Chỉ số đường huyết của thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường.
Chỉ số đường huyết của thực phẩm là gì?
Chỉ số đường huyết của thực phẩm (glycemic index hay GI) là chỉ số cho biết loại thực phẩm có chứa carbohydrat có làm mức đường huyết tăng nhanh hay chậm. Các thực phẩm chứa carbohydrat được phân loại là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, trung bình hoặc cao, có giá trị từ 0 đến 1-100, thực phẩm làm tăng đường huyết càng chậm thì chỉ số đường huyết càng thấp.
Dựa vào chỉ số đường huyết, bệnh nhân có thể lựa chọn loại thực phẩm thích hợp để kiểm soát lượng đường trong máu. Thực phẩm có chỉ số đường huyết càng thấp thì càng ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu sau khi ăn.
Việc nắm rõ chỉ số đường huyết của thực phẩm mang lại nhiều lợi ích như:
- Điều chỉnh cân nặng
- Kiểm soát và ổn định chỉ số đường huyết
- Giảm cholesterol trong máu
Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của thực phẩm, bao gồm những yếu tố sau:
- Phương pháp chế biến: Quá trình xay xát, tán nhuyễn, nấu chín nhừ,… làm tăng chỉ số đường huyết; thực phẩm chiên, nướng có chỉ số đường huyết thấp hơn khi nấu chín vừa.
- Thời gian nấu: Thời gian nấu lâu hơn có thể dẫn đến tăng chỉ số đường huyết. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy gạo thông thường có chỉ số GI là 58 khi nấu trong 5 phút, thì chỉ số GI tăng lên 83 khi nấu trong 15 phút.
- Hàm lượng chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ không chứa nhiều carbohydrate tiêu hóa nên làm chậm tốc độ tiêu hóa do đó có chỉ số đường huyết thấp.
- Độ chín: Trái cây và rau quả chín có xu hướng có chỉ số đường huyết cao hơn trái cây chưa chín.
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường thường chỉ quan tâm đến loại thực phẩm (dựa vào chỉ số GI) mà bỏ qua lượng thực phẩm tiêu thụ. Thực chất, việc tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp có thể làm tăng nồng độ đường trong máu tương đương với một lượng nhỏ thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.
Khái niệm tải lượng đường huyết (glycemic load hay GL) cho biết lượng đường huyết sẽ tăng nhiều hay ít sau khi ăn một lượng thực phẩm nhất định. Dựa vào đó, bệnh nhân có thể điều chỉnh khẩu phần ăn thích hợp mà vẫn đảm bảo kiểm soát được đường huyết sau bữa ăn.
Như vậy, một khẩu phần ăn bao gồm các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết và tải lượng đường thấp thường sẽ có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, việc đạt được và duy trì cân nặng hợp lý, giữ lượng đường trong máu ở ngưỡng an toàn cũng là yếu tố cần được quan tâm để đảm bảo sức khỏe tổng thể cho bệnh nhân.
Chỉ số đường huyết được phân loại thành 3 nhóm
Chỉ số GI trong một số loại thực phẩm
Dựa vào chỉ số đường huyết, người ta phân loại thực phẩm thành 3 nhóm:
Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI từ 0 đến 55):
- Cơm – xôi – cháo: Cháo yến mạch thô
- Bánh mì: bánh mì đặc ruột, bánh mì đen (lúa mạch thô), bánh mì ngũ cốc, bánh mì cám yến mạch
- Bún – mì – phở: Bún tươi, mì udon, mì sợi khô đã trụng, bánh phở, miến đậu xanh đã trụng, bánh ướt
- Ngô, khoai: Bắp Mỹ luộc, khoai sọ luộc, khoai môn luộc, khoai mỡ luộc, khoai mì luộc, khoai từ luộc
- Đậu – Rau quả: Cà rốt nấu/sống, đậu lăng, đậu gà luộc, đậu đỏ, đậu Hà Lan luộc, đậu nành luộc, đậu trắng luộc, đậu phộng
- Bánh: Bánh Cake chuối (có đường), bánh xốp nướng táo làm từ yến mạch và nho khô, bánh pudding socola làm bằng sữa bột nguyên kem, bánh pudding sữa chua, bánh custard trứng sữa ít béo, bánh bông lan socola phủ sương
- Trái cây: đào sống (Canada), mãng cầu ta, kiwi, chuối, xoài sống, nho, cam, chà là tươi, dâu tây, mận, lê, táo, bưởi, quýt, đào khô, mơ khô, mứt dâu, mứt cam
- Nước ép trái cây không đường: nước ép cam, nước bưởi, nước ép thơm, nước ép táo,
- Sữa: sữa bột gầy, sữa bò tươi toàn phần, sữa Diabetcare – NutiFood, sữa bột tách béo (chất béo <1,5%), sữa bột béo, sữa bò tươi 3% chất béo, sữa đậu nành bổ sung canxi, sữa đậu nành
- Sản phẩm từ sữa: sữa chua vani, sữa chua trái cây, sữa chua, sữa chua dâu tây
Thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình (GI từ 56 đến 69):
- Cơm – xôi – cháo: cơm gạo nâu, cơm gạo lứt, cơm gạo mầm Vibigaba, xôi nếp ngỗng lứt, cháo ăn liền từ gạo, cháo hạt kê
- Bánh mì: bánh mì baguette, bánh mì lúa mạch
- Bún – mì – phở: mì spaghetti luộc 20 phút
- Ngô, khoai: khoai tây chiên, khoai lang luộc
- Đậu – Rau quả: bí đỏ luộc
- Bánh: Bánh quy lúa mì, bánh quy kem, bánh quy yến mạch, bánh xốp, bánh sừng trâu
- Trái cây: anh đào chín, thơm, vải thiều, đu đủ chín, đào sống (Italy), xoài chín, nho khô không hạt
- Nước ép trái cây không đường: nước ép nam việt quất
- Thực phẩm nhiều đường đơn: mật ong, nước ngọt/soda
Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI từ 70 trở lên)
- Cơm – xôi – cháo: cơm gạo tấm, cơm gạo tài nguyên, cơm gạo trắng, cơm gạo huyết rồng, xôi gạo nếp cái, xôi nếp ngỗng, cháo nấu từ gạo, cháo yến mạch rang và nấu loãng, cháo yến mạch ăn liền,
- Bánh mì: bánh mì trắng, bánh mì thô
- Bún – mì – phở: mì sợi tươi đã trụng
- Ngô, khoai: khoai tây nghiền, khoai tây luộc
- Bánh: bánh gạo, bánh quế, bánh donut, bánh quy, bánh cupcake
- Trái cây: dưa hấu, vải đóng hộp
- Thực phẩm nhiều đường đơn:đường kính, đường tinh luyện
Một số loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Những lưu ý khí xây dựng thực đơn cho người đái tháo đường
Việc lập kế hoạch sẵn những món ăn phù hợp dành cho bệnh nhân đái tháo đường góp phần mang đến những bữa ăn ngon miệng, giúp nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của thực phẩm đối với chỉ số đường huyết cũng như sự tuân thủ trong điều trị bằng thay đổi lối sống.
Khi lựa chọn và chế biến thực phẩm cho bữa ăn, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết từ thấp đến trung bình
- Thực phẩm đã chế biến sẵn thường có chỉ số đường huyết cao hơn thực phẩm thô, chẳng hạn như nước ép trái cây có chỉ số đường huyết cao hơn trái cây thông thường.
- Thực phẩm giàu chất béo hoặc chất xơ thường có chỉ số đường huyết thấp.
- Một số thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng, do đó bạn nên phối hợp với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để cân bằng.
- Phương pháp chế biến có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của thực phẩm
- Lưu ý đến chỉ số đường huyết cũng như giá trị dinh dưỡng của toàn bộ khẩu phần ăn bên cạnh việc quan tâm đến từng loại thực phẩm
Chế độ ăn cho người có chỉ số đường huyết cao thường bao gồm:
- Bổ sung nhiều loại rau không chứa tinh bột
- Bổ sung ít đường và ngũ cốc tinh chế
- Ưu tiên tiêu thụ thực phẩm thô thay vì thực phẩm chế biến sẵn
Thực đơn cho người đái tháo đường
Theo dõi đường huyết liên tục kết hợp với thay đổi chế độ dinh dưỡng
Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường là việc hướng dẫn cho bệnh nhân về thời điểm, món ăn và lượng thức ăn cần tiêu thụ để có được hàm lượng dinh dưỡng cần thiết nhưng vẫn duy trì chỉ số đường huyết ở mức mục tiêu.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cần cân nhắc đến mục tiêu, sở thích, lối sống và loại thuốc điều trị mà bệnh nhân sử dụng, do đó việc xây dựng kế hoạch thay đổi lối sống cần có sự theo dõi và giám sát của các chuyên gia đái tháo tháo đường để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Đo đường huyết liên tục kết hợp với thay đổi lối sống đã được chứng minh là làm giảm chỉ số HbA1c, tương đương với giảm 45% nguy cơ mắc các biến chứng do đái tháo đường.
Máy đo đường huyết liên tục được sử dụng ngày càng phổ biến, và được cho là một công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc theo dõi chỉ số đường huyết và ảnh hưởng của thực phẩm đối với nồng độ đường trong máu.
Bộ theo dõi đường huyết liên tục FreeStyle Libre là một trong các thiết bị đáp ứng được nhu cầu đo đường huyết liên tục của bệnh nhân đái tháo đường trong quá trình điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Đặc biệt, chỉ khi khách hàng khi mua hàng tại https://store.diab.com.vn/ sẽ được tặng 1 tài khoản theo dõi đường huyết cao cấp của DiaB cùng chương trình điều chỉnh dinh dưỡng cùng chuyên gia kéo dài trong vòng 14 ngày.
Theo dõi đường huyết liên tục kết hợp với điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Chương trình điều chỉnh dinh dưỡng tại DiaB giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của các loại thực phẩm đối với chỉ số đường huyết, điều chỉnh các bữa ăn hằng ngày thành các bữa ăn ổn định đường huyết.
Nếu bạn có thắc mắc về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường hoặc muốn kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn, hãy tham khảo chương trình thay đổi lối sống kết hợp với máy theo dõi đường huyết liên tục tại https://abbott.diab.com.vn/
Tham khảo:
- https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/enjoy-food/carbohydrates-and-diabetes/glycaemic-index-and-diabetes
- https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000941.htm#:~:text=Glycemic%20index%20(GI)%20is%20a,can%20affect%20the%20blood%20sugar.
- https://viendinhduongtphcm.org/Media/Tai_lieu_chuyen_mon/Dinh_duong_noi_khoa/GI_GL.pdf