Câu hỏi thường gặp

Cấp cứu hạ đường huyết – Quy tắc 15/15

Hạ đường huyết là tình trạng thường gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị bằng thuốc, đặc biệt là nhóm thuốc Sulfonyureas, Glinide hay insulin. Ngoài ra, các yếu tố thuận lợi gây tăng nguy cơ hạ đường huyết bao gồm: uống hay tiêm thuốc quá liều, bỏ bữa, ăn muộn giờ, ăn quá ít hơn thường lệ, bị nôn ói, tiêu chảy nặng, xơ gan, suy thận mạn, đái tháo đường lâu năm, người cao tuổi.

Người bị hạ đường huyết thường có những biểu hiện như:

  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, không có năng lượng.
  • Run tay, chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi.
  • Tim đập nhanh.
  • Cảm giác đói, nhìn mờ.
  • Có thể có rối loạn tri giác cần giúp đỡ: lơ mơ, lú lẫn, ngất xỉu, động kinh và dẫn đến hôn mê, tử vong.

Trong những biểu hiện nặng như ngất xỉu, hôn mê, người nhà cần giữ tinh thần thật bình tĩnh để thực hiện các bước sơ cứu đơn giản và đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Khi không có những biểu hiện của rối loạn tri giác, cần xử lý ngay để tránh dẫn đến việc suy giảm chức năng não, gây ra những biến chứng nặng bằng cách cấp cứu đơn giản, hiệu quả theo “Quy tắc 15/15”.

Quy tắc 15/15: Dùng ngay thực phẩm có chứa 15g đường loại hấp thu nhanh. Bạn có thể làm theo một trong những cách sau đây:

  • 3 viên đường 5g
  • Một phần glucose gel – tương đường 15 gram tinh bột
  • 1 ly nước trái cây
  • 1/2 ly nước giải khát có đường
  • 180 – 200 ml sữa có đường
  • 5 – 6 viên kẹo
  • 3 thìa đường hoặc mật ong
  • 2 thìa nho khô

Sau 15 phút, hãy kiểm tra lại chỉ số đường huyết của mình. Nếu đường huyết > 70mg/dl (hoặc > 4 mmol/l): ăn một bữa ăn nhẹ như cơm, hủ tiếu, bánh mì. Nếu còn thấp hay vẫn còn triệu chứng nên xử trí tương tự thêm 1 lần nữa.

Sau 15 phút tiếp theo, nếu đường huyết chưa cải thiện, phải đưa đến bệnh viện

Tuy nhiên, không phải lúc nào hạ đường huyết cũng có những biểu hiện rõ ràng. Tình trạng không có triệu chứng như vậy được gọi là hạ đường huyết không nhận biết. Vì thế, việc không biết được lúc nào cơ thể cần điều trị thường gây ra những hậu quả khôn lường. Đặc biệt, tình trạng này hay gặp ở người đái tháo đường lâu năm.

Với lý do đó, DiaB đã cho ra đời DiaB – Ứng dụng cho người tiểu đường với việc gửi thông báo cho người bệnh để cảnh báo xu hướng sức khỏe, giúp điều chỉnh cách sinh hoạt cũng như đưa ra hướng điều trị kịp thời nhằm tránh những nguy cơ không đáng có.

Chung quy, hạ đường huyết là tình trạng rất nguy hiểm và thường xuyên xảy ra ở người đái tháo đường. Vì vậy, hãy luôn “thủ” sẵn bánh ngọt, kẹo hoặc nước ngọt để “chữa cháy” kịp thời bạn nhé!

– – – – – – – – –

?DiaB – Giải pháp toàn diện cho người đái tháo đường.

?Liên hệ để được tư vấn: 0931 8888 32

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ ALZHEIMER
Nhiều người vẫn nghĩ rằng đái tháo đường và Alzheimer (bệnh mất trí nhớ Alzheimer) là hai loại bệnh không có bất cứ liên hệ nào. Tuy nhiên, số liệu nghiên cứu thực tế đã chỉ ra: người đái tháo đường có nguy cơ mắc Alzheimer cao hơn 2 – 4 lần so với người bình thường.
space
Vậy Alzheimer là gì? Có nguy hiểm lắm không?
space
Alzheimer là chứng bệnh “hay quên” nghiêm trọng, thường gặp ở người lớn tuổi và cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường. Alzheimer xảy ra do sự chết dần các tế bào não, càng mất nhiều tế bào não, người Alzheimer càng gặp khó khăn trong sinh hoạt. Theo thời gian bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn, lấy mất khả năng nói, viết, đi lại và cuối cùng gây tử vong.
space
Để phòng đái tháo đường, ngăn chặn Alzheimer, hãy lên kế hoạch bảo vệ sức khỏe, xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh ngay hôm nay bạn nhé.
space
Cùng đón xem chương trình tư vấn “LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG NGỪA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2?” với sự tham gia của TS. BS. Lý Đại Lương – Chuyên gia đái tháo đường – Nội tiết và Huấn luyện viên sức khỏe Ngô Minh Nghĩa.
space
Đặc biệt, minigame với hàng loạt giải thưởng giá trị sẽ được dành tặng cho những vị khán giả thông thái nhất!
space
Thời gian: 19h30, thứ bảy ngày 18/02/2023.
space
Chương trình được phát sóng trực tiếp tại: https://fb.me/e/3lK0jFY8e
LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN PHÒNG NGỪA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Theo TS. BS. Lý Đại Lương, những đối tượng được đánh giá là có nguy cơ cao mắc đái tháo đường bao gồm:
? Người được chẩn đoán tiền đái tháo đường.
? Người có tiền sử gia đình mắc đái tháo đường.
? Người thừa cân béo phì, có vòng bụng lớn.
? Người thuộc nhóm ít vận động, đi ít hơn 6000 bước/ngày.
? Phụ nữ từng phát hiện đái tháo đường trong thai kỳ.
space
? Vậy làm thế nào để những đối tượng nguy cơ này có thể phòng ngừa, đẩy lùi được bệnh?
space
Giải đáp những thắc mắc, trong chương trình livestream “LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG NGỪA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2?” ngày 18/2 vừa qua, bác sĩ Lương đã chia sẻ:
space
“Tiền đái tháo đường không thể chữa trị được. Vì vậy, người tiền đái tháo đường nói riêng và tất cả mọi người nói chung cần thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường vận động nhằm duy trì lượng đường huyết luôn nằm trong ngưỡng an toàn là 100 – 126 mg/dL, đủ để ngăn ngừa việc diễn tiến thành đái tháo đường và giảm các nguy cơ sức khỏe khác như tim mạch, động mạch vành…”
space
Với thông điệp “Chậm lại để tốt hơn”, chương trình “Hướng dẫn thay đổi lối sống – Phòng ngừa đái tháo đường típ 2” là chương trình Huấn luyện cá nhân trong vòng 12 tuần, giúp cung cấp kiến thức phòng ngừa đái tháo đường típ 2, hướng dẫn thay đổi lối sống, cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, hướng đến chế độ sinh hoạt lành mạnh, bền vững nhằm thoát khỏi nỗi lo đái tháo đường.
space
Cùng các bác sĩ và huấn luyện viên sức khỏe DiaB hóa giải lo âu của bạn! Tham gia ngay chương trình “Hướng dẫn thay đổi lối sống – Phòng ngừa đái tháo đường típ 2” của DiaB.
———————————
?DiaB – Cộng đồng Đái tháo đường Việt Nam
? Truy cập đường dẫn để có thêm thông tin về chương trình: https://tientieuduong.diab.com.vn/
? Xem livestream “Làm thế nào để phòng ngừa Đái tháo đường típ 2?” tại: https://fb.watch/iRwowuR3eE/
? Hoặc liên hệ hotline để được tư vấn: 0768 070 727
CẦN GIẢM BAO NHIÊU CÂN ĐỂ KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?
? Bạn có biết giảm cân có thể giảm nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2?
Đối với người mắc tiền đái tháo đường có thừa cân béo phì, chỉ cần giảm 7% trọng lượng cơ thể, họ có thể giảm đến 60% nguy cơ tiến triển thành bệnh đái tháo đường típ 2.
space
? Tuy nhiên, không phải cách cải thiện cân nặng nào cũng hiệu quả và an toàn với sức khỏe. Theo các chuyên gia, tuân thủ chế độ ăn lành mạnh và vận động thường xuyên chính là cách hiệu quả nhất, giúp phòng ngừa đái tháo đường típ 2 và những bệnh lý nguy hiểm khác.
space
? Với thông điệp “Chậm lại để tốt hơn”, DiaB mang đến chương trình “Hướng dẫn thay đổi lối sống – Phòng ngừa đái tháo đường típ 2” với lịch trình huấn luyện cá nhân trong vòng 12 tuần.
space
? Chương trình của DiaB sẽ giúp bạn:
? Có lộ trình giảm cân hiệu quả, khoa học, nhẹ nhàng, không gò bó.
? Xây dựng chế độ dinh dưỡng cá nhân hóa, không kiêng khem khắc khổ.
? Hình thành thói quen rèn luyện thể chất thường xuyên.
? Cải thiện sức khỏe và có kiến thức phòng ngừa đái tháo đường típ 2.
—————————————
? Tham gia ngay chương trình “Hướng dẫn thay đổi lối sống – Phòng ngừa đái tháo đường típ 2” của DiaB.
? Truy cập đường dẫn để có thêm thông tin về chương trình: https://tientieuduong.diab.com.vn/ 
? Hoặc liên hệ hotline để được tư vấn: 0931 88 88 32

Không tìm thấy nội dung cần tìm?

Bạn, hoặc người thân trong gia đình, đang sống cùng bệnh đái tháo đường và mong muốn được hỗ trợ về thông tin? Đừng ngần ngại gửi câu hỏi trực tiếp cho chúng tôi theo mẫu bên dưới. Chúng tôi sẽ tổng hợp và phản hồi trong thời gian sớm nhất.