Đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính và có thể gây ra nhiều biến chứng nếu bệnh nhân không kiểm soát chỉ số đường huyết tốt. Thường xuyên theo dõi đường huyết tại nhà là một trong những giải pháp tối ưu để quản lý bệnh đái tháo đường.
Vì sao cần phải theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên?
Mặc dù đái tháo đường là một bệnh mãn tính nhưng nó thường có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống, dùng thuốc và các biện pháp tự chăm sóc tại nhà. Mục tiêu chính của điều trị bệnh đái tháo đường là giữ mức đường huyết trong một giới hạn an toàn.
HbA1c được xem là tiêu chuẩn để kiểm soát đường huyết lâu dài và nồng độ HbA1c có liên quan chặt chẽ đến các biến chứng của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, HbA1c không cung cấp thông tin “theo thời gian thực” về các biến động tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết của từng cá nhân.
Tự theo dõi đường huyết thường xuyên tại nhà giúp cung cấp dữ liệu về sự thay đổi của chỉ số đường huyết theo thời gian thực. Đây là một công cụ góp phần cung cấp cho bệnh nhân và bác sĩ về sự dao động của chỉ số đường huyết để nắm rõ được tác động của chế độ ăn kiêng, tập thể dục và thuốc đối với việc kiểm soát đường huyết hàng ngày.
Theo các chuyên gia, việc tự chăm sóc và theo dõi đường huyết tại nhà đóng vai trò quan trọng trong cải thiện hiệu quả điều trị bệnh đái tháo đường và mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:
- Có thể cung cấp dữ liệu cho phép các chuyên gia đánh giá được tình trạng đường huyết thực tế của bệnh nhân, từ đó tạo điều kiện để điều chỉnh phương pháp trị liệu cho phù hợp nhất.
- Theo dõi đường huyết thường xuyên có thể giúp bệnh nhân ngăn ngừa được các biến chứng hạ hoặc tăng đường huyết cấp tính
- Nâng cao nhận thức của bệnh nhân về các yếu tố ảnh hưởng đến sự dao động của chỉ số đường huyết và cách quản lý bệnh đái tháo đường
- Tạo động lực thúc đẩy sự tuân thủ trong quá trình điều trị của bệnh nhân, hướng tới những thói quen và lối sống lành mạnh hơn.
- Cải thiện chỉ số HbA1c: nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc theo dõi đường huyết liên tục giúp cải thiện chỉ số HbA1c ở cả bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2
- Mang đến lợi ích kinh tế: nhờ vào việc cải thiện chỉ số đường huyết HbA1c, bằng chứng lâm sàng cũng cho thấy việc theo dõi đường huyết thường xuyên giúp bệnh nhân có thể kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí cho việc điều trị các biến chứng
Theo dõi đường huyết liên tục giúp ngăn ngừa nguy cơ hạ đường huyết
Tham khảo thêm: Tiểu đường type 2 có nguy hiểm không? 5 điều bạn cần biết
Các phương pháp theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà
Các thiết bị theo dõi đường huyết tại nhà sẽ giúp cải thiện việc kiểm soát chỉ số đường huyết thông qua việc giúp bệnh nhân cải thiện sự dao động của đường huyết, giảm sự dao động của chỉ số đường huyết, giảm thời gian điều trị hạ đường huyết và tăng đường huyết cũng như cải thiện mức HbA1c.
Chỉ số đường huyết hàng ngày có thể được kiểm tra bằng máy đo đường huyết ở mao mạch hoặc bằng thiết bị theo dõi đường huyết liên tục. Việc sử dụng các thiết bị theo dõi đường huyết liên tục ngày càng phổ biến, đặc biệt đối với những người khó kiểm soát đường huyết, người sử dụng insulin hoặc các thuốc khác làm hạ đường huyết.
Máy đo đường huyết mao mạch
Thiết bị đo đường huyết mao mạch tại nhà gồm 3 phần: dụng cụ chích máu, máy đo đường huyết và que thử đường.
Máy đo đường huyết có thể được tích hợp nhiều tính năng như đồng bộ dữ liệu với các ứng dụng trên điện thoại, giúp ghi lại và cung cấp xu hướng thay đổi của chỉ số đường huyết.
Máu thường được lấy ở đầu ngón tay, hoặc một số vị trí khác như gót chân, cẳng tay và lòng bàn tay cũng có thể thể cho kết quả tương tự nhưng cần lấy máu với mũi chích sâu hơn.
Ưu điểm của máy đo đường huyết mao mạch: Mẫu máu lấy nhỏ, nhiều vị trí có thể thay thế, thao tác đơn giản, nhanh chóng.
Nhược điểm của máy đo đường huyết liên tục:
- Que thử đắt tiền, có thời hạn sử dụng ngắn và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, kích thước và chất lượng mẫu máu.
- Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm.
- Độ tin cậy của kết quả có thể khác nhau ở những bệnh nhân bị hạ đường huyết, thiếu máu, hematocrit thay đổi, hạ huyết áp hoặc bệnh nhân nguy kịch.
- Các thiết bị cũ có thể cần hiệu chuẩn và kết quả có thể bị ảnh hưởng nếu việc hiệu chuẩn không được thực hiện đúng.
Máy đo đường huyết mao mạch
Máy đường huyết liên tục (CGM)
Máy theo dõi đường huyết liên tục là thiết bị đo nồng độ glucose hiện diện trong dịch kẽ nhờ một bộ phận cảm biến.
Máy theo dõi đường huyết liên tục là thiết bị đo nồng độ glucose hiện diện trong dịch kẽ nhờ một bộ phận cảm biến được gắn trực tiếp lên da, thường ở mặt sau cánh tay hoặc ở bụng. Tùy thuộc vào sản phẩm, cảm biến có thể được gắn trên người bệnh nhân trong vài giờ hoặc vài ngày.
Máy đo đường huyết liên tục gồm 2 phần cơ bản: Bộ phận cảm biến, đầu đọc dữ liệu. Cảm biến có thể được quét bằng đầu đọc và hiển thị chỉ số đường trong dịch kẽ ở thời điểm đo và dự đoán xu hướng thay đổi của đường huyết.
Máy đo đường huyết liên tục có thể lưu trữ và chia sẻ dữ liệu cho người dùng, một số loại có tích hợp với chức năng cảnh báo tự động trong trường hợp đường huyết quá cao hoặc quá thấp.
Ngoài ra, một số máy đo đường huyết liên tục có tích hợp thêm các thiết bị phân phối insulin tự động và có thể ngừng phân phối insulin nếu máy dự đoán hoặc nhận ra sự sụt giảm nồng độ đường trong máu.
Việc sử dụng máy đo đường huyết có thể cho nhiều lợi ích ở người đái tháo đường có các biểu hiện sau:
- Thường xuyên có các đợt hạ đường huyết
- Hạ đường huyết vào ban đêm
- Chỉ số đường huyết thường dao động nhiều, khó kiểm soát
- Có dấu hiệu của hạ đường huyết không rõ ràng
Ưu điểm của máy theo dõi đường huyết liên tục so với máy đo đường huyết mao mạch
- Kiểm tra đường huyết nhanh chóng, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày
- Không cần thường xuyên trích máu ở đầu ngón tay, tiện lợi lợi và dễ sử dụng
- Bộ phận đọc dữ liệu cầm tay giúp bệnh nhân đọc được kết quả ngay cả khi quét qua lớp áo
- Chống nước, đeo được cả khi tắm và tập thể dục
- Có khả năng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu để giúp tạo điều kiện cho bệnh nhân và nhân viên y tế thuận lợi hơn trong quá trình điều trị
Nhược điểm của máy đo đường huyết liên tục
- Glucose hiện diện trong dịch kẽ thường chậm hơn glucose trong máu, do đó bệnh nhân cần bổ sung đo đường huyết ở mao mạch trong trường hợp đường huyết thay đổi nhanh chóng.
- Các máy đo đường huyết liên tục thường có chi phí khá cao
Máy đo đường huyết liên tục
Tần suất theo dõi đường huyết
Thông thường, bác sĩ sẽ hỗ trợ xác định tần suất tự theo dõi đường huyết tại nhà thích hợp đối với từng bệnh nhân, tần suất theo dõi sẽ phụ thuộc vào:
- Loại bệnh đái tháo đường (type 1 hay type 2)
- Phương pháp điều trị (thuốc uống, insulin, chế độ thay đổi lối sống)
- Mục tiêu điều trị của từng bệnh nhân
Đái tháo đường type 1
Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, xét nghiệm chỉ số đường huyết thường xuyên là cách duy nhất để kiểm soát lượng đường trong máu một cách an toàn và hiệu quả. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 có thể sử dụng máy theo dõi đường huyết mao mạch hoặc máy đo đường huyết liên tục.
Hầu hết những người mắc đái tháo đường type 1 sử dụng máy đo đường huyết mao mạch cần kiểm tra mức đường huyết ở các thời điểm lúc đói, sau ăn và trước khi đi ngủ để đánh giá hiệu quả điều trị của Insulin.
Đái tháo đường type 2
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, các khuyến nghị về tần suất theo dõi đường huyết thường dựa trên từng yếu tố như thay đổi lối sống, chỉ số HbA1c mức độ, nguy cơ hạ đường huyết và mục tiêu điều trị.
Theo dõi glucose rất hữu ích cho những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có sử dụng insulin hoặc một số loại thuốc có thể gây hạ đường huyết. Nói chung, điều này là không cần thiết ở những người đã đạt được mục tiêu về chỉ số đường huyết, bệnh nhân kiểm soát bệnh đái tháo đường chỉ bằng thay đổi lối sống hoặc những người dùng thuốc không gây hạ đường huyết.
Bệnh nhân đái tháo đường nên theo dõi đường huyết sau bữa ăn
Theo dõi đường huyết tại nhà kết hợp với thay đổi lối sống
Bên cạnh việc theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên tại nhà, thay đổi lối sống cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết.
Thay đổi lối sống bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động để hạn chế tối thiểu sự tăng hay giảm quá mức của đường huyết, đồng thời đưa đường huyết về mức mục tiêu.
Dữ liệu từ máy đo đường huyết là căn cứ để các chuyên gia và bệnh nhân có thể dễ dàng theo dõi và điều chỉnh lối sống một cách hiệu quả, đồng thời là động lực thúc đẩy sự tuân thủ của bệnh nhân trong quá trình điều trị.
Có bằng chứng lâm sàng cho thấy hiệu quả của việc sử dụng máy đo đường huyết liên tục kết hợp với thay đổi lối sống giúp làm giảm chỉ số HbA1c, tương đương với việc ngăn ngừa 45% nguy cơ xảy ra các biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Bạn có thể tìm mua máy đo đường huyết liên tục tại DiaB – nền tảng trực tuyến cung cấp máy đo đường huyết liên tục từ tập đoàn Abbott và mang đến những giải pháp tốt nhất cho bệnh nhân đái tháo đường.
Điều đặc biệt là, khi mua hàng tại DiaB, khách hàng được trải nghiệm chương trình theo dõi đường huyết kết hợp với thay đổi lối sống cùng chuyên gia đái tháo đường và nhận thấy sự cải thiện rõ rệt của chỉ số đường huyết nhờ máy đo đường huyết liên tục.
Nếu bạn có thắc mắc về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường hoặc muốn kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn, hãy tham khảo chương trình thay đổi lối sống kết hợp với máy theo dõi đường huyết liên tục tại https://abbott.diab.com.vn/
Tham khảo
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2769614/
- https://www.uptodate.com/contents/glucose-monitoring-in-diabetes-beyond-the-basics#H3166876750