Ổn định đường huyết: 5 lỗi ăn sáng cần tránh

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính ngày càng phổ biến, ảnh hưởng đến khả năng điều hòa lượng đường trong máu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh, giữ ổn định đường huyết đặc biệt là bữa sáng. 
Bỏ lỡ hoặc lựa chọn sai thực phẩm cho bữa sáng có thể gây ra rối loạn chỉ số đường huyết, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và là nhân tố dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận diện 5 lỗi ăn sáng thường gặp và đưa ra giải pháp phù hợp để ổn định đường huyết.

Bỏ bữa sáng hoàn toàn trong chế độ ăn để giữ ổn định đường huyết

Nhiều người lầm tưởng rằng bỏ ăn sáng sẽ giúp giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm. Bỏ bữa sáng khiến cơ thể thiếu hụt năng lượng, dẫn đến tình trạng hạ đường huyết, ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và gây cảm giác thèm ăn dữ dội vào các bữa tiếp theo trong ngày.
Giải pháp cải thiện tình trạng trên:
  • Ăn sáng đầy đủ với thực phẩm lành mạnh giàu đạm và chất xơ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, duy trì ổn định đường huyết và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
  • Có thể ăn nhẹ các thực phẩm sau: trái cây mọng nước, hạt dinh dưỡng, sữa chua không đường,…

Ăn không đủ chất xơ

Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, từ đó giúp duy trì chỉ số đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, chất xơ cũng hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim, tiêu hóa và đường ruột. Tuy nhiên, nhiều người mắc bệnh tiểu đường vẫn không nạp đủ lượng chất xơ cần thiết.
Ăn đầy đủ chất xơ cho bữa sáng
Ăn đầy đủ chất xơ cho bữa sáng giúp ổn định đường huyết
Giải pháp cải thiện tình trạng trên: 
  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt vào bữa sáng để giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
  • Ngoài ra, nếu bạn không có nhiều thời gian dành cho buổi sáng, có thể làm sinh tố với đầy đủ các chất kể trên.

Bữa ăn sáng kết hợp tinh bột tinh chế và chất béo bão hòa

Các thực phẩm thường chứa 2 nhóm chất trên có thể kể đến như: các loại thịt, sữa và chế phẩm từ sữa, dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn,… Sự kết hợp này khiến lượng đường trong máu tăng vọt và gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe.
Thực phẩm chứa chất béo bão hòa khiến lượng đường trong máu tăng cao
Không nên ăn thực phẩm chứa chất béo bão hòa để giữ ổn định đường huyết
Giải pháp cải thiện tình trạng trên: 
  • Thay thế tinh bột tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt.
  • Chọn loại chất béo tốt như dầu oliu, quả bơ để ổn định đường huyết.
  • Lựa chọn những thực phẩm ít béo, ít ngọt như sữa chua không đường, các loại quả mọng nước,…
  • Chỉ nên ăn tối đa từ 5-6% calo từ chất béo bão hòa (Ví dụ, nếu bạn cần khoảng 2.000 calo mỗi ngày, không quá 120 calo trong số đó nên đến từ chất béo bão hòa, ước lượng khoảng 13 gam).

Ăn sáng thất thường

Các chuyên gia khuyên rằng, người tiểu đường không nên nhịn ăn sáng, việc ăn sáng thất thường khiến cơ thể không kịp thích nghi, dẫn đến một số tác hại sau:
  • Rối loạn đường huyết: Nhịn ăn sáng làm cho lượng đường trong máu giảm thấp, khiến lượng insulin tiết ra trở nên dư thừa, lâu dần tế bào beta của tuyến tụy sẽ bị suy giảm chức năng. Từ đó, tình trạng kháng insulin ở người bị tiểu đường tuýp 2 tăng lên, gây rối loạn dung nạp glucose.
  • Mất cân bằng dinh dưỡng: Bỏ bữa sáng sẽ khiến bạn bị đói và có thể ăn nhiều hơn vào các bữa tiếp theo. Việc nạp nhiều thức ăn trong một bữa sẽ làm đường huyết tăng đột ngột, khó kiểm soát. 
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng: Việc này sẽ làm gia tăng các triệu chứng của bệnh tiểu đường. 
Ăn sáng đầy đủ, lành mạnh giúp ổn định chỉ số đường huyết
Ăn sáng đầy đủ, lành mạnh giúp ổn định đường huyết
Giải pháp cải thiện tình trạng trên: Ăn sáng đúng giờ và đều đặn mỗi ngày giúp cơ thể hoạt động hiệu quả và ổn định đường huyết tốt hơn.

Uống nước ép trái cây

Nước ép trái cây thường chứa nhiều đường tự nhiên, có thể khiến đường huyết tăng cao. Ngoài ra, việc uống nước ép lúc bụng đói vào buổi sáng có thể làm giảm cảm giác thèm ăn. Nếu bạn muốn uống nước ép vào buổi sáng thì nên uống một cốc nước ấm trước giúp làm loãng các chất lỏng trong cơ thể để hạn chế tăng gánh nặng cho dạ dày và thận. 
Giải pháp cải thiện tình trạng trên: 
  • Ăn trái cây nguyên quả thay vì uống nước ép để nạp chất xơ và vitamin tốt cho sức khỏe.
  • Nếu thích nước trái cây, chỉ nên uống nửa ly trong bữa ăn.
  • Lựa chọn nước ép trái cây tươi thay vì nước ép đóng hộp.
Bữa sáng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát ổn định đường huyết cho người tiểu đường. Bạn nên tránh mắc 5 lỗi ăn sáng phổ biến trên và xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học với các loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp cơ thể giữ đường huyết ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống.
 
Nếu bạn chưa biết phải xây dựng thực đơn ăn uống của mình như thế nào cho phù hợp giúp ổn định đường huyết, có thể tham khảo chương trình Sống khỏe cùng đái tháo đường của DiaB. 
Chương trình sẽ giúp bạn hiểu hơn về đái tháo đường toàn diện, từ đó tạo dựng và duy trì lối sống lành mạnh nhằm cải thiện sức khỏe của bệnh nhân, ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường. 
Nguồn tham khảo:
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Contact Me on Zalo