Về bệnh lý
Theo một nghiên cứu cho biết, 71% những người mắc bệnh Đái tháo đường típ 1 và 58% người mắc típ 2 nói rằng tình trạng này có tác động tiêu cực đến sức khỏe cảm xúc của họ. Số liệu này đã cho thấy sự liên quan mật thiết giữa các vấn đề tinh thần với bệnh Đái tháo đường.
Những ảnh hưởng của Đái tháo đường đền sức khỏe tinh thần
Sống chung với Đái tháo đường gây nên áp lực đáng kể, làm hạn chế khả năng tận hưởng cuộc sống và cảm nhận hạnh phúc với người bệnh. Khi mắc phải Đái tháo đường, bệnh nhân thường sẽ phải đối mặt với các vấn đề tinh thần sau:
- Những người có thời gian chung sống với Đái tháo đường (gồm cả típ 1 và típ 2) đều có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu hay rối loạn ăn uống. Đặc biệt, phụ nữ mắc Đái tháo đường thai kỳ sẽ dễ trầm cảm trong khi mang thai và sau khi sinh con.
- Tỉ lệ bị trầm cảm suốt đời với người mắc bệnh cao gấp đôi so với trung bình dân số.
- Với chứng rối loạn ăn uống, người mắc Đái tháo đường típ 1 có nguy cơ cao gấp hai lần so với người bình thường.
Hơn nữa, trong bối cảnh COVID-19 như hiện nay, người bệnh càng có nguy cơ suy giảm sức khỏe tinh thần trầm trọng. Ít giao tiếp xã hội làm tăng nỗi lo lắng của họ về tình trạng đường huyết của bản thân. Ngoài ra, các yếu tố gia đình và xã hội cũng tác động đáng kể; ước tính từ 35-50% người bệnh gặp vấn đề tâm lý vào một vài thời điểm nhất định.
Cách cải thiện đời sống tinh thần với bệnh nhân Đái tháo đường
Người bệnh cần được phát hiện các vấn đề bất thường về tâm lý bởi các chuyên gia. Theo ước tính, chỉ khoảng ⅓ người mắc Đái tháo đường được điều trị kịp thời. Nguyên nhân có thể do các dấu hiệu tinh thần khi lượng đường huyết bất ổn bị nhầm lẫn với lo lắng thông thường.
Sau khi được phát hiện, bệnh nhân Đái tháo đường có thể cải thiện đời sống tinh thần theo các cách sau:
- Trò chuyện cùng gia đình hay bác sĩ tâm lý.
- Một số loại thuốc có thể cải thiện vấn đề này, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm SSRI. Một số bằng chứng cũng cho thấy SSRI có khả năng kiểm soát đường huyết với bệnh nhân típ 2.Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được cho phép và kiểm soát của bác sĩ.
- Kiểm soát sự căng thẳng, bởi căng thẳng không chỉ làm giảm khả năng quản lý bệnh mà còn làm tăng lượng đường máu khiến bệnh càng khó kiểm soát.
Mối liên hệ giữa Đái tháo đường và sức khỏe tinh thần là không nhỏ. Vì vậy, người bệnh ngoài việc kiểm soát đường huyết và sức khỏe thể chất, hãy quan tâm đến sức khỏe tinh thần bản thân nhiều hơn để có thể tăng chất lượng cuộc sống.
Hạ đường huyết là tình trạng thường gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị bằng thuốc, đặc biệt là nhóm thuốc Sulfonyureas, Glinide hay insulin. Ngoài ra, các yếu tố thuận lợi gây tăng nguy cơ hạ đường huyết bao gồm: uống hay tiêm thuốc quá liều, bỏ bữa, ăn muộn giờ, ăn quá ít hơn thường lệ, bị nôn ói, tiêu chảy nặng, xơ gan, suy thận mạn, đái tháo đường lâu năm, người cao tuổi.
Người bị hạ đường huyết thường có những biểu hiện như:
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, không có năng lượng.
- Run tay, chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi.
- Tim đập nhanh.
- Cảm giác đói, nhìn mờ.
- Có thể có rối loạn tri giác cần giúp đỡ: lơ mơ, lú lẫn, ngất xỉu, động kinh và dẫn đến hôn mê, tử vong.
Trong những biểu hiện nặng như ngất xỉu, hôn mê, người nhà cần giữ tinh thần thật bình tĩnh để thực hiện các bước sơ cứu đơn giản và đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Khi không có những biểu hiện của rối loạn tri giác, cần xử lý ngay để tránh dẫn đến việc suy giảm chức năng não, gây ra những biến chứng nặng bằng cách cấp cứu đơn giản, hiệu quả theo “Quy tắc 15/15”.
Quy tắc 15/15: Dùng ngay thực phẩm có chứa 15g đường loại hấp thu nhanh. Bạn có thể làm theo một trong những cách sau đây:
- 3 viên đường 5g
- Một phần glucose gel – tương đường 15 gram tinh bột
- 1 ly nước trái cây
- 1/2 ly nước giải khát có đường
- 180 – 200 ml sữa có đường
- 5 – 6 viên kẹo
- 3 thìa đường hoặc mật ong
- 2 thìa nho khô
Sau 15 phút, hãy kiểm tra lại chỉ số đường huyết của mình. Nếu đường huyết > 70mg/dl (hoặc > 4 mmol/l): ăn một bữa ăn nhẹ như cơm, hủ tiếu, bánh mì. Nếu còn thấp hay vẫn còn triệu chứng nên xử trí tương tự thêm 1 lần nữa.
Sau 15 phút tiếp theo, nếu đường huyết chưa cải thiện, phải đưa đến bệnh viện
Tuy nhiên, không phải lúc nào hạ đường huyết cũng có những biểu hiện rõ ràng. Tình trạng không có triệu chứng như vậy được gọi là hạ đường huyết không nhận biết. Vì thế, việc không biết được lúc nào cơ thể cần điều trị thường gây ra những hậu quả khôn lường. Đặc biệt, tình trạng này hay gặp ở người đái tháo đường lâu năm.
Với lý do đó, DiaB đã cho ra đời DiaB – Ứng dụng cho người tiểu đường với việc gửi thông báo cho người bệnh để cảnh báo xu hướng sức khỏe, giúp điều chỉnh cách sinh hoạt cũng như đưa ra hướng điều trị kịp thời nhằm tránh những nguy cơ không đáng có.
Chung quy, hạ đường huyết là tình trạng rất nguy hiểm và thường xuyên xảy ra ở người đái tháo đường. Vì vậy, hãy luôn “thủ” sẵn bánh ngọt, kẹo hoặc nước ngọt để “chữa cháy” kịp thời bạn nhé!
– – – – – – – – –
?DiaB – Giải pháp toàn diện cho người đái tháo đường.
?Liên hệ để được tư vấn: 0931 8888 32
Không tìm thấy nội dung cần tìm?
Bạn, hoặc người thân trong gia đình, đang sống cùng bệnh đái tháo đường và mong muốn được hỗ trợ về thông tin? Đừng ngần ngại gửi câu hỏi trực tiếp cho chúng tôi theo mẫu bên dưới. Chúng tôi sẽ tổng hợp và phản hồi trong thời gian sớm nhất.