Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường huyết?

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính ngày càng phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người. Kiểm soát chỉ số đường huyết là mục tiêu quan trọng trong kiểm soát tình trạng bệnh, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Chế độ ăn uống đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát đường huyết. Lựa chọn thực phẩm phù hợp và xây dựng chế độ ăn khoa học sẽ giúp người đái tháo đường kiểm soát đường huyết hiệu quả, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây, DiaB sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết xoay quanh vấn đề bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì. Từ đó, đưa ra những bí quyết vàng về thực đơn cho người tiểu đường.

Những quan niệm sai lầm về chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân đái tháo đường

Nhiều người cho rằng người tiểu đường cần kiêng khem hoàn toàn tinh bột hoặc các thực phẩm “ngon miệng”. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm. Chế độ ăn uống khoa học cho người tiểu đường tập trung vào việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, cân bằng dinh dưỡng và kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả.
Dưới đây là các sai lầm thường gặp trong chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường:
  • Kiêng tuyệt đối tinh bột, trái cây ngọt: Việc cắt giảm đột ngột này có thể dẫn đến thiếu hụt năng lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng kiểm soát đường huyết. 
  • Ăn nhiều thịt đỏ: Thịt đỏ chứa nhiều cholesterol, axit béo bão hòa, dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, ảnh hưởng sức khỏe.
  • Chế độ ăn bỏ chất béo: Việc thiếu hụt chất béo ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ một số vitamin tan trong dầu.
  • Hiểu sai về đường: Nhiều người chỉ hiểu đường là vị ngọt, không nhận thức được đường ẩn trong nhiều thực phẩm, việc tiêu thụ nhiều đường ẩn có thể dẫn đến tăng đường huyết, gây biến chứng nguy hiểm.

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết. Vậy bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì? Nhóm chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm: carbohydrate, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất và nước. 
Thay vì kiêng khem quá mức, bệnh nhân nên tập trung vào việc xây dựng khẩu phần ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính: protein (đạm), lipid (mỡ) và carbohydrate (chất bột đường), vitamin và khoáng chất. Đồng thời, việc bổ sung chất xơ và rau củ quả cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe.  
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì
Thực phẩm người tiểu đường nên ăn

Thức ăn bổ sung tinh bột

Trong khẩu phần ăn hằng ngày, chúng ta sẽ không kiêng khem tinh bột. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều, khẩu phần ăn phù hợp cho người tiểu đường là cỡ một nắm tay cho mỗi bữa. 
Theo đó, người tiểu đường có thể bổ sung tinh bột theo cách sau:
  • Ưu tiên tinh bột có chỉ số đường huyết thấp (GI) như gạo lứt, khoai lang, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,…
  • Ăn lượng tinh bột vừa đủ, theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. 

Thực phẩm bổ sung chất béo

Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive,… Tỷ lệ năng lượng từ chất béo được khuyến nghị nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. 
Việc sử dụng chất béo không bão hòa giúp giảm lượng cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm độc tố, hỗ trợ các mô thần kinh và hormon, kiểm soát tình trạng viêm khớp, giúp hấp thu các vitamin A, D, E, K.

Rau củ quả giàu chất xơ

Người đái tháo đường nên ăn nhiều rau hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chứa chất béo.
Dưới đây là một số ví dụ về thực phẩm tốt cho người bị bệnh tiểu đường được đăng trên trang novi-health:
  • Trái cây: Táo, chuối, cam, việt quất, dâu tây, nho, kiwi, bưởi,… 
  • Rau: Rau lá xanh, cà rốt, bí đỏ, cà chua, bông cải xanh, khoai lang,… 
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc nguyên hạt,… 
  • Các loại hạt: Hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó, hạt chia,… 
  • Các loại đậu: Đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu Hà Lan,… 

Bệnh nhân nên hạn chế ăn gì?

Để giữ cho chỉ số đường huyết trong cơ thể duy trì ở mức an toàn hoặc gần an toàn, người tiểu đường nên hạn chế các loại thực phẩm sau:
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì
Thực phẩm người tiểu đường không nên ăn

Thức ăn chứa quá nhiều tinh bột

Tinh bột tinh chế là những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, chẳng hạn như bánh mì trắng, gạo trắng, mì ống trắng, đồ ăn nhanh,… 
Để hạn chế lượng tinh bột, người đái tháo đường nên tập trung vào các loại ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau củ có chứa ít tinh bột hơn, cũng như kiểm soát lượng chất nạp vào cơ thể trong khẩu phần mỗi bữa ăn.

Chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa thường có trong các loại thực phẩm động vật như thịt đỏ, phô mai, bơ, sữa béo, và các sản phẩm từ kem. Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa có thể gây ra tăng cholesterol xấu và tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch, mạch máu, điều này đặc biệt quan trọng đối với người bệnh tiểu đường.
Thay vào đó, người tiểu đường nên ưu tiên sử dụng các loại chất béo không bão hòa như: dầu olive, dầu hạt lúa mạch, hạt, và cá hồi.

Đồ ngọt và đồ uống có đường

Các loại đồ ngọt và đồ uống có chứa đường tinh khiết hoặc đường tự nhiên như fructose và glucose. Khi tiêu thụ, đường sẽ nhanh chóng làm gia tăng chỉ số đường huyết. Người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế hoặc tránh uống đồ uống có đường, chẳng hạn như soda, nước ngọt, nước trái cây đóng hộp,… Thay vào đó, nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm, nước uống không đường và chú ý đến chỉ số đường huyết của thực phẩm để duy trì mức đường huyết ổn định.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì
Đồ uống có đường làm gia tăng chỉ số đường huyết trong cơ thể
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Hãy áp dụng những bí quyết trên để xây dựng thực đơn cho người tiểu đường khoa học, đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh. 
Nếu bạn chưa biết bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì và phải xây dựng thực đơn cho người tiểu đường như thế nào là hợp lý dành cho người tiểu đường thì có thể tham khảo chương trình “Sống khỏe cùng đái tháo đường” của DiaB. Chương trình sẽ hướng dẫn bạn thay đổi lối sống, giúp bạn có thể tự tin sống khỏe cùng đái tháo đường chỉ sau 12 tuần trên cơ sở 4 yếu tố: Bệnh lý, dinh dưỡng, vận động, tinh thần. 
Nguồn tham khảo: 

DiaB – Hệ sinh thái toàn diện dành riêng cho người Đái tháo đường

▪️ Chương trình Hướng dẫn kiểm soát đường huyết thông qua Thay đổi lối sống
▪️ Ứng dụng thông minh: Thư viện kiến thức và quản lý sức khỏe Đái tháo đường
▪️ Cửa hàng trực tuyến sản phẩm chăm sóc sức khỏe Đái tháo đường

Liên hệ tư vấn: 0931 888 832

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Contact Me on Zalo