu hiệu nhận biết tiểu đường 1
Tiểu đường (đái tháo đường) là một tình trạng sức khỏe mà mức đường huyết trong cơ thể luôn ở mức cao

Thực tế, người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch gấp đôi người không mắc bệnh này. Trong số các nguyên nhân gây tử vong ở người mắc bệnh tiểu đường, biến chứng về tim mạch chiếm vị trí hàng đầu.

Hơn nữa, mức đường huyết cao trong thời gian dài có thể gây hại cho nhiều bộ phận khác trong cơ thể: gây tổn thương cho mắt và thận,… 

Theo Liên đoàn đái tháo đường Thế giới (IDF) công bố năm 2021, cả thế giới có tới 537 triệu người mắc đái tháo đường. Con số này dự kiến sẽ gia tăng trong tương lai nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả. 

Bệnh tiểu đường không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân mà còn gây áp lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu. Do đó, việc tăng cường nhận thức về dấu hiệu nhận biết tiểu đường và hành động phòng ngừa là vô cùng cần thiết.

Tìm hiểu thêm: Bệnh đái tháo đường là gì? Phân loại và điều trị đái tháo đường hiệu quả

8 dấu hiệu của bệnh tiểu đường là gì?

Các dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2 thường không thể nhận thấy một cách rõ ràng và có thể khá nhẹ nhàng. Trong một số trường hợp, người mắc bệnh có thể không nhận ra mình bị bệnh cho đến khi gặp phải những tổn thương lâu dài mà bệnh gây ra. 

Ngược lại, ở tiểu đường type 1, các triệu chứng thường xuất hiện rất nhanh chóng, trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Thường thì, biểu hiện của tiểu đường type 1 cảm nhận nghiêm trọng hơn nhiều so với tiểu đường type 2. 

Theo Sở Y tế thế giới (WHO), một số triệu chứng phổ biến, dấu hiệu của bệnh tiểu đường bao gồm cả type 1 và type 2 là: 

– Cảm giác khát nước và tiểu nhiều

– Sự mệt mỏi và suy giảm năng lượng

– Sụt cân đột ngột

– Tình trạng da khô và ngứa

– Khả năng lành vết thương kém

– Mất thị lực

Sau đây, cùng DiaB tìm hiểu chi tiết hơn về 8 dấu hiệu bị tiểu đường phổ biến:

Khát nước, uống nước nhiều

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khát nước liên tục hoặc cảm giác thường xuyên muốn uống nước là một trong những tín hiệu cảnh báo về khả năng mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, thường thì hầu hết mọi người không để ý đến dấu hiệu này.

Cảm giác khát nước tăng cao ở người mắc bệnh tiểu đường có nguyên nhân chủ yếu do sự mất cân bằng trong quá trình chuyển hóa glucose. Nghĩa là cơ thể không thể chuyển hóa glucose một cách hiệu quả do sự thiếu hụt insulin, hormone quan trọng để điều chỉnh mức đường trong máu. 

Mức đường huyết tăng lên, dẫn đến việc cơ thể loại bỏ nước từ các tế bào để làm tăng nồng độ nước trong máu và pha loãng đường dư thừa. Sự mất nước từ các tế bào gây ra tình trạng thiếu nước trong cơ thể, kích thích các cảm giác khát nước liên tục, ngay cả sau khi đã uống nước một cách đầy đủ. 

dấu hiệu nhận biết tiểu đường 2
Khát nước liên tục là một trong những tín hiệu cảnh báo về bệnh tiểu đường

Để giảm thiểu triệu chứng này, việc bổ sung rau củ, trái cây chứa vitamin và khoáng chất là cách cải thiện khát nước và khô miệng. Tuy nhiên, việc quan trọng và cần thiết nhất là người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế để có chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả. 

Đi tiểu nhiều, lượng nước tiểu tăng 

Thực tế, tình trạng tiểu thường xuyên có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân vô hại và cũng có những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây hại cho sức khỏe trong đó có bệnh tiểu đường.

Sự tăng mức đường trong máu khi mắc tiểu đường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của thận, cơ quan có nhiệm vụ xử lý glucose dư thừa. Dẫn đến việc người mắc bệnh tiểu đường thường xuyên phải đi tiểu và mất nước.

Ở giai đoạn đầu, bạn thậm chí có thể không nhận ra sự thay đổi này trong thói quen đi tiểu của mình. Tuy nhiên, một trong những dấu hiệu cảnh báo quan trọng là tình trạng tiểu thường xuyên này có thể tác động đến giấc ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải 

Mệt mỏi, uể oải là một trong các dấu hiệu tiểu đường hay gặp nhất. Ở người mắc tiểu đường, khả năng sử dụng glucose bị suy giảm, khiến cơ thể không thể cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Kết quả là, người bệnh thường trải qua tình trạng mệt mỏi và uể oải liên tục, ngay cả sau khi đã có đủ giấc ngủ. 

Cảm giác mệt mỏi và uể oải ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và khả năng tập trung của người bệnh. Đặc biệt, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thể chất và tinh thần. 

dấu hiệu nhận biết tiểu đường 3
Mệt mỏi, uể oải là một trong các dấu hiệu tiểu đường hay gặp nhất

Để giảm thiểu triệu chứng này, việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối, bổ sung đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết là rất quan trọng. Ngoài ra, việc kiểm soát mức đường huyết thông qua việc theo dõi và điều trị theo hướng dẫn của chuyên gia y tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh tiểu đường.

Bị sụt cân đột ngột  

Tuy sự giảm cân có thể được coi là một phần của việc kiểm soát cân nặng và tình trạng sức khỏe. Nhưng khi xảy ra đột ngột và không có nguyên nhân rõ ràng như tập thể dục hoặc thay đổi chế độ ăn, nó có thể là một dấu hiệu cảnh báo về khả năng mắc bệnh tiểu đường.

Điều này có nguyên nhân chủ yếu từ việc cơ thể không thể sử dụng glucose (đường) một cách hiệu quả để tạo năng lượng. Trong trường hợp bị tiểu đường, do thiếu insulin hoặc khả năng kháng insulin, glucose không thể đi vào tế bào để được chuyển hóa thành năng lượng, dẫn đến cơ thể phải tìm cách thay thế bằng cách tiêu thụ chất béo và cơ bắp.

Để đối phó với triệu chứng này, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là quan trọng. Người mắc bệnh tiểu đường cần được hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên gia y tế để xác định nguyên nhân và lập kế hoạch điều trị thích hợp để kiểm soát tình trạng và ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn.

Tìm hiểu thêm: Kế hoạch hoạt động thể chất giảm lượng đường trong máu hiệu quả 2023

Các dấu hiệu tiểu đường trên da 

Bệnh tiểu đường có tác động đáng kể lên nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, trong đó bao gồm cả làn da. Da có thể bị tổn thương và những biểu hiện trên da có thể là cảnh báo về tình trạng lượng đường (glucose) trong máu tăng cao, đặc biệt khi bệnh tiểu đường chưa được phát hiện hoặc kiểm soát hiệu quả. 

dấu hiệu nhận biết tiểu đường 4
Bệnh tiểu đường có tác động đáng kể lên nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, trong đó bao gồm cả làn da

Dưới đây là 5 dấu hiệu tiểu đường trên da mà Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ đã đề cập:

– Da sẫm màu: Một số vùng da có thể trở nên sẫm màu như: các mảng da sau cổ, nách, bẹn hoặc một số vùng khác. Hiện tượng này thường được gọi là bệnh gai đen và nó có thể là dấu hiệu của tình trạng tiền tiểu đường.

– Da khô và ngứa: Nguyên nhân có thể bao gồm lượng đường trong máu tăng cao, nhiễm trùng da hoặc sự kém tuần hoàn máu.

– Da phồng rộp, xuất hiện mụn nước: Các mụn nước xuất hiện đột ngột trên da cũng là một tình trạng hiếm gặp nhưng có thể liên quan đến tiểu đường. Những mụn nước này có thể xuất hiện to hoặc nhỏ và thường không gây đau.

– Nhiễm trùng da: Bệnh nhân tiểu đường dễ bị nhiễm trùng da hơn bình thường. Nhiễm trùng da có thể xuất hiện với các triệu chứng như da nóng, sưng, đau, phát ban ngứa, nổi mụn nước li ti, da khô đóng vảy hoặc tiết ra dịch có màu trắng đục.

– Vết loét và vết thương hở: Do sự suy giảm tuần hoàn và tổn thương thần kinh, người mắc tiểu đường có thể dễ bị hình thành vết loét hoặc vết thương hở, đặc biệt là ở chân.

Vết thương lâu lành 

Với bệnh nhân tiểu đường, quá trình lành vết thương thường mất nhiều thời gian hơn, thậm chí những vết thương nhỏ cũng có thể không lành ngay cả khi chỉ bị nhiễm trùng nhẹ. Lý do mà vết thương của người bệnh tiểu đường thường lành lâu hơn người bình thường có thể được giải thích như sau: 

Mức đường (glucose) trong máu cao hơn ngưỡng bình thường, dẫn đến việc giảm khả năng tế bào nhận dinh dưỡng và oxy. Điều này cản trở khả năng phục hồi và làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus… 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh nhân tiểu đường thường gặp vấn đề về hệ thống thần kinh cảm nhận vết thương hoặc cảm giác đau. Điều này có thể làm giảm khả năng nhận biết vết thương trên cơ thể, đặc biệt ở giai đoạn đầu. 

Bên cạnh đó, sự lưu thông tuần hoàn máu thường bị giảm khi bị tiểu đường, dẫn đến việc giảm lượng máu và chất dinh dưỡng đến vùng vết thương, từ đó kéo dài thời gian lành thương và làm cho phản ứng viêm nhiễm kéo dài hơn. 

Không chỉ vậy, ở những người bị tiểu đường, cơ thể có thể sản xuất các enzyme và hormone có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch, làm chậm quá trình lành vết thương. 

Việc suy giảm chức năng của hệ miễn dịch trong bệnh nhân tiểu đường cũng là yếu tố thúc đẩy nguy cơ nhiễm trùng từ vi khuẩn, virus và tăng thêm tình trạng tổn thương, khiến cho quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn.

Cảm thấy tê hoặc đau nhức ở tay, chân 

Tê bì chân tay không phải là hiện tượng hiếm gặp trong thực tế. Vì vậy, nhiều người thường coi đây là một vấn đề bình thường và không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, tê bì chân tay lại là một dấu hiệu nguy hiểm đến từ biến chứng tiềm ẩn – biến chứng thần kinh ngoại biên. 

Biểu hiện này thường là một loại rối loạn cảm giác, gây mất cảm giác hoặc thậm chí là loạn cảm. Tê bì có thể xuất hiện ở cả chi trên và chi dưới, với những triệu chứng đặc biệt như sau: 

dấu hiệu nhận biết tiểu đường 5
Cảm thấy tê hoặc đau nhức ở tay, chân

– Cảm giác tê bì, khó chịu như cảm giác kiến bò hay kim châm ở cả tay và chân. 

– Thỉnh thoảng, có thể xuất hiện cảm giác lạnh hoặc nóng bỏng, kèm theo đau rát ở ngón tay, ngón chân. 

– Cơ thể có thể mất cảm giác và có những đau nhức, thường xảy ra vào ban đêm và không tuân theo một chu kỳ cụ thể. 

– Cơn đau có thể kéo dài trong thời gian nghỉ ngơi, nhưng thường giảm đi khi bạn vận động.

Thị lực giảm sút

Cuối cùng trong 8 dấu hiệu nhận biết tiểu đường là sự suy giảm thị lực. Khi mức đường huyết tăng cao trong máu, nó có thể gây tổn thương mạch máu nhỏ và thậm chí là mạch máu lớn ở mắt, dẫn đến sự suy giảm tuần hoàn máu đến các cấu trúc quan trọng của mắt.

Sự giảm thị lực do tiểu đường thường không xuất hiện đột ngột mà thay vào đó là quá trình kéo dài theo thời gian. Ban đầu, người bệnh có thể cảm nhận mắt mờ, khó nhìn vào ban đêm hoặc cần ánh sáng tốt hơn để đọc sách hoặc làm việc. Dần dần, khả năng nhìn từ xa và gần có thể giảm đi và việc nhận biết các chi tiết nhỏ trong hình ảnh cũng trở nên khó khăn.

Để đối phó với tình trạng này, việc kiểm tra thường xuyên thị lực và thăm khám định kỳ tại bác sĩ mắt là cực kỳ quan trọng.

Bạn lo lắng cho sức khỏe của bản thân và muốn biết liệu mình có bị tiểu đường hay không? Tham gia ngay bài kiểm tra nhỏ của DiaB để kiểm tra nguy cơ mắc tiểu đường sớm nhất NGAY TẠI ĐÂY.

Chương trình Sống khỏe cùng đái tháo đường

Có một sự thật rằng, điều trị tích cực bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi lối sống luôn được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn trước khi điều trị bằng thuốc uống và tiêm. Bằng cách thay đổi lối sống tích cực, từ việc ăn uống hợp lý, tập luyện thể thao đến quản lý căng thẳng, bạn có thể trì hoãn thời điểm cần sử dụng thuốc và tận hưởng cuộc sống như bất kỳ người bình thường nào. 

Hãy cùng DiaB bắt đầu hành trình “Sống khỏe Cùng Đái Tháo Đường”. Đây sẽ là nguồn động viên và hỗ trợ cho bạn trong hành trình kiểm soát bệnh và tạo nên một tương lai khỏe mạnh. 

bệnh tiểu đường có nguy hiểm không 5
Chương trình Sống Khỏe Cùng Đái Tháo Đường

Chương trình Sống khỏe cùng đái tháo đường của DiaB giúp bạn thay đổi lối sống tích cực, bao gồm: 

– Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. 

– Tập thể dục thường xuyên với cường độ và bài tập phù hợp với thể trạng và cân nặng của bạn.

– Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì. 

– Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng bằng các bài tập cụ thể. 

Tham gia chương trình, bạn sẽ được đồng hành cùng các chuyên gia y tế hàng đầu trong lĩnh vực tiểu đường, bao gồm bác sĩ nội tiết, bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ tâm lý,… để xây dựng kế hoạch điều trị và quản lý bệnh phù hợp với từng cá nhân.

Không chỉ vậy, bạn có thể kết nối, chia sẻ với những bệnh nhân có cùng tình trạng sức khoẻ. Từ đó tạo động lực sống khoẻ hơn mỗi ngày.

THAM GIA NGAY

Kết luận

Việc nhận thức về những dấu hiệu nhận biết tiểu đường không chỉ giúp bạn tự nhận ra tình trạng sức khỏe của mình mà còn có thể chia sẻ thông tin này với người thân để cùng nhau duy trì tình trạng sức khỏe tốt nhất. Hãy dành thời gian để quan tâm và bảo vệ sức khỏe của bản thân, từ đó tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy hạnh phúc. DiaB luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Contact Me on Zalo