Điểm danh 10 sai sầm trong chế độ ăn của người bị tiểu đường

Khi được chấn đoán mắc đái tháo đường, nhiều người đã ngay lập tức điều chỉnh lại chế độ ăn của mình. Đa số chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường đều không ăn đồ ngọt, không ăn hoa quả ngọt, chỉ ăn rau, không ăn thịt, cơm và cả bánh mì. Bên cạnh đó, một số người còn cho rằng khi dùng thuốc thì có thể ăn uống thoải mái. Và có rất nhiều quan niệm sai lầm về bệnh tiểu đường khác. Dưới đây là tổng hợp 10 sai lầm thường gặp trong chế độ ăn của người tiểu đường mà các chuyên gia dưỡng chia sẻ.

Bị tiểu đường vì ăn quá nhiều đường

Nguyên nhân gây ra tình trạng đái tháo đường rất đa dạng và phức tạp. Ngoài yếu tố gen thì béo phì, lạm dụng thuốc lá, rượu bia, căng thẳng trong thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh và mắc các biến chứng khi bị bệnh. Vì thế, bị tiểu đường vì ăn quá nhiều đường là không đúng.
Đường không phải là nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường
Đường không phải là nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường
Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh và chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường hợp lý là giải pháp ngăn ngừa các biến chứng đái tháo đường, chứ không đơn thuần là không ăn hay ăn ít đường là có thể kiểm soát tốt đường huyết. Nếu không thay đổi những thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày thì người đái tháo đường rất khó đạt đươc kết quả tốt trong việc kiểm soát đường huyết.

Không được ăn đồ ngọt

Trong chế độ ăn của người đái tháo đường cần chú ý đến thành phàn và tổng lượng calo của mỗi món ăn để tránh tình trạng tăng đường huyết. Các thực phẩm ngọt chứa đường như bánh quy, nước ngọt, thức ăn sẵn chứa nhiều muối đều được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn trong chế độ ăn của người tiểu đường.
Tuy nhiên, việc không được ăn đồ ngọt là quan niệm sai lầm. Bởi đường cũng là dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, đủ năng lượng để thực hiện các chức năng sống. Vì thế, một số thực phẩm có chứa chất tạo ngọt như aspartame, sodium cyclamate,… có vị ngọt nhưng lượng calo lại bằng 0 nên người tiểu đường có thể bổ sung và chế độ dinh dưỡng của mình.

Tuyệt đối không được ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao

Chỉ số đường huyết (GI) là chỉ số cần quan tâm khi chọn thực phẩm cho người đái tháo đường. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, không nên chọn lựa thực phẩm theo chỉ số GI một cách mù quáng mà cần phải lưu ý đến chỉ số tải đường huyết GL (glycemic load). Bởi đây là chỉ số hấp thụ tinh bột khi vào cơ thể, 1 đơn vị GL sẽ tương đương với 1g đường glucose được hấp thụ vào cơ thể.
dinh dưỡng cho người tiểu đường
Ưu tiên lựa chọn thực phẩm có chỉ số GL và GI thấp để kiểm soát đường huyết tốt hơn
Có thể khẳng định rằng, thực phẩm chứa chỉ số GL cao sẽ có nguy cơ làm tăng đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường. Vì thế, khi chọn thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm có chỉ số GL và GI thấp để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Không được ăn hoa quả vì sợ tăng đường

Khi bị tiểu đường, nhiều người đã loại bỏ hoa quả khỏi chế độ ăn của mình vì sợ tăng đường. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu hết các loại trái cây đều có chỉ số GI và GL thấp nên người đái tháo đường vẫn có thể ăn hoa quả với lượng vừa phải. 
Theo hiệp hội bệnh tiểu đường Mỹ, bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn hoa quả nhưng không nên uống nước ép. Nguyên nhân được đưa ra là do nước ép sẽ mất đi một số chất xơ quan trọng khiến phản ứng đường huyết cao hơn so với trái cây nguyên quả.

Ăn mướp đắng chữa bệnh tiểu đường

Việc ăn mướp đắng có thể hạ đường huyết và chữa bệnh tiểu đường cho đến nay vẫn chưa có nghiêm cứu và kết luận chuẩn xác nào. Vì thế, người đái tháo đường cần tuân thủ nghiêm túc các chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc và kiểm soát đường huyết, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, sinh hoạt hợp lý. Đồng thời không nên tin tưởng mù quáng vào các bài thuốc dân gian truyền miệng hay lưu truyền trên các trang mạng xã hội.
Chưa có cơ sở khoa học chứng minh ăn mướp đắng có thể chữa bệnh tiểu đường
Chưa có cơ sở khoa học chứng minh ăn mướp đắng có thể chữa bệnh tiểu đường

Ăn sữa chua giúp phòng chống bệnh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua là nguồn cung cấp lượng canxi dồi dào. Dù trong sữa chua có chứa đường nhưng tốc độ tăng đường huyết không cao nên có thể bổ sung sữa chua vào chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường.
Tuy nhiên, ăn sữa chua mỗi ngày liệu có thể phòng ngừa được biến chứng tiểu đường hay không đến nãy vẫn là một ẩn số. Bên cạnh đó, trong sữa chua còn chứa một lượng đường nhất định nên người đái tháo đường cần lưu ý không nên ăn quá nhiều.

Chất tạo ngọt sẽ gây ra bệnh tiểu đường

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các chất tạo ngột như aspartame, sodium cyclamate có vị ngọt nhưng gần như không chứa calo và không làm tăng đường huyết. Vì thế, người đái tháo đường có thể sử dụng chúng làm chất thay thế cho đường gia vị trong chế độ ăn của mình.
Ăn các loại thực phẩm không đường
Các loại thực phẩm không đường không đồng nghĩa với việc thực phẩm đó không chứa carbohydrate hoặc calo. Trên thực tế, có nhiều thực phẩm được gắn măc là “sản phẩm không đường” như ngũ cốc không đường, bánh quy không đường, bột củ sen không đường,… dù chúng không chứa đường nhân tạo nhưng vẫn có làm lượng cao tinh bột. 
Việc chỉ ăn các loại thực phẩm không đường để kiểm soát đường huyết là hoàn toàn không đúng
Việc chỉ ăn các loại thực phẩm không đường để kiểm soát đường huyết là hoàn toàn không đúng
Thành phần này sẽ làm tăng đường huyết trong máu với tốc độ tương đương với đường trắng. Vì thế, việc chỉ ăn các loại thực phẩm không đường để kiểm soát đường huyết là hoàn toàn không đúng.

Chỉ ăn rau xanh, không ăn thịt trong chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường

Chế độ ăn lành mạnh là yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường. Nếu bỏ thịt ra khỏi chế độ ăn hằng ngày sẽ khiến cơ thể thiếu đạm. Điều này có thể dẫn tới tình trạng giảm sức đề kháng, miễn dịch và khiến bệnh nhân dễ mắc thêm các bệnh truyền nhiễm khác.
Hiệp hội bệnh tiểu đường Mỹ cũng đã đưa ra nhận định rằng protein đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của người đái tháo đường. Vì thế, bệnh nhân cần nạp đủ protein cho cơ thể mỗi ngày từ thịt nạc, các loại đậu,….

Ăn ít hoặc bỏ ăn bữa chính

Ăn ít hoặc bỏ ăn bữa chính là quan niệm sai lầm trong chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường mà nhiều người đang mắc phải. Kiểm soát chế độ ăn uống là việc kiểm soát lượng calo dung nạp mỗi ngày chứ không đơn thuần là kiểm soát một loại thực phẩm nhất định. Bên cạnh đó, việc kiêng khem quá mức cũng có thể khiến tình trạng đường huyết thấp hoặc suy dinh dưỡng. Vì thế, một chế độ dinh dưỡng cân bằng, điều độ và hợp lý là điều cần thiết ở người đái tháo đường.
dinh dưỡng cho người tiểu đường
Máy đo đường huyết tại nhà
Ngoài lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, việc chủ động theo dõi đường huyết cũng là nhân tố quan trọng mà bệnh nhân đái tháo đường cần lưu tâm để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng. Bệnh nhân có thể sử dụng máy đo đường huyết để theo dõi chỉ số đường huyết ngay tại nhà. Đồng thời kết hợp với chương trình thay đổi lối sống – Sống khỏe cùng Đái tháo đường được phát triển bởi DiaB để giảm nguy cơ tiến triển các biến chứng do tiểu đường. 
Đến với chương trình, “Thay đổi lối sống, bệnh nhân đái tháo đường sẽ được:
  • Hướng dẫn chi tiết cách kiểm soát đường huyết ổn định khoa học, hiệu quả dựa trên thể trạng bệnh của mỗi người.
  • Hướng dẫn ứng phó và cách xử lý với các biến chứng do tiểu đường.
  • Tư vấn các giải pháp giảm thiểu tối đa các nguy cơ biến chứng tiến triển.
  • Hướng dẫn chế độ và thói quen ăn uống, vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa đáp ứng theo thói quen, sở thích mà không cần đến việc kiêng khem quá mức.
Trên đây là 10 sai lầm trong chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường. Những quan niệm này có thể khiến người đái tháo đường gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết và tăng nguy cơ mắc biến chứng. 
Nếu bạn hay người thân bị đái tháo đường, hãy tham khảo ngay chương trình “Sống khoẻ cùng Đái tháo đường” hoặc liên hệ ngay với các chuyên gia DiaB qua Hotline 0931 888 832 để được hướng dẫn tận tình về các giải pháp chăm sóc cũng như hạn chế các tiến triển của biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường. 
Nguồn tham khảo: 

DiaB – Hệ sinh thái toàn diện dành riêng cho người Đái tháo đường

▪️ Chương trình Hướng dẫn kiểm soát đường huyết thông qua Thay đổi lối sống
▪️ Ứng dụng thông minh: Thư viện kiến thức và quản lý sức khỏe Đái tháo đường
▪️ Cửa hàng trực tuyến sản phẩm chăm sóc sức khỏe Đái tháo đường

Liên hệ tư vấn: 0931 888 832

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Contact Me on Zalo